A. Mục tiêu :
1) Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng
2) Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
B. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi bài tập 1,2,3
Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để HS làm bài tập 2,3
C. Các hoạt động dạy học :
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 6 - Môn Luyện từ và câu ( tiết 12) Mở rộng vốn từ: Trung thực – tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu L( tiết 12 )MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
A. Mục tiêu :
1) Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng
2) Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
B. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi bài tập 1,2,3
Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để HS làm bài tập 2,3
C. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1phút
10 phút
8 phút
8 phút
6phút
2phút
1) Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng một lúc , chia đôi bảng lớp :
Viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng
Viết 5 danh từ riêng là tên triêng của người , của sự vật xung quanh Giáo viên nhận xét
2) Bài mới :
a) Giới thiệu bài : Ghi đề
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 : Gv phát cho HS các phiếu học tập nhóm (bảng phụ nhóm có bài ghi sẵn)
1 HS nêu yêu cầu của đề ( Điền từ : tự tin , tự ti , tự trọng , tự kiêu , tự hào , tự ái )
Cho HS làm bài
Gv nhận xét , sửa bài
Cho hs làm bài vào vở BT đã chuẩn bị sẵn
( thứ tự các từ cần điền : tự trọng , tự kiêu ,tự ti , tự ái , tự hào )
Bài tập 2/63 : HS nêu yêu cầu của đề
Cho HS suy nghĩ , có thể dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ
Gv gọi HS trả lời miệng , GV dùng thước nối đúng nghĩa của từ ở bảng phụ
Gv chốt ý , gọi HS nhắc lại
+ Một lòng một dạ gắn với lí tưởng , tổ chức hay với người nào đó : Trung thành
+ Trước sau như một , không có gì lay chuyển nổi : trung kiên
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa : trung nghĩa
+ Ăn ở nhân hậu , thành thật , trước sau như một : trung hậu
+ Ngay thẳng thật thà : trung thực
Bài tập 3 :
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cho HS dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu thêm nghĩa của các từ
Cho HS dùng bảng con ghi các từ chỉ ý a à GV kiểm tra
Sau đó ghi các từ chỉ ý b à GV kiểm tra và sửa bài chung ở bảng phụ
Giải đáp :
Trung có nghĩa là “ở giữa” : trung thu , trung bình , trung tâm
Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” : trung thành , trung nghĩa , trung thực , trung hậu, trung kiên
Bài tập 4/63 : HS nêu yêu cầu của bài tập
Các nhóm thi đua đặt câu tiếp sức mỗi nhóm 5 em đặt 5 câu – Lớp nhận xét ( Mỗi lượt 2 nhóm )
Gv nhận xét bài làm của các nhóm , nhóm nào có nhiều câu đúng ( không trùng lặp) là thắng cuộc
Củng cố : Cho 1- 2 HS nhắc lại nghĩa của các từ trong bài tập 2 ( 1 từ / 1 em )
Về nhà viết lại bài 3 ,4 vào vở BT
Bài sau : Cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam
1 HS
1 HS
1 HS đọc đề
HS thảo luận nhóm 4
1 HS nêu
Đại diện nhóm trình bày
Hs tự chấm bài
1 HS nêu
Thảo luận nhóm đôi
Làm bài vào vở
Lớp nhận xét , sửa bài
2 – 3 học sinh nhắc lại
1 HS đọc
HS thảo luận nhóm đôi ghi riêng từng phần vào b/c
Hoạt động cá nhân
à Mỗi em đặt 1 câu , ghi tiếp sức theo nhóm ở bảng lớp
Lớp nhận xét
HS ghi vào vở chuẩn bị bài
File đính kèm:
- Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ trung thực tự trọng.doc