Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm. HS: 2 em lên chữa bài tập.
35 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài về nhà.
--------------------------------------------------
Tiếng Việt(*)
Ôn Cách viết tên người - tên địa lý nước ngoài
I. Mục tiêu:
Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc.
II. Các hoạt động dạy - học:
- GV đọc mẫu tên nước ngoài:
Mô - rít - xơ Mát - téc - líc,
Hy - ma - lay - a.
HS: Đọc theo GV.
- 3 - 4 em đọc lại.
- Lép -Tôn - xtôi gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Lép và Tôn - xtôi
- Mô - rít - xơ Mát - téc -líc gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Mô-rít - xơ và Mát - téc - líc
- Tô - mát Ê - đi - xơn gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Tô - mát và Ê - đi - xơn.
- Tên địa lý (SGV).
? Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào
- Được viết hoa.
? Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào
- Giữa các tiếng có gạch nối.
? Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài đã cho có gì đặc biệt
- Viết giống như tên riêng Việt Nam, tất cả các tiếng đều viết hoa.
- GV nhận xét, cho điểm
ác - boa, Lu - i - pa - xtơ, ác - boa Quy - dăng - xơ.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi HS trình bày bài làm của mình trên bảng.
- 3 - 4 HS làm bài trên phiếu.
+ Bài 3:
- Tổ chức chơi trò du lịch theo cách chơi tiếp sức.
- GV giải thích cách chơi.
- Nhận xét, bình chọn những nhóm chơi giỏi nhất.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
--------------------------------------------------ự--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh quy trình, mẫu đường khâu đột, vải, kim chỉ,
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Thực hành khâu đột thưa:
HS: Nêu lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu theo 2 bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu theo vạch dấu.
- Nhắc nhở HS khi khâu.
HS: Thực hành khâu.
- Uốn nắn cho những HS khâu chưa đúng.
3. Thực hành đánh giá kết quả:
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
HS: - Trưng bày sản phẩm
- Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
--------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập, vở bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách chuyển.
- 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể.
Văn bản kịch:
Chuyển thành lời kể
- Tin - tin cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Tin - tin và Mi - tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin - tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
- Từng cặp HS đọc đoạn trích “ở vương quốc Tương Lai” quan sát tranh minh họa, suy nghĩ tập kể lại câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 - 3 em thi kể.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2.
HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
Cách kể 1:
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin - tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu.
Cách kể 2:
- Mi - tin đến khu vườn kỳ diệu
- Trong khu Mi - tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin - tin tìm đến công xưởng xanh.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện.
--------------------------------------------------
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không.
II. Đồ dùng: Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.
A
B
D
C
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi tên bài:
2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
- GV cho HS nhận xét.
+ Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông?
- Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
- GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
- Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không.
a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau.
b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ Bài 3:
M
N
P
Q
R
A
B
C
D
E
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có:
+ AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có:
+ PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau.
AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
--------------------------------------------------
An toàn giao thông
vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn.
3. Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ đảm bảo an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
Biển báo, phiếu học tập, phong bì,
III. Các hoạt động chính:
* HĐ 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới:
a) Mục tiêu:
b) Cách tiến hành:
+ Trò chơi 1: Hộp thư chạy
- GV giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển trò chơi.
HS: Chơi trò chơi theo sự điều khiển của GV.
+ Trò chơi 2: Đi tìm biển báo hiệu giao thông.
- GV hướng dẫn cách chơi.
HS: Chơi trò chơi.
* HĐ 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
a) Mục tiêu:
b) Cách tiến hành:
? Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường
HS: Giơ tay
? Mô tả vạch kẻ đó
? Người ta kẻ vạch để làm gì
HS: Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
* HĐ 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn.
a) Mục tiêu:
b) Cách tiến hành:
- Cọc tiêu: GV đưa tranh ảnh và giới thiệu cho HS.
? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông
HS: Cọc tiêu cắm ở những đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường.
- Rào chắn: ngăn không cho người và xe qua lại.
+ Có 2 loại rào chắn: Cố định và di động
* HĐ 4: Kiểm tra hiểu biết:
- GV phát phiếu học tập.
HS: Làm bài vào phiếu học tập.
- GV thu phiếu, kiểm tra sự hiểu bài của học sinh.
* HĐ 5: Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chú ý thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ.
--------------------------------------------------
Kĩ thuật(*)
Ôn Khâu đột thưa
I.Mục tiêu:
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy – học:
2. Thực hành khâu đột thưa:
HS: Nêu lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu theo 2 bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu theo vạch dấu.
- Nhắc nhở HS khi khâu.
HS: Thực hành khâu.
- Uốn nắn cho những HS khâu chưa đúng.
3. Thực hành đánh giá kết quả:
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
HS: - Trưng bày sản phẩm
- Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
--------------------------------------------------
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trao đổi phương pháp học tập
Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập củng cố các môn học – Rèn luyện tư duy nhanh nhẹn
- Có ý thức vươn lên học giỏi.
Chuẩn bị:
- Nội dung hình thức tổ chức
- Phương tiện
Tiến hành hoạt động:
1. Mở đầu: Hát tập thể
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
2. Trao đổi:
Phần I: Thi ai nhanh ai giỏi
GV dành 1/3 thời gian thi cá nhân cho HS
+ Người điều khiển đưa ra câu hỏi
+ Ai giơ tay nhanh được trả lời, nếu trả lời sai chuyển người khác.
+ Thư kí ghi kết quả.
+ Lớp nhận xét và khen người trả lời tốt.
3. Thi văn nghệ: Các nhóm thi văn nghệ
4. Kết thúc hoạt động: Báo cáo nhận xét.
Cần thực hiện các phương pháp học tập
--------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan8.doc