Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tiết 2)

.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:

 - Hiểu: + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.

+ Cách tiết kiệm thời gian.

 - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.

 II. Chuẩn bị:

 Ba tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.

 

doc44 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm: Trên đôi cách ước mơ. Bài2: (phát phiếu vẽ sẵn mẫu) - Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cách ước mơ. - GV nhận xét. - Nêu tên thể loại của từng bài. - Nội dung chính của từng bài là gì? - Nêu giọng đọc từng bài và cách thể hiện bài đó? Bài3:( phát phiếu vẽ sẵn mẫu) - Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm này? +Nêu tính cách của từng nhân vật trong truyện ? 2. Củng cố, dặn dò: Hệ thống lại nội dung bài học.Nhận xét giờ học. - Theo dõi, mở SGK - Lần lượt những HS còn lại lên bắt thăm , đọc bài và trả lời câu hỏi . - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS đọc thầm lại các bài tập đọc có trong chủ điểm này: + Tuần 7: Trung thu độc lập, ở vương quốc tương Lai. + Tuần 8: Nếu chúng mình có phép lạ; đôi giầy ba ta màu xanh. +Tuần 9:Thưa chuyện với mẹ, điều ước của vua Mi - đát. - Trung thu độc lập : Văn xuôi. + ở Vương quốc Tương Lai : Kịch. + Nếu chúng mình ...: Thơ +Đôi giày bata màu xanh, Thưa chuyện.., Điều ước...: Văn xuôi - Thảo luận theo cặp và nêu. - HS nêu cách đọc từng bài và đọc luôn bài đó. + HS khác nhận xét - Đôi giày bata màu xanh, thưa chuyện ..., điều ước của vua.... + HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày. - HS khác nhận xét Thứ năm, ngày 8 tháng 11năm 2007 Toán Nhân với số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiẹn phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số. - Thực hành tính nhân. II. Các hoạt động trên lớp : Thầy Trò 1. Bài cũ: - Chữa bài kiểm tra. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1:Tìm hiểu về nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số( không nhớ và có nhớ). * Viết bảng : 241324 x 2 = ? - Yêu cầu học sinh thực hiện như nhân 1 số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. - Nhận xét gì về phép nhân này? *Viết bảng: 136 204 x 4 = ? + Yêu cầu học sinh thực hiện đặt tính và tính. - Nhận xét gì về phép nhân này? HĐ3: Thực hành. Bài1: Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân và thực hiện. Bài2 : Nêu cách tính giá trị biểu thức 201 634 x m với m = 2,3,4,5 + Yêu cầu ghi giá trị của biểu thức vào bảng biểu . + GV nhận xét, cho điểm Bài3: Luyện kĩ năng nhân với số có 1 chữ số cho HS qua dạng tính giá trị biểu thức có nhiều phép tính . Bài4: Vận dụng phép tính nhân vào giải bài toán có lời văn. - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét, đánh giá giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Học sinh theo dõi . - Theo dõi, mở SGK - 1 học sinh lên bảng tính. + HS khác làm vào vở + Phép nhân không nhớ. - 1 HS thực hiện bảng lớp - HS đặt tính và tính vào vở. + Phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả nhân lần sau. - 2 học sinh lên bảng nêu: Đặt tính và tính. Thực hiện: x x + HS so sánh kết quả, nhận xét. - HS nắm được cách tính , nháp và ghi kết quả vào bảng biểu . m 2 3 4 5 201 634 x m + Vài HS đọc kết quả. + HS khác nhận xét. - HS nêu cách thực hiện các biểu thức và làm bài vào vở. + Chữa bài , HS khác nhận xét . - 1HS chữa bài lên bảng .HS khác làm vào vở. 8 xã vùng thấp được cấp: 8 x 850 = 6 800 (quyển) 9 xã vùng cao được cấp: 9 x 980 = 8 820 (quyển) * VN: Ôn bài Chuẩn bị bài sau. Lịch sử Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ 1 ( năm 981) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Học xong bài này, HS biết: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. - Kể lại được diễn biến của cuộc khởi nghĩa chống quân Tống xâm lược. - ý nghĩa của cuộc kháng chiến. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập. III. Các hoạt động trên lớp : Thầy Trò 1. Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1: Tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử - Lê Hoàn đã lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? - Lê Hoàn lên ngôi vua có được dân chúng ủng hộ không ? HĐ2: Tìm hiểu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. * Yêu cầu học sinh thảo luận nội dung sau (Phát phiếu học tập cho các nhóm) - Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? - Quân Tống tiến vào nước ta bằng những con đường nào? - Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? - Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ? - Treo lược đồ phóng to. Yêu cầu HS thuật lai diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. HĐ3: ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta? 3: Củng cố – Dặn dò - Em có những hiểu biết gì về Lê Hoàn? - Nhận xét giờ học. - HS nêu , lớp theo dõi nhận xét. - Theo dõi, mở SGK - HS đọc thầm đoạn: “ Năm 979 đến nhà Tiền Lê và nêu: + Quân Tống tràn sang xâm lược nước ta, ... + Lê Hoàn lên ngôi vua, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “ Vạn Tuế” - 2 bàn/ nhóm : Thảo luận và trình bày kết quả: + Quân Tống sang