I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ ghi trong bài
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
GDKN: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 6 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài. Một em làm trên bảng phụ để chữa bài.
- GV chấm bài, kết luận
Đáp số :415 km
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ
- GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng
I .Mục tiêu:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm trung thực- tự trọng; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng trung theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ vật
- Viết 5 danh từ riêng là tên của người, sự vật xung quanh
Gv nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài tập
- HS đọc thầm đề bài và làm bài tập vào vở. GV phát phiếu cho 3 em của ba tổ làm bài
- Cả lớp và gv nhận xét :Tự hào, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào,...
Bài 2: HS đọc yêu cầu và tự nối. Một HS lên bảng chữa bài:
+ Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó (trung thành )
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi (trung kiên )
+ Một lòng vì việc nghĩa (trung nghĩa )
+ ăn ở nhân hậu, thành thật trước sau như một (nhân hậu )
+ Ngay thẳng, thật thà (trung thực )
Bài 3: HS đọc nội dung đề bài
- HS thảo luận theo cặp làm bài, 1 em làm ở bảng phụ để chữa bài:
a) Trung có nghĩa là ở giữa : Trung thu, trung bình, trung tâm
b) Trung có nghĩa là một lòng, một dạ: Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Bài 4: HS suy nghĩ đặt câu
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc bài của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét
C. Củng cố, dặn dò: nhận xét tiết học
_____________________________
Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I.Mục tiêu:
- Nêu cách phòng chống một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời.
II.Đồ dùng dạy học: Hình trang 26, 27 SGK
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
? Nêu một số cách bảo quản thức ăn?
- Nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Quan sát các hình 1, 2 trang 26 sgk, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
-Thảo luận các nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
Kết luận chung: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi -ta- min D sẽ bị còi xương, thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ
- Kể được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Hoạt động 3: Thảo luận về cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếudinh dưỡng
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Kết luận : Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như :
+Bệnh quáng gà ,khô mắt do thiếu vi- ta- min A
+Bệnh phù do thiếu vi- ta- min B
+Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi- ta- min C
- Đề phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi
Bước 1: - GV chia lớp thành hai đội . Mỗi đội cử ra một đội trưởng
Bước 2: Cách chơi và luật chơi:
Đội 1 nói : Thiếu chất đạm , Đội 2 nói : Sẽ bị suy dinh dưỡng
Đội 2 lại nói :Thiếu I - ốt. Đ ội 1 trả lời :Dễ bị bướu cổ
Đội nào nói sai sẽ hỏi tiếp câu hỏi
- Kêt thúc trò chơi : GV tuyên dương đội thắng cuộc
C. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc mục bạn cần biết
- GV nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Sinh hoạt lớp: Sơ kết hoạt động tuần 6; triển khai kế hoạch tuần 7.
II. Hoạt động dạy học:
1. Sơ kết tuần 6:
- Tổ cờ đỏ báo cáo kết quả kiểm tra.
- GV nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần.
* Ưu điểm:
+ Về chuyên cần, giờ giấc: Đi học đúng giờ; trong tuần không có bạn nào vắng học.
+ Về học tập: lớp học khá sôi nổi, có tiến bộ về ý thức chuẩn bị bài và trình bày vở. Một số em có tiến bộ trong tuần như: Anh, Trà.
Một số em đã tham gia giải toán trên mạng: Ly, Huyền, Tuấn,…
+ Về trực nhật, vệ sinh: Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
+ Về thể dục- Đội sao: Tham gia đầy đủ các hoạt động; khăn đỏ, mũ ca lô đầy đủ.
* Tồn tại: ý thức học bài cũ còn yếu, một số em không chuẩn bị bài trước khi đến lớp ( Ngân, Thông, Bình, …)
+ Trình bày, chữ viết chưa đẹp (ý, Thông, Ngân,..).
- Cho học sinh tự thống kê các lỗi mắc phải trong tuần.
- GV xếp loại cá nhân HS và các tổ.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 7:
- Thực hiện tốt nề nếp học tập, nội quy lớp đề ra.
- Luyện chữ viết, trình bày vở đúng yêu cầu.
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ.
- Mặc đồng phục, khăn mũ đúng quy định.
- Tiếp tục tham gia giải toán, Tiếng Anh trên mạng.
