Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.
14 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Lê Lợi: Tên riêng của 1 vị vua.
Kết luận: - Những tên chung của 1 loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
- Những tên riêng của 1 loại sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh cách viết các từ trên xem có khác nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Tên chung của dòng (sông) không viết hoa. Tên riêng của 1 dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
+ Tên chung của người đứng đầu (vua) không viết hoa. Tên riêng của vua (Lê Lợi) viết hoa.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
+ Bài 2:
HS: - 1 em đọc yêu cầu.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
- GV chữa bài, chấm, nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
******************
Khoa học(*)
Ôn Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS có thể kể tên các cách bảo quản thức ăn.
- Nêu ví dụ về 1 số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.
- Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
II. Các hoạt động dạy - học:
+ Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 SGK và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình trang 24, 25 SGK.
- Chỉ ra và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
- Kết quả làm việc của nhóm ghi vào mẫu.
+ Bước 1: GV giảng (SGV).
+ Bước 2: Nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận theo câu hỏi.
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì
- Làm cho thức ăn khô, các vi sinh vật không phát triển được.
+ Bước 3: Cho HS làm bài tập.
? Trong các cách dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm
Phơi khô, sấy, nướng.
Ướp muối, ngâm nước mắm.
Ướp lạnh
Đóng hộp
Cô đặc với đường.
Đáp án:
+ Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e.
+ Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm: d
+ Bước 1: GV phát phiếu cho HS.
HS: Làm việc với phiếu học tập (mẫu SGV).
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV kết luận.
HS: 1 số em trình bày, các em khác bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Hoạt động tập thể
Chào cờ
******************ự******************
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2008
Thể dục
******************
Toán
******************
Chính tả
******************
Luyện từ và câu
******************
Thể dục(*)
******************
Mĩ thuật(*)
******************ự******************
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2008
Lịch sử
******************
Địa lí
******************
Kể chuyện
******************
Khoa học
******************
Toán
******************
Lịch sử(*)
******************
Địa lí(*)
******************
Toán(*)
******************ự******************
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2008
Luyện từ và câu
******************
Tập đọc
******************
Toán
******************
Tập làm văn
******************
Đạo đức
******************
Thể dục(*)
******************
Tiếng Việt
******************ự******************
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008
Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS biết khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Vải, kim khâu, chỉ khâu,
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
* HĐ1: Thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV gọi HS nêu lại quy trình khâu ghép 2 mép vải.
HS: Nêu lại quy trình khâu.
- B1: Vạch dấu đường khâu.
- B2: Khâu lược
- B3: Khâu ghép 2 mép vải.
- Cho HS thực hành khâu.
HS: Thực hành khâu.
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
* HĐ2: Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn để đánh giá.
HS: Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài để giờ sau học.
******************
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của 1 câu chuyện gồm nhiều đoạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu”, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em nhìn tranh phát triển ý nêu thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài tập 1:
HS: 1 em đọc cốt truyện “Vào nghề”.
- GV giới thiệu tranh.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS nêu tên các sự việc chính trong cốt truyện trên.
HS: Phát biểu:
1) Va - li - a mơ ước ..đánh đàn.
2) Va - li - a xin ..chuồng ngựa.
3) Va - li - a làm quen với chú ngựa.
4) Say này Va - li - a trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
+ Bài tập 2:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh.
- Đọc thầm lại 4 đoạn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn, viết lại vào vở.
- 1 số em làm vào phiếu dán bảng.
- GV gọi 1 số HS đọc kết quả bài làm.
- GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Về nhà tập viết lại đoạn văn cho hay.
******************
Toán
Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết về tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ kẻ như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng:
- GV đưa bảng kẻ sẵn như SGK:
HS: Quan sát trên bảng và trả lời:
Nếu a = 5; b = 4; c = 6 thì
(a + b) + c = ?
a + (b + c) = ?
HS: Tính ra nháp, 2 HS lên bảng tính.
- GV ghi kết quả HS tính được vào bảng.
(a + b) + c = (4 + 5) + 6 = 9 + 6 = 15
a + (b + c) = 4 + (5 + 6) = 4 + 11 = 15
? So sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c)
- 2 giá trị của 2 biểu thức đó bằng nhau.
? Khi cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3.
HS: Nêu lại nhận xét.
- Lưu ý: Khi phải tính tổng của 3 số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải.
=> a + b + c = a + (b + c) = a + (b + c)
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
a) 3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698
= 5098.
4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
= 5067.
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu và tự làm.
Bài giải:
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận là: 75500000+86950000=162450000 (đồng)
Cả ba ngày nhận được số tiền là:
162450000+14500000=176950000(đồng)
Đáp số: 176 950 000 (đồng).
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.
a + 0 = 0 + a = a
5 + a = a + 5
(a + 28) + 2 = a + (28+2) = a + 30.
- GV chấm bài, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
******************
Hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
1. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ.
- Sách vở tương đối đầy đủ.
b. Nhược điểm:
- Hay nghỉ học không lý do.
- Khăn quàng, guốc dép chưa đầy đủ.
- Hay nói tục, chửi bậy, hay nói chuyện riêng trong giờ, đặc biệt là em Tùng, Cường, Nam.
- ý thức học tập chưa tốt điển hình như em Hoàn, Lương, Tùng, Long, Quân, Linh, Đức Anh,
- Chữ viết quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả: Tùng, Lương, Thương, Linh, Long, Hậu,
- Ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ.
2. GV khen 1 số em có ý thức học tập tốt:
1. Ngân 3. Liên
2. Hồng 4. Mai.
3. Phương hướng:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
******************
Kĩ thuật(*)
ôn Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy - học:
- GV gọi HS nêu lại quy trình khâu ghép 2 mép vải.
HS: Nêu lại quy trình khâu.
- B1: Vạch dấu đường khâu.
- B2: Khâu lược
- B3: Khâu ghép 2 mép vải.
- Cho HS thực hành khâu.
HS: Thực hành khâu.
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
* HĐ2: Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn để đánh giá.
HS: Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những em có ý thức học tốt.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài để giờ sau học.
******************
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Lễ Giao ước thi đua
Mục đích yêu cầu:
- Tìm hiểu thế nào là một tiết học tốt.
- Xác định thái độ đứng đắn, biết đấu tranh với những hành vi sai trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng học bài và làm bài.
Chuẩn bị:
- Trang trí lớp, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Kế hoạch sổ sách thi đua.
- Nội dung hình thức tổ chức.
Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể
- Tuyến bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Công bố chương trình làm việc
2. Thảo luận:
a. Cho HS trao đổi câu hỏi.
- Thế nào là một tiết học tốt.
- Tác dụng của một tiết học tốt.
- Để có tiết học tốt, học sinh cần làm gì?
b. HS trả lời cầu hỏi.
- GV tổng kết ý kiến của HS, rút ra yêu cầu chính cần phải thực hiện trong buổi học.
3. Đăng kí thi đua:
- Đại diện từng tổ lên đọc đăng ký thi đua từng tổ.
- Từng tổ trao đổi thêm chỉ tiêu.
- Hát tập thể.
4. Kết thúc hoạt động:
- Đại diện lớp thống qua kết hoạch thi đua.
GV nhận xét tinh thần thái độ học tập
Về thực hiện tốt theo đăng kí đã nêu.
******************************************ựựự******************************************
File đính kèm:
- Tuan7.doc