B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Hướng dẫn luyện tập
*MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lạiphép cộng, thử lại phép trừ. Giải toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ
*PP: Thực hành
17 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu biểu thức có chứa ba chữ: a + b + c và hỏi : Nếu
a =2, b =3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
-H tính nêu kết quả , T hỏi : 9 được gọi là gì ?
-T làm tương tự với các trường hợp còn lại.
-Hỏi : Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
- T nêu kết luận như SGK
Hđ4: Thực hành
*MT: Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
*PP: Thực hành
-T giao các bài tập 1, 2, 3,4 SGK
-H tự đọc yêu cầu các bài tập và làm bài tập vào vở.
-T quan sát và giúp đỡ thêm
-T chấm một số bài, nhận xét. T chữa bài (Nếu cần)
-Nhóm 2 H trao đổi nhau về cách làm và cách trình bày
3 .Củng cố dặn dò
*MT: củng cố tiết học
*PP: thực hành, động não,
*ĐD: Sgk,vở bài tập
-T tổng kết giờ học.
-Dặn : Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Địa lí:
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
A. Bài cũ:
*MT: Ôn lại kiến thức đã học.
*PP: Hỏi đáp
Hỏi: +Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?
+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa? -2 H trả lời. T nhận xét, đánh giá. Tổng kết bài cũ
B. Bài mới. : Giới thiệu bài
HĐ1: Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc sinh sống
*MT : Biết một số dân tộc ở tây Nguyên. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng
*PP: Hỏi đáp , trực quan
-T giới thiệu bài trực tiếp
-Bước 1: - T yêu cầu H đọc mục 1 SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:+Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
+Trong các dân tộc kể trên , những dân tộc nào sống lâu đời ở tây nguyên ? Những dân tộc nào nơi kác đến ?
+Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt
+Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì ?
Bước 2: -Gọi một vài H trả lời câu hỏi trước lớp
-T sửa chữa và giúp H hoàn thiện câu trả lời
-T giảng : Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc sinh sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta
HĐ 2: Nhà rông ở Tây Nguyên
*MT: Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên
*PP: Quan sát, mô tả, nhóm
*ĐD: Tranh ảnh về nhà ơ, buôn làng
Bước 1: -T giao nhiệm vụ : Hãy đọc mục 2 SGK kết hợp quan sát tranh ảnh về nhà ở và buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên trả lời các câu hỏi sau: +Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt
+Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông .
+Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
-H thành lập nhóm 4 và trao đổi.
Bước 2: -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc .
-T sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
HĐ3:Trang phục lễ hội
*MT: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên
*PP: Quan sát , mô tả
*ĐD:Tranh ảnh về trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
-T giao nhiệm vụ : Hãy đọc mục 3 SGK và kết hợp quan sát các hình 1, 2, 3, 5, 6 và thảo luận các câu hỏi gợi ý sau: +Người dân Tây nguyên nam nữ thường mặc như thế nào ?
+Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
+Kể tên một số lễ hội đặc sắc ởTây Nguyên ?
+Người dân Tây Nuyên thường làm gì trong lễ hội ?
+Ở tây Nguyên người dân thường dùng những loại nhạc cụ độc đáo nào ? H thành lập nhóm 4 và làm việc. Đại diện các nhóm trình bày . T nhận xét và nêu kết luận.
C. Củng cố dặn dò
*MT: củng cố tiết học
*PP: thực hành, động não,
*ĐD: Sgk,vở bài tập
-T yêu cầu H trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên
-T nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
A. Bài cũ
*MT: củng cố kiến thức đã học tiết trước
*PP: thực hành, động não
-1 H lên bảng thực hiện yêu cầu:
+Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam ? Cho ví dụ.
-2 H làm bài trên bảng lớp: +Viết tên em và địa chỉ gia đình em.
+Viết 2 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở tỉnh của em.
-T nhận xét , đánh giá.
B. Bài mới:
HĐ1Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
*MT: Ôn lại cách viết tên người tên địa lí Việt Nam. Viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.
*PP: Thực hành
*ĐD: Giấy khổ to viết sẳn bài 1, bản đồ Địa lí Việt Nam, 3 tờ giấy khổ to.
-T giới thiệu bài trực tiếp
Bài 1:-T nêu yêu cầu của bài
-Gọi1 H đọc nội dung bài tập, đọc giải nghĩa từ Long Thành.
-Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện những tên riêng không viết
-H làm bài vào vở. Tphát phiếu riêng cho 3 H làm.
-Những H làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. T và lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: -Gọi H đọc yêu cầu
-T treo bản đồ Địa lí Việt Nam lên bảng và hướng dẫn trò chơi "Nhà du lịch giỏi nhất"
-T phát phiếu và bản đồ cho từng nhóm.
-Yêu cầu H thảo luận theo từng nhóm.
-Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
HĐ 3: Củng cố dặn dò
*MT: củng cố tiết học
*PP: thực hành, động não,
*ĐD: Sgk,vở bài tập
-T Hỏi : Tên người và tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào ?
-Nhận xét tiết học.Tuyên dương những bạn chăm chỉ học bài.
Dặn :Ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới.
SINH HOẠT LỚP
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ1: Sinh hoạt văn nghệ
*MT: Tạo không khí vui tươi , nhẹ nhàng
-Lớp phó phụ trách văn thể mĩ điều khiển lớp sinh hoạt văn nghệ
HĐ 2: Phần hoạt động
*MT: Đánh gia các hoạt động của lớp trong 2 tuần vừa qua. Đề ra phương hướng tuần tới. Tạo ý thức phê và tự phê trong học sinh.
