Giáo án Lớp 4A tuần 29 Trường TH Dụ Thượng

- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.

* Hs khá giỏi: Làm thành thạo các bài toán trong SGK.

* Hs yếu TB: Biết cách thực hiện bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai

 số đó.

- Giáo dục hs có ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4A tuần 29 Trường TH Dụ Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ I. Mục đích yêu cầu: - HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ) - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu đề nghị không lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước (BT4). * HSKG: Đặt được hai câu khiên khác nhau với hai tình huống đã cho ở bài tập 4. * HS yếu, TB: Biết đặt câu cầu khiến. - Giáo dục HS có ý thức nghiêm túc trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Một số tờ phiếu ghi lời giải bài tập 2, 3 - Nhận xét, phiếu bài tập 4. - HS: SGK, vở ghi, VBT. - DK: cá nhân, nhóm đôi, cả lớp. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên các con sông đã học ở bài 4 (tiết 57) - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Phần nhận xét: - Đoạn văn. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. - Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? 2.2. Ghi nhớ (SGK): - Lấy ví dụ về một yêu cầu đề nghị lịch sự. 2.3. Luyện tập: Bài 1: - Cho các câu khiến. - Lựa chọn cách yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: - Hướng dẫn HS lựa chọn yêu cầu đề nghị lịch sự. - Nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Tổ chức cho HS đọc đúng ngữ điệu câukhiến - Nhận xét, bổ sung. Bài 4: - GV: với mỗi tình huống có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự - Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - HS nêu tên các con sông đã học ở bài 4 (tiết 57) - HS đọc đoạn văn. - HS suy nghĩ làm bài. - HS báo cáo kết quả: + Lời yêu cầu của Hùng với bác Hai là bất lịch sự. +Lời của Hoa với bác Hai là yêu cầu lịch sự - Là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xư hô phù hợp. - HS nêu ghi nhớ SGK. - HS lấy ví dụ về lời yêu cầu, đề nghị lịch sự - HS nêu yêu cầu. - HS đọc câu khiến với ngữ điệu phù hợp. - HS chọn cách nói lịch sự: lời giải đúng là b, c. - HS nêu yêu cầu. - HS lựa chọn cách nói phù hợp, lịch sự; b, c, d. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu. - HS so sánh các cặp câu khiến. VD: * Lan ơi, cho tớ về với! (Lời nói lịch sự.) * Cho đi nhờ một cái. - (Lời nói bất lịch sự.) - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở, 1 vài HS làm bài vào phiếu. - HS nối tiếp đọc câu khiến đã đặt. VD: Bố ơi, bố cho con xin tiền mua một quyển sổ ạ! Khoa học Tiết 58: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT I. Mục đích yêu cầu: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. - Hs khá giỏi biết trình bày các câu hỏi. Hs yếu Tb biết làm bài 1, 2, trong VBT. - GD học sinh: Có ý thức chăm sóc cây cối xung quanh nơi mình sống. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình SGK, sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở các nơi khác nhau (khô hạn, ẩm thấp, dưới nước). - HS: SGK, vở ghi, Chuẩn bị cây theo nhóm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Kiểm tra bài cũ: - Thực vật cần gì để sống? - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau. MT: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm trưng bày và phân loại cây theo 4 nhóm: + Cây sống dưới nước + Cây sống trên cạn + Cây ưa ẩm + Cây sống được cả trên cạn và dưới nước - Nhận xét, tuyên dương nhóm HS làm tốt. - Kết luận: các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. 2.3. Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số loài cây ở những giai đoạn khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt. MT: Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây,ở những giai đoạn phát triển khác nhau ? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu của nước của cây. - Hình SGK trang 117. - Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? - Nêu một số ví dụ chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau? - Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kỳ phát triển của cây, cây mới có thể đạt năng suất cao . - Kết luận : Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cũng cần những lượng nước khác nhau 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài 59. - HS nêu. - Hs lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng tập hợp cây và cùng cả nhóm phân loại theo 4 nhóm, trưng bày. - HS các nhóm quan sát, nhận xét. - HS quan sát và trả lời: - Lúa đang làm đòng , lúa mới cấy . - HS lấy ví dụ: cây ngô ,cây mía ,cây ăn quả ... - 1, 2 học sinh nêu lại mục bạn cần biết Ngày soạn: 16/03/2014. Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 03 năm 2014 Toán Tiết 145: LUYỆN TẬP CHUNG. (Trang 152) I. Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. * HS khá giỏi: Biết làm thành thạo các bài tập trong SGK. * HS yếu, TB: Nắm được cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. - GDHS: Có ý thức thực hiện nghiêm túc trong tiết học. II. Chuẩn bị : - GV: CB phương án giải các BT - HS: Giấy nháp, vở ghi, bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi hs lên làm bài tập 4. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập: MT: Rèn kĩ năng giải toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. Bài 2 (152): MT: Rèn kĩ năng giải toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề. - Nêu các bước giải bài toán. - Chữa bài, nhận xét. Tóm tắt. ? Số T1: __ 738 Số T2: ________________________ ? Bài 4 (152): - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề. - Chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài 146. - HS làm bài tập 4 (tiết 144) - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - HS nêu các bước giải bài toán. - HS giải bài toánvào phiếu bài tập: Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 10 - 1 = 9 (phần) Số thứ nhất là: 738 : 9 = 82 Số thứ hai là: 738 + 92 = 820 Đáp số: Số thứ nhất: 82 Số thứ hai: 820 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - HS giải bài toán vào nháp Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Quãng đường từ nhà An đến hiệu sách là: 840 : 8 3 = 315 (m) Quãng đường từ hiệu sách đến trường là: 840 - 315 = 525 (m) Đáp số: 315 m; 525 m. Tập làm văn Tiết 57: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục đích yêu cầu : - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND nghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà( mục III). * HSKG: Lập được dàn ý có đủ 3 phần. * HS yếu và TB: Lập được dàn ý có thể chưa đầy đủ. - GD học sinh: Biết yêu quý các con vật nuôi trong nhà. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ SGK, tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà. - HS: SGK, vở ghi, giấy nháp. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Nhận xét: - Yêu cầu đọc bài văn. - Phân đoạn, nội dung của từng đoạn? - Nhận xét, bổ sung. 2.3. Ghi nhớ (SGK). 2.4. Luyện tập: - GV treo tranh ảnh một số con vật nuôi. - Hướng dẫn HS quan sát kĩ - Nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn . - Chuẩn bị bài sau. - Nêu lại cách tóm tắt tin tức (2 HS) - Hs lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS đọc bài văn, phân đoạn và xác định nội dung của từng đoạn. + Đoạn 1: Mở bài. - Giới thiệu về con mèo sẽ được tả trong bài. + Đoạn 2; 3: Thân bài. - Tả hình dáng và hoạt động và thói quen của mèo. + Đoạn 4: Kết bài. Cảm nghĩ về con mèo. - HS đọc ghi nhớ SGK. - HS quan sát tranh. - HS lựa chọn một con vật để quan sát kĩ, lập dàn ý cho bài văn miêu tả. - HS đọc dàn ý của mình. Địa lí Tiết 29: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG. (tiếp) I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung. + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển. + Các nhà máy khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. *HSKG: Giải thích tại sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển. Hs yếu Tb Giải tthích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá. - GD + GDBVMT: HS có ý thức tìm hiểu những kiến thức địa lý có ý thức bảo vệ, giữ vệ sinh khu du lịch. II. Đồ dùng dạy học: - GV:Bản đồ hành chính Việt nam, tranh ảnh một số điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, mẫu vật: đường mía. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung? 2. Dạy học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Hoạt động du lịch: - Hình ảnh sgk. - Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó làm gì? - Gv: Việc phát triển du lịch và tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân cho vùng này. 2.3. Phát triển công nghiệp: - Vì sao lại có các xưởng sửa chữa tầu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển? - Ngoài ra còn có các ngành sản xuất nào khác? - Gv giới thiệu cảng lớn: cảng Quảng Ngãi. 2.4. Lễ hội: - Nêu một số lễ hội mà em biết ở đồng bằng duyên hải miền Trung? - Gv đưa ra một số thông tin về lễ hội cá Ông - Nếu được đi du lịch em sẽ làm gì để khu du lịch ở đây được sạch đẹp hơn? 3. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - Gv nhận xét giờ học. - Hs nêu. - Hs chú ý nghe giảng. - Hs quan sát hình ảnh sgk. - Hs nêu. - Do có nhiều tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách. - Ngành sản xuất mía đường. - Hs nêu quy trình sản xuất mía đường. - Hs nêu.

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 29 lop 4A.doc
Giáo án liên quan