Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Hoàng Kiên Cường Trường TH&THCS Cao Phạ

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc trơn tru toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Tốc độ đọc 75 tiếng/ 1phút.

Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho toàn thế giới trở lên tốt đẹp.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ, của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Hoàng Kiên Cường Trường TH&THCS Cao Phạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự thời gian: Việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau. - ở bài tập 2 yêu cầu ta làm gì? - Kể câu chuyện theo một cách khác: VD: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh còn Mi-tin ở khu vườn kì diệu hoặc ngược lại. - T cho H trao đổi theo cặp. - H tập kể lại theo trình tự không gian trong nhóm 2. - Cho H thi kể. - H kể chuyện trước lớp 2đ 3 H Lớp nhận xét - bổ sung. - T đánh giá chung. c. Bài số 3: - Cho H đọc yêu cầu bài tập. + Cho H quan sát bảng ghi so sánh 2 cách mở đầu. + H quan sát 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 (kể theo trình tự thời gian/ kể theo trình tự không gian). - Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các sự việc. - Có thể kể đoạn: Trong công xưởng xanh trước, trong khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lại. - Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi ntn? + Cách 1: - Đoạn1: Trước hết.... Đoạn 2: Rời công xưởng xanh.. + Cách 2: Đ1: Mi-tin đến khu vườn.... Đ2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.Về nhà viết 1 đ2 đoạn văn hoàn chỉnh vào vở. Tiết 3:Toán Bài 40 : Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. - Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc. II. Đồ dùng dạy học: - Ê-ke, thước kẻ. III. Hoạt động dạy và học: A- Bài cũ: H nêu miệng bài 3. B- Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: - T vẽ hình chữ nhật lên bảng. - Cho H quan sát + Cho H đọc tên hình và cho biết hình đó là hình gì? - Hình ABCD là hình chữ nhật. - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì? - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc vuông. - T nêu và thực hiện: Nếu kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM; kéo dài BC thành đường thẳng BN lúc đó ta được hai đường thẳng ntn với nhau? - Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tại C. -Cho biết góc DCN; BCD; MCN; BCM là góc gì? - Là góc vuông - Các góc này có chung đỉnh nào? - Chung đỉnh C. - Cho H kể tên các đồ vật xung quanh có 2 đường thẳng vuông góc. VD: Quyển vở, quyển sách, cửa sổ ra vào, 2 cạnh của bảng đen. - T hướng dẫn cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. + Vẽ đường thẳng AB + Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD. - H quan sát T làm mẫu. C A O B D - Cho H thực hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O. - 1 H lên bảng vẽ. - Lớp vẽ vào nháp. 3/ Luyện tập: a. Bài số 1: - Bài tập yêu cầu gì? - T hướng dẫn H cách kiểm tra. - Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không? - Cho H nêu miệng - Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. b. Bài số 2: Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD. ABAD; ADDC; DCCB; CBBD; c. Bài số 3: Ghi cặp cạnh với nhau ở từng hình: - Hình ABCDE có: AEED; EDDC - Hình MNPQR có: MNNP; NPPQ d. Bài số 4: Cho H tự làm bài a) ABAD; ADDC b) AB koBC; BC koCD 4/ Củng cố - dặn dò: - Hai đường thẳng vuông góc với nhau khi nào? - Nhận xét giờ học. Tiết 4 : Địa lí Bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên I. Mục tiêu: Học xong bài này, H có khả năng: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất Badan và chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ. - Rèn kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê. - Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên. Bản đồ địa lí Việt: III. Các hoạt động dạy - học. A- Bài cũ: - Tây Nguyên có đặc điểm gì về dân cư, trang phục, lễ hội. - Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt tập thể được gọi là gì? B- Bài mới: 1/ Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất Badan. * Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất Badan. * Cách tiến hành: + Cho H quan sát hình 1. - H quan sát trên lược đồ và chỉ kết hợp trình bày một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,... - Vì sao Tây Nguyên lại trồng chủ yếu loại cây lâu năm này? - Vì những cây công nghiệp này phù hợp với vùng đất đỏ badan tơi xốp, phì nhiêu. - Cho H quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên. + H quan sát. - Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? - Cây cà phê + Cho H quan sát hình 2 - SGK tr.88 - Y/c H tìm vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí VN + H quan sát cà phê ở Buôn Ma Thuột. - 2 đ 3 H lên chỉ. - Em biết gì về cà phê ở Buôn Ma Thuột? - Nổi tiếng thơm ngon không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước. - Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì? - Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. - Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? * Kết luận: T chốt ý. - Dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây. 2/ HĐ2: Chăn nuôi trên đồng cỏ. * Mục tiêu: H trình bày được đặc điểm tiêu biểu về chăn nuôi của người dân ở Tây Nguyên. * Cách tiến hành + Cho H quan sát lược đồ hình 1 (SGK) - Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. - Bò, trâu, voi + Cho H quan sát bảng số liệu + H quan sát bảng số liệu về vật nuôi ở Tây Nguyên. ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? - Chuyên chở người và hàng hóa. - Số lượng trâu, bò, voi thể hiện điều gì ở mỗi gia đình? * Kết luận: T chốt ý. - Thể hiện sự giàu có, sung túc. ị Bài học (SGK) - 3 đ 4 học sinh nhắc lại. 3/ Hoạt động nối tiếp. - Nêu những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc). - Nhận xét giờ học. VN ôn bài + chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt lớp Nhận xét trong tuần 8 I. yêu cầu: - H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 8. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn - Có ý thức tự quản cao. - Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái xây dựng bài. - Biết giúp bạn cùng tiến: - Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ. - Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ. - Khen: Phương Anh, Long, Thảo, Dương,… Tồn tại: - 1 số đi học còn hay quên đồ dùng: - Còn lười học và mất trật tự trong lớp. - Chê: Mạnh, Thắng,… 2/ Phương hướng tuần 9: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 8. - Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập. Kĩ Thuật – Tiết 15 Cắt khâu túi rút dây I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách cắt, khâu túi rút dây. - Cắt khâu được túi rút dây. - H yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: GV: -Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi thường hoặc khâu đột). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. - Chỉ khâu hoặc len. - Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn, kim băng. H: - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2/ Bài mới: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu. - T cho H quan sát vật mẫu và giới thiệu túi rút dây. - Nêu đặc điểm và hình dạng của túi rút dây. - H quan sát túi rút dây mẫu và quan sát hình 1 SGK - Túi rút dây hình chữ nhật - Có 2 phần: + Phần thân túi. + Phần luồn dây. - Cách khâu từng phần có đặc điểm gì? - Phần thân túi được khâu theo cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. - Phần luồn dây có đường nẹp để lồng dây được khâu theo đường khâu viền đường gấp mép vải. - Kích thước của túi ntn? - Kích thước túi có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu sử dụng. - Nêu tác dụng của túi rút dây? - Đựng các đồ vật không bị rơi ra VD: bút, bảng, phấn... b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - Cho H quan sát các hình thực hiện các bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây. - Nêu lại cách khâu viền đường gấp mép vải. - H quan sát từ hình 2 đ 9 trong SGK. - H nêu - Cách khâu ghép 2 mép vải. - Khâu bằng mũi khâu đột thưa hay đột mau. - Muốn có chiếc túi rút dây đầu tiên em phải làm gì? - Đo, cắt vải. - T hướng dẫn các thao tác. - Trước khi cắt vải cần thực hiện những thao tác nào? - H quan sát T làm mẫu + Vuốt phẳng mặt vải, đánh dấu các điểm theo KT ở hình 2. + Kẻ nối các điểm. - Khi kẻ nối các điểm cần chú ý những điều gì? - Các đường kẻ trên vải thẳng và vuông góc với nhau. - Cắt vải theo đúng đường vạch dấu. - Sau khi cắt vải xong ta làm gì? - Khâu viền các đường gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước khâu ghép hai mép vải ở phần thân túi sau. - Khâu phần thân túi. - Để túi bền không bị tuột chỉ, ta nên khâu bằng mũi khâu nào? - Có thể khâu bằng mũi khâu đột thưa, hoặc đột mau. - T cho H thực hành - H thực hành trên vải, đo, cắt và gấp viền đường mép vải. - T quan sát và hướng dẫn học sinh theo nhóm. 3/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu giờ sau học tiếp. Kĩ thuật - Tiết 16 Cắt khâu túi rút dây I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách cắt khâu túi rút dây. - Cắt khâu được túi rút dây. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Mẫu túi vải rút dây. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. + Một mảnh vải hoa hoặc màu. + Kim, kéo,thước, phấn, kim băng nhỏ. H : - Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học. 3/ HĐ3: Thực hành khâu túi rút dây. - T kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1. - H bày vật liệu lên bàn. - Nêu các bước khâu túi rút dây? + Đánh dấu các điểm theo kích thước. + Cắt vải theo đường vạch dấu. + Khâu viền các đường gấp mép. + Khâu thân túi. + Khâu bằng mũi khâu đột thưa. - T hướng dẫn lại một số thao tác khó - khâu vòng 2đ3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp. - Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của H. - T quan sát - hướng dẫn theo nhóm. - Nhắc nhở H thực hiện theo từng bước. - H thực hành khâu túi. 4/ Củng cố - dặn dò: - Cất vật liệu để giờ sau hoàn thiện sản phẩm. - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan