Giáo án lớp 4 tuần 7 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

TRUNG THU ĐỘC LẬP

(GDKNS)

I. MỤC TIÊU.

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

 - Hiểu ND : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các CH trong SGK).

* GDKNS: Xác định giá trị, Đảm nhận trách nhiệm.

 - Có ý thức lớn lên xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.

 - Tranh minh hoạ nội dung bài học.

 - Bảng phụ viết nội dung đoạn luyện đọc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.

 

docx47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 7 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn: 05/10/2011 - Ngày dạy: Thứ sáu – 07/10/2011 - Môn: Toán - Tuần: 7 - Tiết PPCT: 35 - Bài dạy: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU - Biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.( Bài tập cần làm: BT1; BT2) - Thêm yêu toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng phụ có kẻ bảng như SGK, để trống các dòng 2, 3, 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: Biểu thức có chứa ba chữ. - Gọi 3 HS lên bảng hoàn thành bài tập sau: Tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. - GV nhận xét và cho điểm từng em. 3. Dạy bài mới GTB: Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng. - GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức trong bảng. - Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) với a = 5, b = 4, c = 6. (làm tương tự với 2 trường hợp còn lại). - Hỏi: Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) luôn như thế nào với nhau ? - Yêu cầu HSnhắc lại. GV ghi bảng. - Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời. GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng. GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? - Cho HS nêu ý nghĩa tính chất kết hợp của phép cộng. Bài 1(Giảm dòng 1 ý a và dòng 2 ý b) - Cho HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS làm mẫu bài a, sau đó yêu cầu HS làm bài b vào vở. GV thu vở chấm bài và sửa bài. - GV chốt: Sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính nhanh. Bài 2 - Cho HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Sau đó thu vở chấm bài và sửa bài. - GV chốt: Giải bài toán có liên quan đến phép cộng. 4. Củng cố - Dặn dò - Gọi HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Hát đầu giờ - 3 HS, mỗi em 1 bài. Cả lớp nhận xét. Cho a = 125, b = 5, c= 18. Tính: . a + b – c = 125 + 5 – 18 = 130 – 18 = 112 . a x b + c = 125 x 5 + 18 = 625 + 18 = 643 . a : b + c = 125 : 5 +18 = 25 + 18 = 43 - HS nghe và nhắc lại tựa bài. - 3 HS thực hiện trên bảng, mỗi em 1 trường hợp để hoàn thành bảng. - HS thực hiện tính: (a + b) + c = (5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15 a + (b + c) = 5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15 và trả lời: Giá trị 2 biểu thức đều bằng 15. - Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c) - HS nhắc lại: (a + b) + c = a + (b + c) - Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - 1 HS thực hiện trên bảng, cả lớp nhận xét: 185 + (99 + 1) = 185 + 100 = 285. - Dùng để tính nhanh. Bài 1 - 1 HS đọc: Tính bằng cách thuận tiện nhất. a). 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067. 4400 + 2148 + 252 = 4400 + (2148 + 252) = 4400 + 2400 = 6800. b). 921 + 898 + 2079 = (921 + 2079) + 898 = 3000 + 898 = 3898. 467 + 999 + 9533 = (467 + 9533) + 999 = 10000 + 999 = 10999. Bài 2 - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở, sau đó sửa bài: Giải Số tiền hai ngày đầu nhận được là: 75500000 + 86950000 = 162450000 (đồng) Số tiền cả ba ngày nhận được là: 16450000 +1450000 = 176 950 000 (đồng) ĐS: 176 950 000 đồng. KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Họ và tên: LƯU VÂN TIẾN - GV dạy lớp: 4G - Ngày soạn: 05/10/2011 - Ngày dạy: Thứ sáu – 07/10/2011 - Môn: Lịch sử - Tuần: 7 - Tiết PPCT: 7 - Bài dạy: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938. + Đôi nét về người lãnh đạo trân Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng : Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đánh quân Nam Hán. - Những nét chính về nét chính diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bặch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. + Ý nghĩa trận Bạch Đằng : Chiến thắng Bặch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. - Luôn ghi nhớ công ơn các vị anh hùng, noi gương truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Hình minh họa trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra? - Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - GV nhận xét và cho điểm.. 3. Dạy bài mới GTB: Cho HS quan sát tranh, giới thiệu: Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta hơn một nghìn năm trước. Vậy đó là trận đánh nào? Xảy ra ở đâu? Kết quả và ý nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ1: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS đọc trong SGK và dựa vào hiểu biết của bản