I- Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của t/g đối với vẻ đẹp của rừng.Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng:- Tranh trong SGK.
- Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng: những cây nấm rừng,các loại muông thú: vợn bạc má, chồn, sóc, hoẵng.
26 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 8 - Tập đọc: Bài 15: Kì diệu rừng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng nghĩa với việc cúng bái vào các dịp giỗ, Tết.
Hướng dẫn thực hành: Thực hiện những việc làm phù hợp để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ghi công việc và kết quả rèn luyện vào phiếu
________________________________
Toán
Tiết 39: Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
-Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: Gọi HS chữa bài 3,4 trong SGK.
B- Bài mới:
Bài 1: Cho HS đọc số, cả lớp nhận xét
- GV hỏi về giá trị của chữ số trong mỗi số.
Bài 2:
- HS làm bài vàoVBT
- Một HS viết lên bảng, cả lớp nhận xét.
Bài 3: HS tự làm vào VBT rồi chữa bài.
Bài 4: HS tự làm rồi chữa bài
VD: a.
b.
III- Củng cố,dặn dò: - Hoàn thành bài tập
- Ôn cách đọc, viết, so sánh STP
Buổi chiều: Luyện toán
Luyện tập về cách viết số đo độ dài dưới dạng STP .Giải toán có lời văn
I- Mục tiêu :
Giúp hs cách viết số đo độ dài dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau .Luyện giải toán có lời văn .
II- Hoạt động dạy -học :
GV ghi BT lên bảng .
Bài 1 : Viết STP thích hợp vào chỗ trống .
34m 5dm =...m 3cm 5mm =...m 4dm 32mm = ...dm
7dm 4cm = ...dm 21m 24cm = m 12m 5cm = ...m
7km 6m = ...km 3km 45 m = ...km 9 km 234 m = ...m
Bài 2: Tìm số thập phân x, biết:
a) x + b) x
Bài 3: Mẹ mua về một túi gạo có 2kg 500 g gạo. Bữa trưa mẹ đã dùng kg gạo, bữa tối mẹ dùng kg gạo. Hỏi trong túi còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật?
Bài 5: Viết đáp số dưới dạng số thập phân:
Mỗi hộp kẹo cân nặng kg, mỗi hộp bánh cân nặng kg. Môtk người mua 5 hộp kẹo và 7 hộp bánh> Hỏi:
a) Người đó mua tất cả bao nhiêu ki- lô- gam kẹo và bánh?
b) So sánh lượng kẹo và lượng bánh đã mua?
2- GV hướng dẫn hs làm BT ...
HS làm vào vở
Gọi hs lên bảng làm
Gv nhận xét ...
Bài 2: a) x +
x =
x =
b)
Tương tự
Bài 5: a) - Tính lượng kẹo
- Tính lượng bánh
b) Vì 3,75 kg > 3,5kg nên lượng kẹo nhiều hơn lượng bánh.
3- Củng cố- dặn dò : Nhận xét chung giờ học .
Hướng dẫn tự học.
Luyện đọc: Kì diệu rừng xanh.
I- Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.
- Đọc, cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng qua cách miêu tả của tác giả.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Bài cũ:
- Bài văn được chia làm mấy đoạn ? Nêu ý của từng đoạn ?
- Nêu cách đọc của từng đoạn ?
HĐ 2: HD HS luyện đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc to trước lớp. GV chú ý sửa sai cho HS.
HĐ 3: Thi đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn và cả bài.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
III- Củng cố:
- GV nhận xét chung tiết luyện đọc
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần, tìm hiếu cách viết đoạn văn miêu tả của tác giả.
____________________________
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009
Thể dục
Tiết 16: Động tác vươn thở và tay.
Trò chơi “ Dẫn bóng”
I- Mục tiêu:
- Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi “dẫn bóng”
II- Đồ dùng: Chuẩn bị một còi.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV nêu y/c tiết học.
- HS khởi động xoay các khớp.
HĐ 2: Phần cơ bản: 18- 22 phút.
- HĐ tác vươn thở: 3-4 lần.
+ GV nêu tên động tác,phân tích kĩ thuật, làm mẫu và cho HS tập theo.
+ Chú ý: Hô nhịp chậm và nhắc HS hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng.
- HĐ tác tay: 3-4 lần. Nhịp 2 ngẩng đầu căng ngực, nhịp 3: Nâng khỉu tay cao ngang vai.
- Ôn hai ĐT vươn thở và tay:2-3 lần:GV chia nhóm để HS tự điều khiển.
- Trò chơi “Dẫn bóng”: 4-5 phút
+ GV nhắc tên trò chơi, cho HS chơi thử 1 lần
+ Tổ chức cho các tổ thi đua trong trò chơi.
HĐ 3: Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cho HS thả lỏng
- GV nhận xét đánh giá kết quả buổi tập, vể nhà ôn hai động tác đã học.
Tập làm văn.(tiết 16)
Luyện tập tả cảnh.