________________________________
HĐGDNGLL: Em làm vệ sinh và trang trí lớp học
Phần 1: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động 3: Em làm vệ sinh và trang trí lớp học
1. Mục tiêu hoạt động:
- HS biết làm vệ sinh và trang trí lớp học
- Giáo dục hs có thói quen lao động và hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc tự bỏ sức để lao động.
2. Qui mô hoạt động: Tổ chức theo lớp
3. Tài liệu và phương tiện:
Các dụng cụ phục vụ lao động vệ sinh: chổi, cào , giẻ lau, chậu nước,…
4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (như đã dặn ở tiết trước)
Bước 2:
- Từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công
- Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp cùng trang trí lớp học:
+ Bố trí gọn gàng khu vực để mũ, áo mưa.
+ Treo tranh ảnh trang trí lớp.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, khen cả lớp đã hoàn thành tốt công việc được giao. Khuyến khích HS bảo vệ thành quả lao động của mình, giữ gìn cho lớp học luôn khang trang, sạch đẹp.
Địa lí
Tây Nguyên
i.Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu ở Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô
Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS khuyết tật nghe bạn nói và làm theo bạn.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, lược đồ
- Tranh ảnh về Tây Nguyên
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra
1HS đọc ghi nhớ bài “ Trung du Bắc Bộ”
B. Dạy bài mới
Hoạt động 1.Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng
* Làm việc cả lớp
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn ,gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
- HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong sgk và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam
- Gọi một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam .
* Làm việc theo nhóm
GV giới thiệu 4 cao nguyên, HS thảo luận nhóm
Nhóm 1:Cao nguyên Đắc Lắc
Nhóm 2 :Cao nguyên Kom Tum
Nhóm 3:Cao nguyên Di Linh
Nhóm 4 :Cao nguyên Lâm Viên
Hoạt động 2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô
* Làm việc cá nhân
-Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2
+ Buôn Ma Thuột mùa mưa có những tháng nào ?mùa khô vào những tháng nào ?
+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ?
- Mô tả cảnh mùa mưa va mùa khô ở Tây Nguyên
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp
- HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí ,địa hình và khí hậu của Tây Nguyên
Củng cố ,dặn dò HS đọc ghi nhớ SGK
GV nhận xét giờ học
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến ( T.2)
I.Mục tiêu
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống
- Biết tôn trọng ýkiến của những người khác
- HS khuyết tật nghe bạn nói và làm theo bạn.
ii:Hoạt động daỵ học
Hoạt động1. Em sẽ nói như thế nào
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận cách giải quyết các tình huống sau.
Tình huống1:Bố mẹ em chỉ muốn em tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao.Em sẽ nói với bố mẹ thế nào?
Tình huống2:Bố mẹ cho em tiền mua một quyển sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào?
- Các nhóm thảo luận và đưa ra các ý kiến. Gv nhận xét kết luận.
+Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào?
Hoạt động 2. Trò chơi phóng viên
Cách chơi :Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo câu hỏi trong SGK
GV kết luận :Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình
Hoạt động 3. HS vẽ tranh, viết bài viết( bài tập 4SGK)
Kết luận chung : Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng
Hoạt động nối tiếp.
HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ của lớp, của trường.
Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị, về những vấn đề có liên quan đến bản thân em.
.
Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( T.1)
I.Mục tiêu
- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khuyết tật nhìn bạn làm và làm theo bạn
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu
- 2 mảnh vải giống nhau, mỗi mảnh vải 20 cm x 30 cm
- Chỉ, kim, kéo, thước.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1.Giới thiệu
Họat động 2.Hướng dãn HS quan sát và nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu.
? Nhận xét đường khâu và các mũi khâu? ( Cách đều nhau, mặt phải úp vào nhau.)
Hoạt động 3 . HD thao tác kĩ thuật.
Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK.
? Nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? ( Vạch dấu; khâu lược, khâu ghép,…)
- Gọi 1HS lên thao tác – Nhận xét.
- GV làm mẫu và hướng dẫn – HS theo dõi.
- HS ghi nhớ – Nhắc lại các bước.
Hoạt động 4. Thực hành
Gv cho Hs thực hành trên vảI Gv theo dõi hướng dẫn.
Nhận xét dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 thực hành tiếp.
GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Giao an 4 tuan 6.doc