A.Mục tiu:
-Đọc trơn lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn vớI giọng kể chậm ri, cảm hứng ca ngợi.
-Hiểu ý nghĩa cu chuyện: Ca ngợI ch b Nguyễn Hiền thong minh cĩ ý chí vượt khó nên đ đỗ trạng nguyên lúc mớI 13 tuổi.
A. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ nộI dung bài TĐ.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4A Tuần 11 Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruyện đã chuẩn bị
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị cuộc trao đổi ( chọn bạn, chọn đề tài) như thế nào.
- Treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật có nghị lực, có ý trí vươn lên trong sách, truyện.
Nhân vật trong các bài của SGK
Nguyễn Hiền, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy ứng, Nguyễn Ngọc ký,…
Nhân vật trong sách, truyện lớp 4.
Niu-tơn ( Cậu bé niu-tơn), Ben ( Cha đẻ của điện thoại), Kỉ Xương( Kỉ Xương học bắn), Rô-bin-xơn (Rô-bin-xơn ở đảo hoang), Hốc-king ( người khuyết tật vĩ đại), Trần Nguyên Thái ( cô gái đạt 5 huy chương vàng), Va-len-tin Di-cun ( Người mạnh nhất hành tinh)…
- Gọi HS nói nhân vật mình chọn
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Cho 1 HS giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi theo gợi ý SGK.
VD :Về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật ( những khó khăn khác thường): …Từ một cậu bé mồ côi cha phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành “vua tàu thuỷ “.
+ Nghị lực vượt khó:…ông Bạch Thái Bưởi kinh docnh đủ nghề, có lúc mất trắng tay vẫn không nản chí.
+ Sự thành đạt:Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, người pháp, thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Oâng được gọi là” một bậc anh hùng kinh tế”.
- Gọi HS đọc gợi ý 3.
- Gọi 2 cặp HS lên thực hiện hỏi- đáp
H: Người nói chuyện với em là ai?
H: Em xưng hô như thế nào?
H: Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân em gợi chuyện?
HĐ3 : Thực hành trao đổi.
- Yêu cầu từng cặp HS thực hiện, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi và thống nhất dàn ý đối đáp.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm cho các nhóm.
- Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
- GV theo dõi và nhận xét, đánh giá các nhóm.
4. Củng cố: - GV nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi với người thân “Nắm vững mục đich trao đổi. Xác định đúng vai. Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên”
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà viết lại vào vở cuộc trao đổi ở lớp.
********************************
Thứ năm ngày tháng năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, HS:
- Hiểu thế nào là tính từ.
- Tìm được tính từ trong đoạn văn.
- Biết cách sử dụng tính từ khi nói hay viết.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn từng cột ở bài tập 2.
- HS xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- Học:
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng.
1.Tìm động từ trong câu sau
Bố em vừa cày xong thửa ruộng.
2.Đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ1: Nhận xét rút ghi nhớ.
- Gọi 1- 2 HS đọc truyện Cậu học sinh ở Aùc-boa
- Yêu cầu 1HS đọc phần chú giải ở SGK.
H: Câu chuyện kể về ai?
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu và ghi kết quả vào phiếu bài tập, gọi 2 em lên bảng làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét trên bảng.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng: HĐ1: Nhận xét rút ghi nhớ.
- Gọi 1- 2 HS đọc truyện Cậu học sinh ở Aùc-boa
- Yêu cầu 1HS đọc phần chú giải ở SGK.
H: Câu chuyện kể về ai?
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu và ghi kết quả vào phiếu bài tập, gọi 2 em lên bảng làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét trên bảng.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng: HĐ1: Nhận xét rút ghi nhớ.
- Gọi 1- 2 HS đọc truyện Cậu học sinh ở Aùc-boa
- Yêu cầu 1HS đọc phần chú giải ở SGK.
H: Câu chuyện kể về ai?
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu và ghi kết quả vào phiếu bài tập, gọi 2 em lên bảng làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét trên bảng.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
a) Tính tình tư chất của cậu bé Lu-i:
b) Màu sắc của sự vật:
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật.
