.Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng: Nen-xơn Man-đê- la, các số liệu thống kê (1-5, 9-10, 3-4 )
- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc sống đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
2.Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da đen ở Nam Phi.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
28 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Lê Thị Cẩm Tú - Trường tiểu học Ngọc Khê I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
núi:
+ (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi.
+ (Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi.
- HS trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét.
GV kết luận: Câu trên có thể hiểu theo 2 cách:
+ Con rắn hổ mang đang bò lên núi.
+ Con hổ đang mang con bò lên núi.
? Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? (Có nhiều cách hiểu như vậy vì người viết đã dùng từ đồng âm: hổ, mang, bò).
Qua ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? (Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa).
Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì? (Dùng từ đồng âm để chơi chữ tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người nghe).
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
* HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
Hướng dẫn hoạt động theo nhóm đôi: Đọc kĩ các câu, tìm từ đồng âm trong từng câu, xác định nghĩa của từ đồng âm trong câu đó để tìm các cách hiểu khác nhau.
HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm trình bày 1 câu.
GV nhận xét, kết luận:
a. Đậu trong ruồi đậu là dừng ở một chỗ; đậu trong xôi đậu là đậu để ăn
Bò trong kiến bò là hoạt động của con kiến; bò trong thịt bò là danh từ chỉ con bò.
b. Tiếng chín thứ một là tinh thông, tiếng chín thứ hai là con số 9
c. Tiếng bác số một là một từ xưng hô, tiếng bác thứ hai là làm chín thúc ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn len cho đến khi sền sệt; Tiếng tôi số một là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ hai là đổ nước vào để làm cho tan.
d. Đá vừa có nghĩa là chất rấntọ nên vỏ trái đất (như trong sỏi đá) vừa có nghĩa là đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (như trong đá bóng, đấm đá). Nhờ dùng từ đồng âm nên câu này có hai cách hiểu:
+ Con ngựa thật đá con ngựa bằng đá, con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật
+ Con ngựa bằng đá đá con ngựa bằng đá, con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật
KL: Rèn kĩ năng phát hiện từ đồng âm để chơi chữ.
Bài 2: HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc cá nhân
HS lần lượt trả lời miệng trước lớp. HS yếu chỉ cần đặt được một câu với một cặp từ đồng âm, HS khá giỏi đặt được câu với 2, 3 cặp từ đồng âm như ở BT1
Ví dụ: + Mẹ bé mua chín quả cam chín.
+ Anh Anh đang học tiếng Anh để sang Anh tu nghiệp.
GV nhận xét. Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng em.
KL: Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ vào đặt câu.
C/ Củng cố dặn dò
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
Dặn HS về nhà học bài.
.
*********************************
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Biết:
- So sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :Y/c hs laứm laùi BT 3 sgk
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành
Bài 1:HS đọc yêu cầu bài 1.
HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
HS và GV nhận xét.
Thửự tửù tửứ beự ủeỏn lụựn laứ: ; b.
HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
KL: Rèn kĩ năng so sánh phân số.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài 2.
HS làm cá nhân , 4 HS lên bảng làm.
HS và GV nhận xét:
Kết quả đúng là: a) b) c) d)
KL: Rèn cho HS kĩ năng tính giá trị của biểu thức với phân số.
KL: Củng cố giải bài toán có liên quan đến tìm 1 phân số của 1 số.
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài 4.
HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
HS và GV nhận xét. Giải:
Hieọu soỏ phaàn baống nhau laứ:
4 -1 = 3( phaàn)
Tuoồi con laứ: 30 : 3 = 10 ( tuoồi)
Tuoồi boỏ laứ: 10 x 4 = 40 ( tuoồi)
ẹaựp soỏ: Boỏ:40 tuoồi ; con: 10 tuoồi
KL: Củng cố giải bài toán về tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
Còn thời gian GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 và xây dựng cách làm
- ẹoồi: 5 ha = 50000 m2
- Tính dieọn ớch hoà nửụực (50000 x = 15000(m2))
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT và BT3 sgk
.
*************************************
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I/ Mục tiêu:
Biết nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Hình minh họa trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ: + Thuoỏc khaựng sinh laứ gỡ?
+ ẹeồ ủeà phoứng beọnh coứi xửụng ta caàn phaỷi laứm gỡ ?
Giaựo vieõn nhaọn xeựt vaứ cho ủieồm
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*HĐ1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét.