*PP: Trao đổi , thảo luận
*ĐD: Bản đánh giá và bản phương hướng của lớp trong hai tuần tới
-Lớp trưởng điều hành lớp giờ hoạt động theo các bước:
Bước 1: Đánh giá các hoạt động của lớp trong 2 tuần vừa qua.
Bước 2: Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
Bước3:Góp ý , phê và tự phê
-T bổ sung vào bản đánh giá và phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
-Nhấn mạnh một số hoạt động trọng tâm cần thực hiện tốt như:
+Phat động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
+Công tác học bài ở nhà chu đáo hơn, học kết hợp ôn tập chuẩn bị thi giữa học kì đạt điểm tốt.
+Luôn giữ vững phong trào vở sạch chữ đẹp.
+Đi học chuyên cần và đúng giờ.
+Làm tốt công tác vệ sinh trường học.
+Thực hiện và tuyên truyền mọi người trong gia đình nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
+Thực hiện tốt nề nếp đội đã đề ra
-T tuyên dương những em đã thực hiện tốt, nhắc nhở một số H còn nhiều lần vi phạm cần khắc phục.
-T nhắc nhỡ H đi học chuyên cần và đúng giờ
HĐ3: Tổng kết
*MT: Xây dựng ý thức phê và tự phê trong học sinh
-T nhận xét chung giờ hoạt động . Tuyên dương những H có ý thức phê và tự phê tốt, tích cực tham gia giờ hoạt động.
Dặn:Nhắc H tham gia tốt các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.
Thứ ngày tháng năm
Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ -Giới thiệu bài mới
*MT: Gây hứng thú vào bàimới
*PP:Thực hành
*ĐD:Phiếu học tập
-T dán phiếu học tập lên bảng, mời 2 H lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào vở nháp.
Nội dung phiếu học tập:
Cho a =15, b = 27, c = 35. Tính giá trị của biểu thức:
a + b + c và a +( b + c)
-T tổng kết bài cũ , giới thiệu bài mới
2Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
*MT: Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng
*PP: Thực hành , hỏi đáp
*ĐD: Băng giấy kẻ sẳn bảng như SGK
- T treo bảng số như đã chuẩn bị. H đọc bảng số
- T yêu cầu H thực hiện tính giá trị của biểu thức
( a+ b)+ c và a + ( b+ c) trong từng trường hợp cụ thể.
-Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a+ b) + c với giá trị của biểu thức a + ( b+ c) Khi a =35, b =15, c =20 và khi a = 28, b = 49, c = 51
-Vậy khi ta thay chữ bằng sô thì giá trị của biểu thức
(a + b)+ c luôn luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
-H trả lời T ghi bảng: ( a+ b) + c = a + ( b + c)
-T chỉ vào biểu thức và phát biểu bằng lời tính chất giao hoán của phép cộng.
-Gọi nhiều H nhắc lại.
HĐ3: Thực hành
*MT: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức
*PP: Thực hành
-T giao các bài tập1, 2, 3 SGK
-H tự đọc yêu cầu và làm các bài tập vào vở.
-T theo dõi và giúp đỡ những em yếu.
-T chấm một số bài, nhận xét , chữa bài ( nếu cần)
-Nhóm 4 H trao đổi , học tập nhau cách làm và cách trình bày
3. Củng cố dặn dò
*MT: Củng cố các kiến thức đã tìm hiểu
*PP: thực hành, động não,
*ĐD: Sgk,vở bài tập
T yêu cầu : Hãy viết công thức tổng quát và phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng.
-H trả lời , T tổng kết bài học
-T nhận xét giờ học, tuyên dương những H học bài tốt
-Dặn: Ghi nhớ tính chất giao hoán của phép cộng, chuẩn bị bài học sau.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
A. Bài cũ:
*MT: Ôn lại các kiến thức đã học
*PP: Hỏi đáp
-1 H đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
-Cả lớp và T nhận xét .
-T đánh giá và tổng kết bài cũ
B. Bài mới:HĐ1.
Giới thiệu bài
HĐ 1. Hướng dẫn H làm bài tập
*MT: Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước. Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trìng tự thời gian. Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.Biết nhận xét đánh giá bài vẽ của các bạn.
*PP:Thực hành, nhóm
*ĐD. Giấy khổ to viết sẳn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý
-T giới thiệu bài trực tiếp
Bài 1: -Gọi H đọc đề bài
?Đề bài yêu cầu kể lại chuyện gì?
-H trả lời
- T dùng phấn màu gạch dưới các từ: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian
-Yêu cầu H đọc gợi ý
-H nối tiếp nhau trả lời trước lớp
-H làm bài vào VBT.
-Nhóm hai H ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
-H thi kể trước lớp.
-Lớp nhận xét về nôị dung truyện và cách thể hiện.
-T sửa lỗi câu, từ .
-Nhận xét cho H và ghi điểm cho từng H
C. Củng cố dặn dò
*MT: Củng cố các kiến thức đã tìm hiểu
*PP: thực hành, động não,
*ĐD: Sgk,vở bài tập
-T nhận xét tiết học, tuyên dương những H có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn sinh động.
-Dặn : Về nhà viết lại câu chuyện vào vở và kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- tuan7.doc