Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức :- Củng cố kiến thức về viết, đọc ,so sánh số tự nhiên .
- Đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian .
- Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng .
2. Kĩ năng :- Viết , đọc, so sánh đúng các số tự nhiên . Đổi đúng các đợn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian . Giải đúng các bài toán có liên quan đến trung bình cộng . Đọc đúng các số liệu trên biểu đồ .
3. GD: Tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
24 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - GV: Nguyễn Đình Cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số cơ bản đúng.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Kết bạn.
-GDHS ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần đoàn kết.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu(6 - 10 phút)
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
* Trò chơi làm theo hiệu lệnh : 2 - 3 phút.
2. Phần cơ bản (18 - 22 phút)
Đội hình đội ngũ: 8 - 10 phút
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số: 8 - 10 phút.
+ Lần 1 và 2 : Tập cả lớp, do GV điều khiển. Lần 3 và 4 : tập theo tổ, do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
+ GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
+ Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố : 2 lần
Trò chơi vận động: 8 - 10 phút
Trò chơi “Kết bạn”. GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại vần điệu trước 1 - 2 lần, rồi cho hai HS làm mẫu, sau đó cho1 tổ HS chơi thử. Tiếp theo cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình.
3. Phần kết thúc (4 - 6 phút)
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ và hát 1 bài (1 - 2 phút).
- HS luyện tập
- Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn
- HS theo dõi, tiến hành chơi.
- Cho HS cả lớp chạy đều (theo thứ tự tổ 1, 2, 3, 4) nối tiếp nhau thành 1 vòng tròn lớn, sau khép dần lại thành vòng tròn nhỏ.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
Khoa học
Phòng MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Yờu cầu cần đạt:
1. Kiến thức : - Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Nắm được các cách phòng tránh một bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
2. Kỹ năng : - Biết được đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
- Biết được nguyên nhân gây ra các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
3.GD: - Giáo dục ý thức phòng chống một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cho bản thân và thành viên trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 25 - 27 SGK.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Kiểm tra bài cũ:
(?) Nêu một số cách bảo quản thức ăn?
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài - Viết đầu bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*Hoạt động 1:Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh trên?
*Kết luận: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu VitaminD sẽ bị còi xương. Thiếu Iốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
* Hoạt động 2: - Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
(?) Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng?
(?) Nêu cách phát hiện và đề phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
*Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như:
*Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu VitaminA.
*Bệnh phù do thiếu VitaminB1.
*Bệnh chảy máu chân răng do thiếu VitaminC.
=> Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần theo dõi cân năng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lý đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị.
Hoạt động 3: “Trò chơi”
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
(?) Tên bệnh?
(?) Nêu cách phòng bệnh?
- Giáo viên yêu các nhóm khác tiếp tục chơi.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nêu cách bảo quản thức ăn.
- Thảo luận nhóm.
+ Quan sat H1, H2 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
- Đại diện nhóm trình bày
- Làm việc cả lớp.
+ Bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh phù, bệnh chảy máu chân răng
+ Phải thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. Để đề phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Trò chơi Bác sĩ
- H/s đóng vai bác sĩ.
- Học sinh đóng vai bệnh nhân.
+ Nêu triệu chứng, dấu hiệu của bệnh.
+ Nêu cách phòng các bệnh đó.
- Nhận xét qua cách chơi của các em
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ hai ngày 1 thỏng 10 năm 2012
Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. Yờu cầu cần đạt:
1. Kiến thức : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài .
- Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân , lòng trung thực sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .
2. Kĩ năng:- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm,buồn, xúc động thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lới nhân vật với lời người kể chuyện .
3. GD : Giáo dục HS tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người .
II) Đồ dùng dạy học :
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK.
III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2/HS đọc bài: “Gà Trống và Cáo” và trả lời câu hỏi
-GV nhận xét - ghi điểm.
2.Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn
- Kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải
- GV hướng dẫn cách đọc bài- Đọc mẫu .
c. Tìm hiểu bài:
(?) Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
(?) An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
(?) Đoạn 1 nói lên điều gì?
(?) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
(?) An-đrây-ca tự dằn vặt mình ntn?
(?) Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
(?) Đoạn 2 nói lên điều gì?
d. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Chị em tôi”
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
+ Bài chia làm 2 đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
+ An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn ..cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
* An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã qua đời.
+ Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình..
+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm. để ông mất
* Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP
I. Yờu cầu cần đạt:
- Đọc được một số thụng tin trờn biểu đồ.
II. các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1) Giới thiệu - ghi đầu bài
2) Hướng dẫn luyện tập
* Bài tập 1:
(?) Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 2:
(?) Biểu đồ biểu diễn điều gì?
(?) Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 3:( hs giỏi )
(?) Nêu tên biểu đồ.
(?) Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào?
(?) Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3?
- Chúng ta sẽ vẽ cột biểu đồ biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài.
+ Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
+Hs nêu miệng kết quả.
- Nêu y/c bài tập.
+ Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
+ Là các tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở.
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa.
Tháng 9 có 15 ngày mưa.
Số ngày mưa của T/8 nhiều hơn T/9 là:
15 - 3 = 12 (ngày)
c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là:
(8 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Nhận xét - sửa sai.
Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
+ Của tháng 2 và tháng 3.
- 2 HS mỗi học sinh vẽ biểu diễn 1 tháng.
- HS vừa chỉ vừa nêu.
+ Tháng 3
+ Tháng 2
+ Nhiều hơn tháng 1 là: 6 – 5 = 1 (tấn)
Nhiều hơn tháng 2 là: 6 – 2 = 4 (tấn)
Đạo đức
BÀY TỎ í KIẾN ( tiết 2 )
I. Yờu cầu cần đạt:
1. Kiến thức : Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
2. Kĩ năng : Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường .
3.GD: Giáo dục ý thức tôn trọng ý kiến của những người khác .
II,Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ
- Mỗi H chuẩn bị 3 thẻ: đỏ, xanh, trắng.
III,Các hoạt động dạy học
1/Kiểm tra bài cũ :
- tại sao chỳng ta cần phải biết bày tỏ ý kiến?
2-Bài mới
a/Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b/Hướng dẫn thực hành:
a-Hoạt động 1: Tiểu phẩm
“Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
-Có n/xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc HT của Hoa.
(?) Hoa đã có ý kiến giúp đỡ g/đ như thế nào? (?)ý kiến cảu bạn Hoa có phù hợp không?
*Hoạt động 2: Trò chơi “Phỏng vấn”
-Phỏng vấn về các vấn đề:
+Tình hình vệ sinh trường em, lớp em
(?) Mùa hè này em có dự định làm gì?
(?) Những hành động mà em muốn tham gia ở trường lớp?
(?) Những công việc mà em muốn làm ở trường.
(?) Những dự định của em trong mùa hè này? Vì sao?
(?) Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không?
(?) Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
3/Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học-cb bài sau
-Ghi đầu bài vào vở.
-Tiểu phẩm:
-Do 3 bạn đóng: Các nhận vật:
Bố Hoa, Mẹ Hoa và Hoa.
-H xem tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi.
-Làm việc theo cặp đôi (đổi vai: Phóng viên. Người phỏng vấn)
-Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội.
+Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội.
-Cảm ơn em.
+Những ý kiến của mẹ rất cần thiết
+Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn tạo điều kiện để các em phát triển tốt hơn.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao an 4.doc