Giáo án Lớp 4 Tuần 7 Tiết 35

I. MỤC TIÊU: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng.

- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hnh tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ; - 3 HS lên bảng sửa bài tập 3, GV chấm vở một số em

 Nhận xét bài cũ

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 Tiết 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 21/10/2011 Môn : Toán Tiết 35 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ; - 3 HS lên bảng sửa bài tập 3, GV chấm vở một số em Nhận xét bài cũ 3. Bài mới: Giới thiệu bài Tính chất kết hợp của phép cộng. HĐ Giáo viên Học sinh 1 Tìm hiểu bài 2 +GT tích chất kết hợp của phép cộng - GV treo bảng phụ. Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các BT(a + b) + c và a +(b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. a b c (a + b) + c a +(b + c) 5 4 6 (5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15 5 + (4 + 6) = 5 + 10 =15 35 15 20 (35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70 35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70 28 49 51 (28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128 28 + (49+51) = 28 + 100 =128 - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b +c) khi a = 5,b = 4 và c = 6. - Cho HS so sánh các trường hợp còn lại. - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c)? - Ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) - GV vừa chỉ bảng vừa nêu: * (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. * Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c. * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - Yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. Luyện tập Bài 1:Bài tập y/c chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng biểu thức: 4367 - GV: Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi ta cộng nhiều số hạng với nhau các em nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là các số tròn (chuc, trăm, nghìn, . . . ) để việc tính toán được thuận tiện hơn. - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài. - Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét và cho điểm HS. - Đọc bảng số. - 3 em lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng. - Giá trị của 2 biểu thức biểu thức này đều bằng 15. - HS so sánh . - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c). - HS đọc : (a + b) + c = a + (b + c) - HS nghe giảng. - HS đọc thành tiếng. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. -1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - HS nghe giảng. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. - Học sinh làm vào vở 4 Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất kết hợp của phép cộng. - Về nhà luyện tập thêm về tính chất kết hợp của phép cộng. - Chuẩn bị bài: Luyện tập - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTiet 35T_N.doc
Giáo án liên quan