Giáo án Lớp 4 Tuần 8 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1

I-MỤC TIÊU:

 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

 - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

 - Giáo dục hs biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,. trong cuộc sống hằng ngày.

II-CHUẨN BỊ:

 - GV: đồ dùng để chơi đóng vai

 -HS:VBT đạo đức, mỗi HS có 3 thẻ: xanh, đỏ, trắng

 

doc28 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 8 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc tương lai ( bài TĐ tuần 7) - BT1. - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2, BT3). II-Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ - HS: VBT TV4 III- Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ - 1 HS trả lời câu hỏi: các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian - GV nhận xét, đánh giá. B-Dạy học bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Hướng dẫn làm bài tập Bài tập1: Dựa vào trích đoạn kịch “ở vương Quốc Tương Lai” tuần 7, hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Lớp theo dõi SGk. - HS trao đổi về cách chuyển thể lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. - HS kể theo nhóm đôi theo trình tự thời gian - HS thi kể trước lớp. Lớp nhận xét.Bình chọn bạn kể hay. Bài tập 2: Kể lại câu chuyện theo hướng đã cho - GV nêu yêu cầu bài tập.Gv giúp HS hiểu đúng nội dung bài tập. - HS kể theo nhóm đôi- theo trình tự không gian . - HS thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét Bài tập 3: So sánh cách kể ở bài tâp 2 với bài tập1 - GV gắn bảng phụ ghi phần mở đầu đoạn 1, đoạn2 theo 2 cách kể. - HS so sánh: + Về trình tự sắp xếp + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 IV-Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện . Khoa học Ăn uống khi bị bệnh I-Mục tiêu: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô- rê- dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. II-Chuẩn bị : - GV: hình vẽ trang 34, 35-SGK, chuẩn bị cho các nhóm: Mỗi nhóm 1 gói ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch chia, một bình nước, III-Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: Em đã từng mắc bệnh gì? Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người ntn? B-Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv liên hệ từ bài cũ 2. Thảo luận: Hoạt động1:Thảo luận về chế độ ăn uống đối với nguời bị mắc bệnh thông thường *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các nội dung sau ? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường ? Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao? ? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả .Giáo viên nhận xét bổ sung. - HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK Hoạt động2. Thực hành pha dung dịch ô- rê- rôn *Cách tiến hành: - Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35SGK. - 2 HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình. - 1 HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. - 1 HS báo cáo về đồ dùng chuẩn bị cho việc pha dung dịch ô- rê- rôn - GV đọc hướng dẫn cách pha trên gói - Các nhóm thực hiện- Giáo viên đến giúp đỡ học sinh nếu cần. - HS lên thực hiện pha dung dịch ô-rê-dôn trước lớp. - Lớp quan sát và nhận xét về cách pha dung dịch ô-rê- dôn của bạn. Hoạt động3. Đóng vai. *Cách tiến hành: - HS đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. - GV có thể đưa ra tình huống như SGV trang 76 cho học sinh tham khảo. - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống và đóng vai theo tình huống của nhóm. - HS trình bày trước lớp .Các nhóm khác quan sát và nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. - GV nhận xét bổ sung và rút ra cách ứng xử đúng. IV- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập âm nhạc Trên ngựa ta phi nhanh II Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Hát đúng và thuộc bài hát Trên ngựa ta phi nhanh . - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. -Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phong Nhã. Biết gõ đệm theo đúng nhịp, theo phách. - Qua bài hát giáo dục HS lòng yêu quê hơng, đất nớc IIChuẩn bị : - Một số nhạc cụ gõ - Chép sẳn bài hát vào bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học : 1/Phần mở đầu : GV đọc cho HS nghe cao độ các nốt : Đồ, Mi, Son, La sau đó cho HS đọc lại. Giới thiệu bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh 2/ Phần hoạt động : a. Nội dung 1 : Dạy hát bài : Trên ngựa ta phi nhanh Hoạt động 1 : Dạy hát từng câu theo kiểu móc xích. Hoạt động 2 : Hớng dẫn HS nhận xét. b. Nội dung 2 : Hoạt động 1 : Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. Hoạt động 2 : Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. 