Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 5

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể chậm rãi, ca ngợi tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

 - Đọc hiểu: +Từ :bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh (SGK/tr47).

 + Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Chôm lo lắng.thóc giống của ta.” /tr25.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m sóc thóc mà thóc chẳng nảy mầm.( đoạn 2 – 2 dòng tiếp) ...... - Mỗi đoạn văn trong bài kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện. - Hết một đoạn vă cần chấm xuống dòng. HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ. VD : Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu tại sao lại mở.Cô bé thoáng thấy bên trong những thỏi vàng lấp lánh, Ngẩng lên, cô chợt thấy từ phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chắc đây là tay nải của bà cụ.....Cô lễ phép chào và đưa tay nải cho cụ.... C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau : Trả bài văn viết thư. Tiết 2: Thể dục (Giáo viên chuyên day) Tiết 3: Toán Biểu đồ (tiếp - SGK tr/30.) 1.Mục tiêu: - Bước đầu HS nhận biết về biểu đồ cột, đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột, bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích số liệu trên biểu đồ cột, xử lí và hoàn thiện biểu đồ đơn giản. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2.Chuẩn bị: Biểu đồ tranh /tr 28, 29. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra:- GV hỏi lại bài 2 . B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học. HS TL các câu hỏi đã học. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ1: Giới thiệu biểu đồ cột. GV giới thiệu như hướng dẫn SGK/ tr 30 về số cột, các nội dung biểu hiện trên các hàng và cột. GV cho HS đọc các thông tin trên biểu đồ. VD : - Hàng dưới cho ta biết điều gì? HĐ2: Hướng dẫn thực hành. GV tổ chức cho HS thực hành các bài tập/tr 31, 32. Bài1 /tr 31: GV cho HS thảo luận theo cặp, TLCH. VD :- Những lớp nào tham gia trồng cây? Bài 2 /tr 32: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với biểu đồ, viết tiếp các thông tin còn thiếu vào biểu đồ, TLCH, báo cáo lại kết quả thực hành. HS thực hành theo hướng dẫn của GV. HS hiểu : Hàng dưới ghi tên của các thôn : thôn Đoài, thôn Trung, thôn Đông, thôn Thượng. Các số ghi bên trái của biểu đồ chỉ số chuột : từ 0 đến 3000 con. ...SGK/tr 30. HS đọc, thực hành trên biểu đồ, TLCH theo cặp. a, Những lớp tham gia trồng cây: 4A, 4B, 5A, 5B, 5C. b, Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 5B trồng được 40 cây. .... VD : Số lớp Một của năm học 2003-2004 nhiều hơn số lớp học của năm 2002-2003 là 3 lớp. C. Củng cố, dò: - Nhận xét giờ học. - Ôn bài. - Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập. Tiết 4: Sinh hoạt Sinh hoạt lớp. 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 5, đề ra phương hướng hoạt động tuần 6. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ. 2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu diểm: - HS thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Ban cán sự lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành lớp. - Tham gia hoật động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp. - Cá nhân HS đã mua sách vở bổ sung đủ. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.Tiêu biểu : Hiền - Uyên; Đặng Hiền – Bùi Linh. *Tồn tại: - Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Thị Lan Hương, Nguyễn Văn Tiến, Tạ Văn Sơn, Mai Ngọc Hiếu. - Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả, còn có hiện tượng chơi bi trong giờ truy bài : Hùng, Long. - Chưa thực hiện nghiêm túc việc xếp hàng ra vào lớp. - Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm: Hiếu, Nụ, Nội, Tiến... b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. - Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp. - Thu, nộp các khoản quỹ đầu năm. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS trong học tập và rèn luyện đạo đức. Chiều: Tiết 1: Khoa học Ăn nhiều rau, quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. (SGK/tr 22). 1. Mục tiêu: - HS hiểu vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín, sử dụng thực phẩm sạch, an toàn. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích một số vấn đề khoa học, liên hệ thực tế, kĩ năng lựa chọn và làm sạch thực phẩm. - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, biết sử dụng thực phẩm sạch, an toàn. 2.Chuẩn bị: Tranh, ảnh các loại thực phẩm, thẻ chữ. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Vì sao nên sử dụng hợp lí các chất béo? - Nêu vai trò của muối i-ốt, tác hại của việc ăn mặn? B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra. b, Nội dung chính: HĐ1: Tìm hiểu vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín. GV cho HS quan sát tranh SGK/tr 22, nói về loại quả hàng ngày các em thường dùng , nêu thông tin về các loại quả có trong hình, thảo luận, TLCH. - Tại sao hàng ngày chúng ta nên ăn nhiều rau, quả chín? HĐ2: Tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch, an toàn. HS thi theo nhóm, nhóm nào nêu được đúng tiêu chuẩn theo yêu cầu nhóm đó sẽ thắng. * Kết luận : Thông tin cần biết mục 1 /tr23. HĐ3 : Thảo luận các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. - Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta cần làm gì? GV cho HS liên hệ chế độ dinh dưỡng hợp lí các loại thức ăn và dưỡng chất, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. * Kết luận : Thông tin cần biết mục 2/tr23. GV cho HS giỏi thực hiện tuyên truyền vệ sinh dinh dưỡng. -...đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại chất béo cho cơ thể... -....phòng bệnh biếu cổ, đảm bảo cho cơ thể phát triển cả về thể lực và trí tuệ. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động. HS liên hệ thực tế, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 22, thảo luận, TLCH. VD : Các loại rau quả thường ăn : rau muống, rau cải..., quả táo, quả cam... -...cung cấp đủ các loại vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể... HS thảo luận theo nhóm. - Tiêu chuẩn thực phẩm sạch, an toàn : + Thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng, được nuôi trồnh và bảo quản hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hoá chất...../tr 23. HS đọc, nhắc lại. HS làm việc theo cặp. - Chọn thức ăn tươi sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ; Dùng nước sạch để rửa thực phẩm.../tr 23. HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ. HS liên hệ chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tuyên truyền thực hiện chế độ ăn uống khoa học. C. Củng cố, dặn dò: - Vì sao phải ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch, an toàn? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau : Một số cách bảo quản thức ăn. Tiết 2: TIếng việt* Luyện tập : Cốt truyện. 1. Mục tiêu: - Củng cố về cốt truyện và cấu tạo của cốt truyện. - Rèn kĩ năng sắp xếp các sự kiện chính tạo nên cốt truyện, kể lại câu chuyện dựa vào cốt truyện. - Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực, biết thông cảm giúp đỡ bạn nghèo (qua câu chuyện kể Chiếc áo rách). 2. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các chi tiết chính trong câu chuyện Chiếc áo rách (Truyện đạo đức lớp 4). 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HĐ2 : Định hướng nội dung học tập - Ôn khái niệm về cốt truyện: + Cốt truyện là gì? + Cốt truyện gồm có mấy phần, nêu tác dụng của từng phần? - Vận dụng sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự diễn biến câu chuyện, kể lại truyện. HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành . Bài 1: Kể lại câu chuyện Cây khế. - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. HSG thực hiện thêm yêu cầu : Nhận xét về nhân vật trong truyện qua hành động. Bài 2 : Sắp xếp các chi tiết truyện theo đúng diễn biến và kể lại câu chuyện Chiếc áo rách. GV treo bảng phụ , cho HS sắp xếp lại các sự việc chính theo diễn biến của cốt truyện, kể lại chuyện. GV cho HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS nhớ lại các kiến thức đã học,TLCH. + Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho câu chuyện. + Cốt truyện gồm ba phần : Phần mở đầu ( khơi nguốn cho các sự việc tiếp theo) ; Phần diễn biến ( các sự việc diễn biến...làm bộc lộ tính cách của nhân vật, ý nghĩa câu chuyện) ; Phần kết thúc ( kết quả của câu chuyện). HS kể chuyện, nhận xét, bổ sung nội dung truyện kể, góp ý cách kể. - Những kẻ tham lam, độc ác như người anh trong câu chuyện cuối cùng phải chịu hậu quả thích đáng... HS sắp xếp lại các sự việc theo đúng diễn biến câu chuyện, kể lại truyện. HSKG kể trước một, hai lần. HS kể theo cặp, kể trước lớp. * ý nghĩa: - Câu chuyện muốn khuyên ta phải biết yêu thương, san sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn. 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Kể chuyện cho cả nhà nghe. Tiết 3: Hoạt động tập thể. Văn nghệ theo chủ đề : Mái trường thân yêu. 1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát theo chủ đề Mái trường thân yêu. - Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá. 2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể. *Văn nghệ theo chủ đề : Mái trường thân yêu. GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề : VD : + Mái trường thân yêu. + ở trường cô dạy em thế. + Ngày đầu tiên đi học. + Hôm qua em tới trường. ... GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá các tiết mục theo màu hoa, tổng kết cuộc thi , trao phần thưởng, động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động. HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia. HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó. VD : Em yêu mái trường vì nơi đó có thầy cô và các bạn. Mái trường đã cùng em vui đùa thoả thích trong những ngày thơ ấu. Mái trường cho em biết bao kỉ niệm êm đềm, đã nâng bước chân tuổi thơ em... HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ VD : Vì sao bạn lựa chọn bài hát này? – Qua lời ca, bạn muốn nhắn nhủ tuổi học trò chúng ta điều gì?

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tron bo.doc