Mục tiêu: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét:
Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm tổ chức cho các em quan sát tranh trang 26 và thảo luận trả lời câu hỏi trongSGK.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.`
HS và GV nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng:
+ Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra. Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành. Bệnh sốt rét rất nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người. Người bị sốt rét thường bắt đầu là rét run, sau đó là nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người bệnh mặt đỏ, có lúc mê sảng. Sốt kéo dài nhiều giờ và cuối cùng người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. Cứ một ngày là xuất hiện một cơn sốt
* HĐ 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét.
Mục tiêu: Cách phòng bệnh sốt rét
Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Mọi người trong hình đang làm gì? làm như vậy có tác dụng gì?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Gọi HS đọc phần bạn cần biết SGK.
KL: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
Cho HS quan sát hình vẽ muỗi A-nô-phen và hỏi:
+ Nêu những đặc điểm của muỗi A-nô-phen.
+ Muỗi A-nô-phen sống ở đâu?
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
KL: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
C/ Củng cố – Dặn dò:
HS nhắc laị nội dung bài.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
.
***********************************
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I/ mục đích yêu cầu
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích BT1.
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một dòng sông nước
II/ đồ dùng dạy học
GV: Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước: Biển ,sông, suối, hồ, đầm...
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ: GV thu, chấm bài tập Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất dộc màu da cam.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi.
- Trao đổi theo nhóm, trả lời câu hỏi và báo cáo kết quả.
* Đoạn a.
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? (Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây).
- Câu văn nào cho em biết điều đó? (Câu: Biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời).
- Để tả đặc điểm đó, tác giả quan sát những gì và vào thời điểm nào? (Quan sát bầu trời và mặt biển khi bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió).
- Tác giả sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả? (Xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu).
- Khi quan sát biển, tác giả có liên tưởng thú vị thế nào? (Liên tưởng đến tâm trạng thay đổi của con người: biển như một người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng...)
Theo em, liên tưởng nghĩa là gì? (Là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác).
* Đoạn b.
- Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày? (Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều).
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? (Chủ yếu bằng thị giác).
- Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh? (Nắng chiếu xuống lòng kênh như đổ lửa, chân trời trống huếch trống hoác, con kênh phơn phớt màu đào..., dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, ... một con suối lửa...)
- Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì? (Làm cho người đọc hình dung được con kênh Mặt Trời, làm cho nó sinh động hơn).
Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
2-3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị.
Nhận xét bài làm của HS.
HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước.
GV gợi ý cách miêu tả.
Ví dụ:
+ Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
+ Nước trong vắt, nhìn thấy đáy.
+ Những làn gió nhẹ thổi qua mơn man gợn sóng.
3 HS làm bài vào giấy khổ to lên bảng trình bày.
GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có dàn bài văn hoàn chỉnh.
HĐ2: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
.
*************************************
Sinh hoạt tuần 6
I. Mục tiêu
-Tổng kết phong trào hoạt động tuần 6
- Nắm nhiệm vụ học tập tuần 7
II. Hoạt động sinh hoạt
Sinh hoạt Đội
-Lớp thực hiện đọc báo Măng non
2. Sinh hoạt lớp
GV hướng dẫn sinh hoạt lớp
a. Lớp trưởng nhận xét chung về ưu, nhược điểm lớp trong tuần 6
*Học tập
-Việc thực hiện làm bài và học bài trên lớp
- Làm bài tập về nhà
- Đi học đã đầy đủ và đúng giờ chưa?
- Thực hiện học nhóm như thế nào?
* Các hoạt động khác
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ
- Vệ sinh thân thể và vệ sinh lớp học
- Tập thể dục và múa hát sân trường, tham gia tập trống chào cờ theo nghi thức Đội
- Lao động.
b. Bình xét xếp loại cá nhân, nhóm
- Lớp nhận xét cá nhân và nhóm theo các tiêu chí chung
- Bình bầu cá nhân, nhóm có thành tích tốt trong tuần
- Xếp loại thi đua tuần
c. GV nhận xét chung , tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
3. Kế hoạch tuần 7
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm tuần vừa qua.
- Tham gia đầy đủ và tích cực các phong trào của nhà trường, lớp.
- Tích cực, tự giác trong các phong trào của Đội
- Tiếp tục thi đua học tốt chào mừng ĐH CNVC, ĐH Đoàn.
*************************************
File đính kèm:
- L5-06-07-T6.doc