I. MỤC TIÊU:
Giúp HS có khả năng:
- Hiểu được thời gian là quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Biết cách tiết kiệm thời gian.
III-CHUẨN BỊ:
- GV:SGK, SGV, VBT, đồ dùng để chơi đóng vai
- HS:VBT đạo đức, mỗi HS có 3 thẻ: xanh, đỏ, trắng
III-CÁC PP DẠY HỌC.
- Sử dụng các pp dạy học: kể chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 9 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
Kĩ thuật
Khâu đột thưa ( tiết 2 )
I-Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II-Chuẩn bị:
- GV: Quy trình khâu mũi khâu đột thưa, mẫu đường khâu đột thưa bằng len trên bìa, vải khác màu, mội mảnh vải trắng kích thước 20, 30 cm, len khác màu vải, kim khâu len, kéo , thước, phấn vạch.
- HS cũng chuẩn bị các vật liệu như trên.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Thực hành.
- GV nhắc lại một lần nữa và lưư ý một số kĩ thuật khó.
- HS thực hành khâu- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh .
Hoạt động2: Đánh giá sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn dựa vào tiêu chí mà giáo viên đã đưa ra.
- GV tổng hợp chung và đánh giá chung.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị đồ dùng tiết sau
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
II-Chuẩn bị:
- GV: Hình trong SGK phóng to để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập.
- HS: SGK
III-Các phương pháp dạy học chủ yếu:
- GV sử dụng các PP dạy hoc: PP kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm.
IV-Các hình thức dạy học
- cả lớp, nhóm, cá nhân
V-các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1.Làm việc cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình đất nướcc ta như thế nào?
- Học sinh trình bày –Giáo viên bổ sung như SGV trang 27.
HĐ2.Thảo luận nhóm đôi.
- Giáo viên YC học sinh thảo luận theo nhóm dựa vào hiểu biết và SGK để TLCH sau:
+Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
+Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
+Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
- Học sinh thảo luận- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh .
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp .
- Học sinh và Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Giáo viên giải thích một số từ (Hoàng , Đại Cồ Việt; Thái Bình)
HĐ3.Thảo luận.
- YC học sinh các nhóm lập bảng so sánh tình hình nước ta trước và sau khi được thống nhất đất nước.
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
Triều đình
Đời sống của nhân dân
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp .
- Học sinh và Giáo viên nhận xét bổ sung.
VI-Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm các bài tập trong VBT
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Thực hành vẽ hình vuông
I-Mục tiêu:
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ, ê ke).
- HS làm các bài tập trang 54 bài 1a, 2a, trang 55 bài 1a, 2a. Còn HS khá, giỏi thực hiện thêm bài 1b, 2b trang 54, bài 1b, 2b trang 55.
II-Chuẩn bị:
- GV: thước kẻ, ê ke
- HS: thước kẻ, ê ke, VBT T 4
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A-Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng: HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
- HS 2vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song với cạnh BC
- GV chữa bài, cho điểm HS.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn vẽ HCN theo độ dài các cạnh
- GV vẽ lên bảng HCN MNPQ và hỏi:
-YC HS xem các góc ở các đỉnh HCN có vuông không? và nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong HCN
- Dựa vào đặc điểm chung của HCN, cnúng ta sẽ thực hành vẽ HCN theo độ dài các cạnh cho trước
- GV nêu VD, YC HS vẽ từng bước như SGK
3- Hướng dẫn thực hành
Bài1a( tr -54 )
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-YC HS tự làm bài vào VBT. Sau đó gọi 1HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng, cho
Bài 2a ( tr -54 )
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 1a ( Tr. 55)
- Gọi 1HS đọc YC bài tập, sau đó YC HS cả lớp tự làm bài vào VBT, GV hướng dẫn thêm cách vẽ cho những HS yếu và trung bình
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài: HS 1 vẽ hình ( HS khá giỏi ), HS 2 tính chu vi và diện tích HV ( HS trung bình )
- HS cả lớp theo dõi nhận xét, nêu kết quả. GV chốt kết quả đúng và ghi điểm cho 2 HS.
Bài 2 a ( Tr. 55)
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoạt động cá nhân làm bài vào VBT GV quan sát giúp đỡ những HS trung bình và yếu sau đó gọi1HS khá lên bảng vẽ.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 1b, 2b trang 54 HS khá, giỏi thực hiện, giáo viên kiểm tra.
Bài 1b, 2b trang 55 HS khá, giỏi thực hiện, GV kiểm tra.
4 - Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Tậplàm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I-Mục tiêu.
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II-Chuẩn bị.
- GV: Bảng lớp viết sẳn đề bài.
- HS : VBT TV4
III. Hình thức – Phương pháp.
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: thảo luận, luyện tập thực hành .
