- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
- Bài tập 1
- Rèn kĩ năng thực hiện bài toán ứng dụng tỉ lệ của bản đồ.
- Giáo dục tính chính xác.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần thứ 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ năng làm việc nhóm. Kĩ năng so sánh, quan sát và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC
-GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS.
2.Bài mới
+Thực vật cần gì để sống ?
+Chúng ta đã làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh được thực vật cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng để sống và phát triển bình thường ?
Trong thí nghiệm mà các em vừa nêu, các cây chia làm 2 nhóm:
+ 4 cây được dùng để làm thực nghiệm, mỗi cây ta cho thiếu từng yếu tố.
+1cây để làm đối chứng, đảm bảo được cung cấp tất cả các yếu tố cần cho cây sống.
a.Giới thiệu bài:
Ở bài Động vật cần gì để sống ? Chúng ta cũng tiến hành theo cách đó để tự nghiên cứu, tìm ra những điều kiên cần cho sự sống của động vật.
ØHoạt động 1: Mô tả thí nghiệm
KNS : Kĩ năng làm việc nhóm.
-Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4.
-Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
+Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ?
+Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ?
GV đi giúp đỡ từng nhóm.
-Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.
+Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?
+Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?
+Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ?
+Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ?
+Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ?
-GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết.
ØHoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường:
- KNS:Kĩ năng so sánh, quan sát và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ?
GV đi giúp đỡ các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.
+Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ?
-GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
3.Củng cố - Dặn dò
-Hỏi: Động vật cần gì để sống ?
- Giáo dục học sinh và liên hệ thực tế.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.
-Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.
+Thực vật cần nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng để sống.
+Chúng ta đã tiến hành làm thí nghiệm trên 5 cây đậu; 1 cây được trồng và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần: nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng thấy cây sống và phát triển bình thường; 4 cây còn lại, mỗi cây cung cấp thiếu 1 điều kiện nên chỉ trong một thời gian cây đã chết hoặc phát triển không bình thường.
-Lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.
-HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.
- Lắng nghe.
+Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau.
+Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.
+Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn.
+Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.
+Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
+Biết xem động vật cần gì để sống.
+Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.
+Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.
-Lắng nghe.
- Hs Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.
+Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
+Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện.
________________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 18 tháng 4 năm 2014
TOÁN
Tiết 155: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
- Các bài tập cần làm : 1(dòng 1, 2) ; 2 ; 3; 4(dòng 1) ; 5.
II Chuẩn bị:
Phấn màu
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
-Gọi HS làm BT4,5 tiết 154.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1 dòng 1,2
-Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 dòng 1
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện.
-GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em đã áp dụng tính chất nào để tính.
Bài 5
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
3.Củng cố -Dặn dò:
-Dặn HS về nhà làm các bài 1,3,4 và chuẩn bị bài sau.
-GV tổng kết giờ học.
-2 HS
-HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-Đặt tính rồi tính.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
a). Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích.
b). Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết của hiệu để tính.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Lần lượt trả lời câu hỏi. Ví dụ:
a). 1268 + 99 +501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600 = 1868
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- HS nghe.
___________________________________________
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả con chuồn chuồn nước (BT1) ; biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn (BT2) ; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. Đồ dùng:
- Tranh minh họa, phiếu, SGK, vở ,bút,nháp …
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích..
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm xem bài văn có mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn ?
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a - b - c.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát.
-Cho HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn và viết vào vở.
-Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình và hành động của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang 127) + tìm đoạn văn +tìm ý chính của mỗi đoạn.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Một HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét. GV đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe..
-HS viết đoạn văn với câu mở đạon cho trước dựa trên gợi ý trong SGK.
-Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe, thực hiện.
Kiểm tra, ngày …. tháng…. năm 2014
File đính kèm:
- Tuan 31 CKTKN Giam tai.doc