thân, làm vào PHT. GV phát phiếu cho từng em làm bài: - Hát đầu giờ - 2 HS trả lời, mỗi em 1 câu, cả lớp nghe và nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Từng cá nhân HS làm phiếu học tập Họ và tên: …………………………………………… PHIẾU HỌC TẬP Em hãy điền dấu x vào o sau thông tin đúng về Ngô Quyền + Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây) o + Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. o + Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán o + Trước trận Bạch Đằng, Ngoâ Quyeàn lên ngôi vua o - GV yêu HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền. - GV chốt: Ngô Quyền là người Đường Lâm, Hà Tây, ông là người có tài, yêu nước. Là con rể của Dương Đình Nghệ, người đã tập hợp nhân dân đứng lên đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931. HĐ2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 các vấn đề sau: + Vì sao có trận Bạch Đằng? + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở đâu? + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì? + Trận đánh diễn ra như thế nào? Kết quả trận đánh ra sao? - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh. - GV chốt: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở của sông Bạch Đằng. Trận đánh của quân ta hoàn toàn thắng lợi. HĐ 3: Hoạt động cả lớp - Hỏi: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? - GV chốt: Với chiến công vang dội như trên, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất, nhân dân ta đã xây lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm, Hà Tây. 4. Củng cố - Dặn dò - Cho HS đọc nội dung bài. - Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. HS xung phong giới thiệu về con người Ngô Quyền. HS lắng nghe. - HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta … thất bại”, thảo luận nhóm 4 và trả lời: + Vì Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Kiều Công Tiễn sang cầu cứu nhà Nam Hán, nhân cớ đó, nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược. + Ở tỉnh Bắc Ninh. + Dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông để đánh giặc. + Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên… không tiến không lùi được. + Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. - HS thuật lại diễn biến của trận đánh - HS lắng nghe. - Mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. - HS lắng nghe. - 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm. SINH HOẠT LỚP- TUẦN 7 I. Nội dung: - Chủ điểm: “Kính yêu ông bà, cha mẹ”. Chào mừng ngày lễ 15/10 và 20/10. - Kiểm điểm việc học tuần 7 và nêu phương hướng học tập tuần 8. II. Tiến trình: 1. Ổn định: Hát đầu giờ 2. Kiểm điểm công việc trong tuần 7 ( từ 03/10 đến 07/10/2011) - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt lớp. - Tổ trưởng và Đội Sao Đỏ báo cáo kết quả thi đua các tổ qua các mặt GD sau: a/ Đạo đức b/ Học tập c/ Lao động vệ sinh d/ Phòng chóng TNGT, TNTT. - Lớp trưởng nhận xét: Tuyên dương tổ thực hiện tốt các nề nếp, nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt. Xếp hạng thi đua giữa các tổ. - GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt các nề nếp. Nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy qui định của trường, lớp. Chấn chỉnh lại những việc HS còn sai phạm nhiều, thực hiện chưa tốt nội quy lớp để tuần sau được tốt hơn. 3. Kế hoạch tuần 8. - Chủ điểm: “Kính yêu ông bà, cha mẹ”. Chào mừng ngày lễ 15/10 và 20/10. - Học chương trình tuần 8 theo PPCT( Từ 10/10 đến 14/10/2011). a/ Đạo đức: + Thực hiện nội quy trường lớp. + Có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường. + Không nói tục, chửi thề, gây sự với bạn. + Nói chuyện trong giờ học. + Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp. + Nghỉ học phải xin phép có chữ kí của cha mẹ HS. b/ Học tập: + Vào lớp thuộc bài, chép bài đầy đủ. + Ghi chép bài đúng vở quy định, bao bìa dán nhãn cẩn thận, giữ gìn vở sạch chữ đẹp. + Tham gia tập thể dục, múa sân trường nghiêm túc. c/ Lao động vệ sinh: + Tham gia lao động tập thể theo sự phân công của nhà trường. + Tổ trực phải châm nước trầu bà. + Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đồng phục đến lớp được giặt ủi cẩn thận. + Đầu tóc gọn gàng, tay chân luôn sạch sẽ, mang dép có quay hậu. + Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, phải dội nước và khóa nước sau khi đi vệ sinh. + Không xả rác trong lớp, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định. d/ Phòng chóng TNGT, TNTT: + Đi đường không chạy giỡn, xô đẩy, qua đường đúng phần đường dành cho người đi bộ và theo tín hiệu đèn giao thông. Không chạy xe lạng lách ngoài đường. + Không được trèo cây, chạy nhảy trên bàn học, xô đẩy khi lên xuống cầu thang. 4. Trò chơi - Tổ chức cho HS thi đố vui giữa các tổ. - GV nhận xét và tuyên dương tinh thần vui chơi lành mạnh và có những câu đố hay. KÍ DUYỆT - TUẦN 7 Tổ trưởng GVCN Ngày 03 tháng 10 năm 2011 NGUYỄN NGỌC CẨM LƯU VÂN TIẾN

File đính kèm:

  • docxTUAN 7.docx
Giáo án liên quan