xâm lược vào đầu năm 981... + Tiến cả bằng đường thuỷ và đường bộ ... +Trận thuỷ quân diễn ra trên sông Bạch Đằng...; Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn)... + Không..., ý đồ của chúng đã bị hoàn toàn thất bại trước tài thao lược của Lê Hoàn và lòng yêu nước của nhân dân ta. + HS chỉ trên lược đồ 2 vị trí đó và thuật lại diến biến của trận đánh. - Thảo luận theo cặp và nêu được : + Nền độc lập của nước nhà được giữ vững, ND ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc. - HS tự liên hề thực tế và nêu. Địa lí Thành phố đà lạt I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt - Dựa vào lược đồ (Bản đồ) tranh, ảnh để tìm kiến thức. - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với KH, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. II. Chuẩn bị: GV: Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động trên lớp : Thầy Trò 1. Bài cũ: Tây Nguyên đã khai thác sức nước ở đây như thế nào ? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1: Tìm hiểu về một thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước. - Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? - Đà Lạt có độ cao tự nhiên khoảng bao nhiêu m ? - Đà Lạt có khí hậu như thế nào ? - Treo bản đồ, yêu cầu học sinh chỉ vị trí của hồ Xuân Hương và thác nước Camli. - Hãy mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt. HĐ2: Tìm hiểu về Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát. - Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát ? + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch ? +Kể tên mội số khách sạn ở Đà Lạt. HĐ3: Tìm hiểu về hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt. - Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ? - Hoa và rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào ? 3/. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - HS nêu , lớp nhận xét . - Theo dõi, mở SGK - Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. - ở độ cao khoảng 1500 m so với mặt nước biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa Đông Đà Lạt lạnh ... - 2 học sinh lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên. - 2 học sinh mô tả (Quan sát tranh, ảnh) - ở đây có phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ... + Thác Camli, hồ Xuân Hương, ... - Học sinh đọc sách và tự nêu. - Do đặc điểm khí hậu nên rau xanh và hoa quả ở đây rất phong phú. - HS tự nêu. - Nhắc lại nội dung bài học. * VN: Ôn bài Chuẩn bị bài sau. tiếng việt ôn tập I.Mục đích, yêu cầu. - Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học. - Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết. 4 phiếu ghi BT2; phiếu HT BT3,4. III. Các hoạt động trên lớp : Thầy Trò 1. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1 Củng cố về các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học. Bài tập 1.2: (phát phiếu cho 2HS làm) + Tìm các tiếng chỉ có vần và thanh? +Tìm các tiếng có đủ vần, âm và thanh? +Phân tích cấu tạo từng tiếng? (phát phiếu cho 2HS) HĐ2 Củng cố về các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ. Bài3: Yêu cầu học sinh xem lại các bài: Từ đơn, từ phức + Thế nào là từ đơn? + Thế nào là từ láy? + Thế nào là từ ghép? + Tìm trong đoạn văn: 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép.(Phát phiếu cho các nhóm trao đổi) - GV chốt lại lời giải đúng. Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc bài Danh từ. + Thế nào là danh từ? + Thế nào là động từ? + Tìm các danh từ, động từ trong đoạn văn? (phát phiếu) - Giáo viên gọi học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. 3/. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét, đánh giá giờ học - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Theo dõi, mở SGK -1 HS đọc yêu cầu đề bài. + Lớp đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở ,2 HS làm vào phiếu , kết quả: a) ao b) Tất cả các tiếng còn lại: dưới, tầm cánh , chú ... + HS lập bảng phân loại tiếng. + 2 HS làm vào phiếu và dán bảng. - Xem lướt lại các bài: Từ đơn, từ phức + Là từ chỉ gồm 1 tiếng. +Từ láy được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau + Từ ghép được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. - HS đọc đoạn văn, trao đổi theo cặp: +Từ đơn: Dưới, tầm, ... + Từ láy: Rì rào, rung rinh, ... + Từ ghép: Bây giờ, tuyệt đẹp, ... +HS khác nhận xét - Đọc bài : Danh từ +Là những từ chỉ sự vật +Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. + HS trao đổi và đưa ra kết quả. * VN: Ôn bài Chuẩn bị bài sau. Tiếng việt Bài kiểm tra định kì viết (Thời gian làm bài khoảng 40 phút) (Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của phòng giáo dục) Đã kiểm tra vào thứ tư, ngày 7 tháng 11 năm 2007. Tiếng việt Kiểm tra định kì đọc (Thời gian làm bài khoảng 40 phút) (Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của phòng giáo dục) Đã kiểm tra vào thứ tư, ngày 7 tháng 11 năm 2007. Toán Bài kiểm tra định kì (Thời gian làm bài khoảng 40 phút) (Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của phòng giáo dục) Đã kiểm tra vào thứ tư, ngày 7 tháng 11 năm 2007

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4Tuan 9.doc
Giáo án liên quan