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I- Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp (BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp; đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
- ủng cố kiến thức về đoạn mở bài, ết bài trong bài văn tả cảnh.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
B- Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài:
HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung BT1.
- HS nhắc lại kiến thức đã hoc về hai kiểu mở bài(trực tiếp,gián tiếp)
+ Mở bài trực tiếp:kể ngay vào việc(bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả(bài văn miêu tả)
+ Mở bài gián tiếp:nói chuyện khác để dẫn vào chuyện(hoặc vào đối tượng)định kể (hoặc tả)
- HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
Bài tập 2:
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài(mở rộng và không mở rộng)
+ Kết bài không mở rộng:cho biết kết cục,không mở rộng thêm.
+ Kết bài mở rộng:sau khi cho biết kết cục,có lời bình luận thêm.
Bài tập 3:
- HS đoc y/c BT3:Tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
+ Mở bài giàn tiếp:HS có thể nói về cảnh đẹp chung,sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình.
+Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
-Mỗi HS viết mở bài,kết bài theo y/c.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài(trực tiếp,gián tiếp);hai kiểu kết bài(không mở rộng,mở rộng)trong bài văn tả cảnh.
-GV nhận xét tiết học;Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài,kết bài chưa đạt.
________________________________
Toán
Tiết 40:Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
I- Mục tiêu: Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II- Đồ dùng:Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn,để trống một số ô.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
a.GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
b.HS nêu mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
VD: 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km.....
- HS phát biểu về q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
- GV cho HS nêu q/h giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
VD: 1 km = 1000 m 1 m =km = 0,001 km...
HĐ 2:Ví dụ:
- GV nêu ví dụ:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
6 m 4dm =... m.
HS nêu cách làm: 6 m 4 dm = 6m = 6,4 m.
Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m.
HĐ 3: Thực hành:
- HS làm bài tập trong vở .
- HS chữa bài, thống nhất kết quả.
IV- Củng cố,dặn dò: - Học thuộc và nhớ các đơn vị đo độ dài.
- Nhớ mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề
Khoa học.
Bài 16: Phòng tránh HIV/AIDS.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Giải thích đợc một cách đơn giản các khái niệm HIV là gì,AIDS là gì.
- Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS.
- Nêu được các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh nhiễm HIV.
- Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV.
II- Đồ dùng:
- Hình minh hoạ trong SGK
- HS sưu tầm tranh,ảnh,thông tin về phòng tránh HIV/AIDS.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Chúng ta làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan A?
- Bệnh nhân mắc viêm gan A cần làm gì?
B- Bài mới:
HĐ 1:Chia sẻ kiến thức.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tài liệu,tranh ảnh về HIV/AIDS
- Các em đã biết gì về căn bệnh nguy hiểm này?hãy chia sẻ điều đó với bạn mình.
- Nhận xét,khen những HS tích cực học tập,ham học hỏi,sưu tầm tài liệu
HĐ 2:HIV/AIDS là gì?các con đường lây truyền HIV/AIDS.
- Tổ chức cho HS trò chơi.”Ai nhanh,ai đúng”
- Chia lớp thành nhóm 4,thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi.
- Các nhóm làm xong ,dán phiếu lên bảng
- Nhận xét,khen nhóm thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp về HIV/AIDS.
+ HIV/AIDS là gì?
+ Vì sao người ta thường gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ?
+ Những ai có thể nhiễm HIV/AIDS?
+ HIV có thể lây truyền qua con đường nào?
+ Hãy lấy VD về cách lây truyền qua đường máu của HIV?
+ Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV /AIDS?
+ Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không?
+ Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây nhiễm HIV không?
+ ở lứa tuổi chúng mình phải làm gì để có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV/AIDS?
- Nhận xét ,khen những HS có hiểu biết về HIV/AIDS.
HĐ 3:Cách phòng tránhHIV/AIDS.
- HS q/s tranh minh hoạ trong SGK trang 35 và đọc các thông tin
- HS tiếp nối nhau đọc thông tin.
- Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- HS viết lời tuyên truyền,vẽ tranh,diễn kịch để tuyên truyền,vận động phòng tránhHIV/AIDS.
- Tổ chức cho HS thi tuyên truyền.
- Tổng kết cuộc thi.
IV- Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt:
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
, + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
+ Đi học đúng giờ.
+ Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập :
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
__________________________
Buổi chiều: Luyện viết :
Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà
I- Mục tiêu :
- Giúp HS viết đúng kích thước, cỡ chữ , trình bày đúng đẹp. Viết đúng các tiếng từ khó : ba- la- lai- ca, bỡ ngỡ, ngẫm nghĩ,
- Có ý thức trau dồi chữ viết, giữ gìn sách vở .
II- Hoạt động dạy học :
1, Hdẩn viết từ khó .
Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ khó .
GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp ....
2, HS viết bài .
GV đọc cho HS viết bài ...
GV theo dõi , uốn nắn tư thế ngồi cho HS
Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khoả bài .
3, Củng cố , dặn dò .
Nhận xét chung giờ học.
Dặn HS về nhà luyện viết thêm .
File đính kèm:
- Tuan 8.doc