GV chốt: Những từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
H: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
H:Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào?
GV chốt: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật cũng được gọi là tính từ.
H: Vậy tính từ là gì?
- GV ghi bảng:
Ghi nhớ: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động,
trạng thái,…
HĐ2: Luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Gọi HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài1: Các tính từ trong các đoạn văn:
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh mảnh.
Bài 2: Gọi Hs đọc yêu cầu.
H: Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư chất thế nào?
- Yêu cầu HS đặt câu.
GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
H: Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
*******************************
TOÁN
ĐỀ – XI – MÉT – VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết 1 dm2 = 100cm2 và ngược lại.
+ Biết đọc, viết và so sánh số đo diện tích theo đơn vị đo đề – xi – mét- vuông.
+ Biết mối quan hệ giữa xen - ti- mét vuông và đề – xi- mét vuông.
- Vận dụng các đơn vị đo xen - ti- mét vuông và đề –xi- mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
- Các em có ý thức tính cẩn thận, chíh xác trong toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vẽ sẵn bảng hình vuông có diện tích 1dm2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định: Ổn định.
2. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập ở tiết trước và kiểm tra vở bài tập về nhà của các em khác.
1326 34500 1450
x 300 x 20 x 800
397800 690000 1160000
* Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn tập về xăng - ti- mét
+ GV nêu yêu cầu: Vẽ 1 hình vuông có diện tích là 1cm2.
H: 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét?
HĐ2 : Giới thiệu đề-xi-mét vuông.(dm2).
a. Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
- GV treo hình vuông có diện tích là 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông.
Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm2
- Yêu cầu HS thực hành đo cạnh của hình vuông.
- GV: Vâïy 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm.
- GV nêu: Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm2.
- GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên.
b. Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông.
+ GV nêu bài toán: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm.
H: 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét?
-GV :Vậy hình vuông cạnh 10 cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm.
H: Hình vuông có cạnh 10cm có diện tích là bao nhiêu? Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu?
- GV: Vậy 100cm2 = 1dm2
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
HĐ3: Luyện tập
- Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu các bài tập.
- Cho HS lần lượt làm từng bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Sửa bài chung cho cả lớp. Yêu cầu đổi vở chấm đúng/ sai.
- Yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
Bài 1: Đọc ( HS làm miệng)
32 đề-xi-mét vuông; 911 đề-xi-mét vuông đề-xi-mét vuông; 1952 đề-xi-mét vuông; 492000 đề-xi-mét vuông.
Bài 2: ( HS làm phiếu BT)
- Gv phát phiếu cho HS
- Nhận xét và sửa bài cho cả lớp.
Đọc
Viết
Một trăm linh hai đề-xi-mét vuông
102dm2
Tám trăm mười hai đề-xi-mét vuông
812dm2
Một nghìn chín trăm sáu mươi chín đề-xi-mét vuông
1969dm2
Hai nghìn tám trăm mười hai đề-xi-mét vuông
2812dm2
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1dm2= 100cm2
100cm2= 1 dm2
48dm2= 4800cm
2000cm2 = 20 dm2
Bài 4: Điền dấu .
210cm2 = 2dm210cm2
6dm23cm2 = 603cm2
1964cm2 > 19dm250cm2
2001cm2 < 20dm210cm2
+ Yêu cầu HS điền dấu và giải thích.
Bài 5:
+ Yêu cầu HS tính diện tích của từng hình, sau đó ghi đúng, sai vào ô trống.
+ GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương.
- Yêu cầu HS làm trên phiếu học tập.
- 1 em lên bảng làm.
a) Hình vuông và hình chữ nhật có diện tích bằng nhau.
b) Diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật không bằng nhau.
c) Hình vuông có diện tích lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
d) Hnh chữ nhật có diện tích bé hơn diện tích hình vuông.
Đáp án: Câu a đúng ; câu b,c,d sai.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhấn mạnh chỗ HS hay sai.
- Dặn HS làm bài luyện thêm ở nhà.
*************************************
File đính kèm:
- TUAN 11.doc