3/ Phần kết thúc : Cả lớp hát lại bài hát 2 lần. Sinh hoạt tập thể thể dục động tác vươn thở và tay trò chơi “nhanh lên bạn ơi” i. mục tiêu: - Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng. - Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái - đứng lại và giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi. - Bước đầu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài TDPTC. - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi. ii. địa điểm-phương tiện: + Sân tập vệ sinh an toàn sạch. Tranh các con vật. iii. phương pháp tổ chức dạy học: 1. Phần mở đầu - G/viên nhận lớp,h/sinh khởi động + Xoay các khớp. + Chạy tại chổ. + Vổ tay hát. - Cán sự điều hành h/sinh k/động. 2. Phần cơ bản * Học động tác: Vươn thở. + Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đưa hai tay ra trước song song, bàn tay sấp, hít vào bằng mũi. + Nhịp 2: Từ từ hạ tay xuống và thở ra gàng miệng. + Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang lên cao chếch chữ V, đầu ngữa, mắt nhìn theo tay, hít vào bằng mũi. + Nhịp 4: Từ từ hạ tay xuống, thu chân trái về TTCB thở ra bằng miệng. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4. Đổi chân. * Học động tác: Tay. + Nhịp 1: Khuỵu gối, lưng thẳng, đồng thời hai tay đưa sang ngang rồi gập khuỷu tay, các ngón tay đặt trên hõm vai. + Nhịp 2: Đứng thẳng, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. + Nhịp 3: Khuỵu gối, lưng thẳng, đồng thời hai tay đưa ra trước và vổ tay (tay ngang ngực). + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4. * Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”. + Mục đích: Rèn luyện khéo léo nhanh nhẹn. - GV nêu tên động tác, làm mẫu giải thích kỷ thuật động tác. Tổ chức tập luyện. + Lần 1: GV làm mẫu chậm HS quan sát thực hiện. + Lần 2: GV điều hành, quan sát giúp đỡ. + Lần 3: Chia tổ. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ. (HS: K.G thực hiện tương đối thuần thục động tác. HS: TB. Y biết thực hiện động tác.) - GV nêu tên động tác, làm mẫu giải thích kỷ thuật động tác. Tổ chức tập luyện. + Lần 1: GV làm mẫu chậm HS quan sát thực hiện. + Lần 2: GV điều hành, quan sát giúp đỡ. + Lần 3: Chia tổ. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ. + Lần 4: Chia tổ. CS điều hành ôn 2 động tác. GV giúp đỡ. (HS: K.G thực hiện tương đối thuần thục động tác. HS: TB. Y biết thực hiện động tác.) - GV (HS) nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi. 3. Phần kết thúc - Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học. - H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học. Kĩ thuật Khâu đột thưa ( tiết 2 ) I-Mục tiêu: - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa - Khâu được mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận II-Chuẩn bị: - GV: Quy trình khâu mũi khâu đột thưa, mẫu đường khâu đột thưa bằng len trên bìa, vải khác màu, mội mảnh vải trắng kích thước 20, 30 cm, len khác màu vải, kim khâu len, kéo , thước, phấn vạch. - HS cũng chuẩn bị các vật liệu như trên. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Thực hành. - GV nhắc lại một lần nữa và lưư ý một số kĩ thuật khó. - HS thực hành khâu- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh . Hoạt động2: Đánh giá sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm theo tổ. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn dựa vào tiêu chí mà giáo viên đã đưa ra. - GV tổng hợp chung và đánh giá chung. IV- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị đồ dùng tiết sau Toán Hai đường thẳng vuông góc I-Mục tiêu: - Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng êke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc với nhau hay không. - HS cả lớp làm bài tập 1, 2, 3(a). HS khá giỏi thực hiện thêm bài 3(b), bài 4. II-Chuẩn bị: - Thước, êke III-Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra VBT của HS - GV nhận xét chung, B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp bằng lời 2- Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc A B - GV và HS vẽ hình chữ nhật ABCD. - GV nêu và thực hiện: kéo dài 2 cạnh BC và CD thành 2 đường thẳng, tô màu 2 đường thẳng đã kéo dài D C - HS thực hành làm theo GV vào vở nháp. - Gv giới thiệu: Hai đường thẳng BC, và CD là 2 đường thẳng vuông góc với nhau. - HS kiểm tra bằng êke và nhận xét : 2 đường thẳng BC và CD tạo thành 4 góc vuông và chung đỉnh C - GV dùng êke vẽ góc vuông đỉnh O. cạnh OM , ON M rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau . N - HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng 0 về 2 đường thẳng vuông góc với nhau . 3. Thực hành : Bài 1 : Dùng êke để kiểm tra hai đừơng thẳng có vuông góc với nhau hay không? - HS đọc nội dung BT - HS dùng êke kiểm tra và nêu miệng . Lớp nhận xét , GV kết luận. a. 2 đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau b. 2 đường thẳng MN và MQ không vuông góc với nhau Bài 2: Nêu các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.HS trao đổi nhóm đôi .1 số HS nêu trước lớp. - GV nhận xét, kết luận: AB và BC; BC và CD; CD và AD; AD và AB Bài 3: Dùng êke để kiểm tra góc vuông: - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài tập vào vở nháp. - HS nêu miệng kết quả, HS cả lớp chú ý nhận xét. - GV chốt : AE và ED; CD và DE; PN và MN; PQ và PN Bài 4: (HS khá,giỏi thực hiện) Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau; không vuông góc với nhau. a) Các cặp cạnh vuông góc với nhau: AD và AB ; AD và CD b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau:AB vàBC;BCvà CD IV- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT

File đính kèm:

  • docTUAN 8 - LAN 2009.doc
Giáo án liên quan