I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của hính chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
* Hs yếu, TB thực hiện được BT 1, 2. Hs khá giỏi thực hiện được BT 3, 4.
- Giáo dục hs chăm chú lắng nghe, và làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phương án giải các BT.
- HS: Vở ghi, bảng con, SGK.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 28 Trường TH Dụ Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo luận đóng vai.
- HS trình bày đóng vai.
- HS nhận xét.
- Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
Ngày soạn: 09/03/2014.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 03 năm 2014
Toán
Tiết 139: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- HS khá giỏi giải được BT 3, 4. HS yếu, TB thực hiện được BT 1, 2.
- HS nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phương án giải các BT.
- HS: SGK, bảng con, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập:
MT: Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 1(148):
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
?
S.bé: _____ 198
S.lớn: _____________________
Bài 2 (148):
- Hướng dẫn HS xác định các bước giải của bài.
- GV chữa bài, bổ sung.
Bài 3 (148):
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nêu lại các bước giải bài toán.
Bài 4(148):
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- GV gợi ý cho HS nhận biết tổng là nửa chu vi của hình chữ nhật.
- Chữa bài, nhận xét.
Ta có sơ đồ:
? m
Rộng: _____________
Dài __________________
? m
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu các bước giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS làm nháp.
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau:
3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54
Số lớn là: 198 – 54 = 144.
Đáp số: Số bé: 54
Số lớn: 144
- HS thực hiện giải tương tự.
- HS đọc đề bài.
- HS phân tích và giải bài toán:
Bài giải:
Tổng số HS của hai lớp:
34 + 32 = 66 ( em)
Số cây mỗi HS trồng là:
330 : 66 = 5 (cây)
Lớp 4 A trồng số cây là:
5 34 = 170 (cây)
Lớp 4B trồng số cây là:
5 32 = 160 (cây)
Đáp số: 4A: 170 cây
4B:160 cây
- HS tóm tắt và giải bài.
Bài giải :
Chu vi : 350 m
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
350 : 2 = 175 (m)
Chiều rộng là: 175: (3 + 4) 3 = 75 (m)
Chiều dài là: 175 - 75 = 100 (m)
Đáp số: Chiều rộng : 75 m.
Chiều dài : 100 m.
Tập làm văn
Tiết 55: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRAGIỮA HỌC KÌ II (tiết 6)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được định nghĩa và nêu được VD để phân biệt 3 kiểu câu đã học: Ai làm gì, Ai thế nào, Ai là gì? (BT 1).
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhận vật trong bài tập đọc đã hcọ, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
* Hs khá giỏi: Viết được đoạn văn ít 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học (BT3). Hs yếu làm được bài tập 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Phiếu lời giải bài 1, phiếu nội dung bài 2.
- Hs: Vở ghi, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs nêu các kiểu câu đã học.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- Tổ chức cho HS làm bài .
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm bài:
+ Đọc từng câu, xem mỗi câu thuộc kiểu câu gì.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS viết đoạn văn.
- Lưu ý HS: sử dụng các câu kể khi viết.
- GV và HS cả lớp nhận xét, chấm một vài đoạn văn, khen ngợi những HS có bài viết tốt.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu các kiểu câu kể đã học.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS các nhóm làm bài, mỗi thành viên viết một câu kể.
- Các nhóm trình bày bài.
+ Các kiểu câu kể.
+ Nêu ví dụ từng loại câu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài.
- HS báo cáo kết quả:
+ Câu 1: Kiểu câu kể Ai là gì?- Giới thiệu nhân vật “tôi”
+, Câu 2: Kiểu câu kể Ai làm gì?
- Kể hoạt động của nhan vật “ tôi”
+ Câu 3: Kiểu câu Ai thế nào?
- Kể đặc điểm trạng thái
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết.
Luyện từ và câu
Tiết 56: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
(Đề, đáp án của nhà trường)
Khoa học
Tiết 56: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng: Các kĩ năng quan sát và thí nghiệm.
- Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần: Vật chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Một số đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm như : cốc, túi ni lông, miếng xốp,...
- HS: SGK, vở ghi, các sản phẩm để trưng bày trong tiết học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hướng dẫn ôn tập:
2.1. Triển lãm:
MT: Hệ thống lại những kiến thức đã học phần Vật chất và năng lượng. Củng cố kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung này. HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- GV thống nhất các tiêu chí đánh giá.
+ Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn.
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra.
- Nhận xét.
2.2. Nội dung thực hành: (SGK).
- Ước lượng thời gian trong ngày dựa vào bóng của vật dưới nắng.
- GV bao quát, giúp đỡ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Kiểm tra VBT.
- Hs trưng bày tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất...
- HS tham quan khu triển lãm của các nhóm khác.
- HS cùng trao đổi, nhận xét.
- HS nêu phần thực hành.
- HS biết cách ước lượng thời gian trong ngày dựa vào bóng của vật dưới nắng.
Ngày soạn: 09/03/2014.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 03 năm 2014
Toán
Tiết 140: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- Hs khá giỏi thực hiện được các BT theo các bước đã học.
- Hs yếu Tb biết làm bài tập 1, 2.
- Giáo dục hs chú ý làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Hệ thống câu hỏi.
- Hs: Giấy nháp, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Hướng dẫn luyện tập:
MT: Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Bài 1(149):
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Nêu lại các bước giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
? m
Đoạn 2: _______ 28m
Đoạn 1 : __________________
? m
Bài 2 (149): HDHS thực hiện tương tự
Bài 3 (149):
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- GV gợi ý: Số lớn giảm 5 lần thì được số bé. Số lớn gấp mấy lần số bé?
- GV chữa bài, nhận xét.
Ta có sơ đồ:
?
S.bé: ___
S.lớn:___________________ 72
?
Bài 4 (149):
- Hướng dẫn xác định dạng toán.
- Gợi ý để HS đặt đề toán.
- Nhận xét, cho điểm.
4, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs hát.
- 1 HS nêu.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS giải bài toán:
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ hai dài là:
28 : 4 = 7 (m)
Đoạn thứ nhất dài là:
28 - 7 = 21 (m)
Đáp số: 7 m; 21 m.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định được tỉ số của hai số đó.
- HS giải bài toán.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau:
1 + 5 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 – 12 = 60
Đáp số: Số bé: 12
Số lớn: 60
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự đặt đề toán theo sơ đồ.
- HS giải bài toán.
Bài giải:
? l
Thùng 1: _____ 180 l
Thùng 2: ________________
? l
Tổng số phần bằng nhau:
1 + 4 = 5 (phần)
Thùng 1 đựng số lít dầu là :
180 : 5 = 36( l)
Thùng 2 đựng số lít dầu là :
180 – 36 = 144 (l)
Đáp số : 36 l ; 144l.
Tập làm văn
Tiết 56: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
(Đề, đáp án của nhà trường)
Địa lí
Tiết 28: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thuỷ hải sản
*HSKG: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển. Hs yếu Tb biết chú ý lắng nghe giảng bài.
- Giáo dục hs có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh có ND liên quan đến bài học.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi hs nêu nội dung bài cũ.
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển:
- Gv giới thiệu trên bản đồ:
+ Tuyến đường giao thông chạy dọc duyên hải miền trung đến thành phố Hồ Chí Minh
+ Giới hạn đồng bằng duyên hải miền trung.
- Lược đồ sgk, trả lời các câu hỏi.
+ Nêu đúng tên và chỉ đúng vị trí đồng bằng.
+ Nhận xét về các đồng bằng.
- Gv: các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
2.3. Khí hậu có sự khác biệt giữa các khu vực phía bắc và phía nam.
- Hình 1 sgk.
- Khí hậu ở đây nh thế nào?
- Vì sao có sự khác biệt đó?
- Nêu đặc điểm khí hậu của đồng bằng duyên hải miền trung?
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học, chuẩn bị bài cũ.
- Nêu nội dung của bài học trước
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát bản đồ.
- Hs xác định lại vị trí đồng bằng và các tuyến đường giao thông chay qua đồng bằng.
- Hs quan sát lược đồ sgk.
- Hs thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sgk.
- Hs quan sát hình 1 sgk.
- Hs gọi tên các dẫy núi: Bạch Mã, đèo Hải Vân...
- Khí hậu có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam.
- Vì do dãy núi Bạch Mã chắn ngang giữa Huế và đà Nẵng.
- Hs nêu.
File đính kèm:
- Giao an tuan 28 lop 4A.doc