III-Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Gọi 1 HS lên kể câu chuyện về Yết Kiêu đã chuyển từ thể kịch.
- GV nhận xét, đánh giá.
B- Dạy học bài mới
1- Giới thiệu bài (1 phút)
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập
a-Tìm hiểu đề bài
-YC HS đọc đề bài
- GV đọc lại đề bài, phân tích đề bài dùng phấn màu ghạch chân dưới các từ quan trọng.
-YC HS đọc gợi ý: YC HS trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Nội dung cần trao đổi là gì
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)
- HS trả lời câu hỏi
b- Chia lớp thành các nhóm, N1: 4HS, N2: 4 HS, N3: 4, N4: 6HS, yêu cầu HS các nhóm đóng vai anh ( chị ) của bạn và tiến hành trao đổi, các HS còn lại theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
c-Trao đổi trước lớp
-Tổ chức cho hàng cặp HS trao đổi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+Nội dung cuộc trao đổi của bạn có đúng đề bài không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích mong muốn không?
+Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu tính chất thuyết phục chưa? +Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
5- Củng cố, dặn dò
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT
Khoa học
Ôn tập: con người và sức khoẻ
I-Mục tiêu.
Giúp HS ôn tập các kiến thức về:
-Tự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II-Chuẩn bị .
III-Các PP dạy học.
- PP trò chơi, hỏi đáp, quan sát, thực hành.
IV-Hình thức dạy học.
- Nhóm, cá nhân, cả lớp
V-Các hoạt động dạy học.
HĐ1.Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
*Mục tiêu: -Trình bày trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên sử dụng các phiếu câu hỏi –YC học sinh lên bắt thăm để TLCH .
- Học sinh lên bắt thăm và trả lời. Học sinh khác nhận xét bổ sung
- (Hệ thống câu hỏi như SGK trang 38có thể biên soạn cụ thể hơn)
- Giáo viên nhận xét bổ sung sau mỗi lần học sinh trả lời.
HĐ2 Tự đánh giá.
*Mục tiêu: -Biết áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
*Cách tiến hành:
- YC học sinh tự đánh giá bản thân về chế độ ăn uống của mình đã phù hợp chưa
- Giáo viên treo các tiêu chí cho học sinh quan sát để tự đánh giá .(Nội dung như SGV trang 82).
- Học sinh trình bày kết quả của mình cho cả lớp nghe.
- Giáo viên nhận xét bổ sung và đưa ra lời khuyên bổ ích cho học sinh :Nên ăn các loại thực phẩm của sữa đậu nành , đậu phụ, ăn trứng , cá, để thay cho các loại thực phẩm gia súc , gia cầm.
VI- Tổng kết,dặn dò.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: trên ngựa phi nhanh
tập đọc nhạc số 2
Âm nhạc
I-Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát, biết thể hiện tình cảm của bài.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách. Tập biễu diễn bài hát.
- Đọc đúng cao độ trờng độ và ghép lời bài tập đọc nhạc số 2: Nắng vàng.
II-Chuẩn bị:
1-GV: -Chép sẵn bài TĐN số 2 vào bảng phụ, nhạc cụ quen dùng, một số động tác phụ hoạ cho bài hát
2-HS:-SGK Âm nhạc 4, một số nhạc cụ gõ, học thuộc lời và biểu diễn bài hát Trên ngựa phi nhanh
III-Các PP dạy học:
- Làm mẫu, quan sát, đàm thoại, luyện tập.
IV-Hình tổ chức dạy học
- Nhóm, cả lớp, cá nhân.
V-Các hoạt động dạy học
1/ Phần mở đầu:
- Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh.
- Tập đọc nhạc số 2
2/ Phần hoạt động
a/ Nội dung 1:
- Ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- HS nghe lại bài hát một lần.
- HS hát đồng ca bài hát 2 lần.
- Chia lớp thành hai nhóm, nhóm một hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại.
- HS hát theo tốp, mỗi tốp khoảng 5 em lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ hoạ.
b/ Nội dung 2: Học bài tập đọc nhạc số 2: Nắng vàng.
- HS quan sát khuông nhạc và trả lời câu hỏi.
? Bài có những nốt gì?
- HS sinh luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt có trong bài.
- HS luyện đọc theo tiết tấu: đen, trắng.
Bước 1: Đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc(1, 2)
Bước 2: Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách với tốc độ trung bình.
Bước 3: Vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh hơn.
Bước 4: Ghép lời ca
3/ Phần kết thúc:
- GV cho cả lớp hát và đọc lại bài hát 2 lần.
- Nhận xét tiết học.
SHTT
File đính kèm:
- TUAN 9 - LAN 2009.doc