. MỤC TIÊU :
- Rèn luyện kĩ năng viết thư cho HS.
- Viết một lá thư có đủ ba phần:đầu thư, phần chính, phần cuối thư với nội dung: thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ
53 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (Tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: về khoảng cách lên kim
- HS quan sát hình 2 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường khâu đột mau: giống như cách vạch dấu đường khâu đột thưa
- HS đọc nội dung của mục 2, quan sát các hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK), trả lời cách khâu các mũi khâu đột mau: Khâu đột mau theo chiều từ phải sang trái và thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi, tiến 2 mũi trên đường dấu
- 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác của GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột mau thứ ba, thứ tư
- 1 – 2 HS trả lời và thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu
- 2 – 3 HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ
3/ Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là khâu đột mau?
- Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột mau và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột mau với mũi khâu đột thưa?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để thực hành bài “ Khâu đột mau”
Tiết : 8 Kĩ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA (TT)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt phải dài khoảng 2, 5 cm)
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm
+ len (hoặc sợi) khác màu vải
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là khâu đột thưa?
- Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường?
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ HS chuẩn bị
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành KHÂU ĐỘT THƯA
Hướng dẫn HS thực hành khâu đột thưa
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác khâu đột thưa
- Khi thực hiện khâu mũi đột thưa em cần lưu ý điều gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
- Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá theo hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu
- Khi thực hiện khâu mũi đột thưa, cần lưu ý:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 mũi để xuống kim, ngay sau đó lên kim cách điểm vừa xuống kim một khoảng cách gấp 3 lần chiều dài 1 mũi khâu và rút chỉ.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
- HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn
3/Củng cố, dặn dò:
- Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng và đều, em phải làm như thế nào?
- Khâu đột thưa thường được áp dụng khi nào?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “ Khâu đột mau”
Tiết: 9 THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I. MỤC TIÊU:
- Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu rèn luyện và nâng cao khả năng tập trung chú ý , khả năng định hướng, chơi đúng luật, hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 2 – 6 khăn sạch để bịt mắt khi chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Phần
Nội dung hướng dẫn kĩ thuật
Định lươÏng
Phương pháp , biện pháp tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
6 – 10 phút
II.PHẦN CƠ BẢN
18 – 22 phút
III. PHẦN KẾT THÚC:
4 – 6 phút
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
+ Khởi động chung :
-Chơi trò chơi“Tìm người chỉ huy ” - HS cả lớp cùng tham gia chơi.
* Trò chơi vận động
- Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
Cách chơi: Khi có lệnh, hai em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai “dê” bị lạc thỉnh thoảng bắt chước tiếng dê kêu “be be be”, em kia (người đi tìm) di chuyển về phía đó, tìm cách bắt “dê”. “Dê” có quyền di chuyển hoặc chạy khi bị người đi tìm chạm vào và chỉ chịu dừng khi bị giữ lại (bị bắt)
- Nếu người đi tìm không bắt được “dê” là bị thua và ngược lại. Trò chơi dừng lại, GV cho đổi vai hoặc cho một đôi khác vào thay. Những HS ngồi theo vòng tròn có thể mách bảo, reo hò cho trò chơi thêm sinh động.
- Có thể tổ chức hai, ba, bốn “dê” và hai, ba người đi tìm.
- GV tập họp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và luật chơi. Sau đó cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.
- Chú ý: Hướng dẫn cách sử dụng khăn để bịt mắt sao cho đúng luật và đảm bảo vệ sinh.
- HS thực hiện động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- Bài tập về nhà : Tập luyện nội dung đã học
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm
1 – 2 phút
3 – 5 phút
12 – 14 phút
6 – 8 phút
4 – 6 phút
x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
Tiết :10 THỂ DỤC
QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI,
TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : động tác: quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái .Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh
- Trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, khăn sạch để bịt mắt khi chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Phần
Nội dung hướng dẫn kĩ thuật
Định lươÏng
Phương pháp , biện pháp tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
6 – 10 phút
II. PHẦN CƠ BẢN
18 – 22 phút
III. PHẦN KẾT THÚC:
4 – 6 phút
1. Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo.
2. Khởi động chung :
- Chạy quanh sân
- HS chạy quanh sân theo 1 hàng dọc (200 – 300m)
- Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
1. Đội hình đội ngũ
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
- GV điều khiển lớp tập, quan sát sửa chữa sai sót cho HS
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét,sửa chữa sai sót cho HS các tổ
- Tập họp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét,sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt
2. Trò chơi vận động
- Trò chơi “Bỏ khăn”
- GV tập họp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và luật chơi. Sau đó cho cả lớp cùng chơi . GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS chơi nhiệt tình, tích cực trong khi chơi, không phạm luật
* Cách chơi: Em cầm khăn chạy 1 – 2 vòng sau lưng các bạn. Khi thấy thuận lợi thì bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng, nếu như bạn này chưa biết, thì cúi xuống nhặt khăn và quất nhẹ vào lưng bạn. Bạn này nhanh chóng đứng lên chạy một vòng rồi về ngồi vào vị trí cũ. Trong khi bạn bị bỏ khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất nhẹ vào lưng bạn.Hết một vòng, GV có thể cho HS đó chơi tiếp hoặc giao khăn cho HS khác. Trò chơi tiếp tục từ đầu.
Trường hợp mới bỏ khăn đã bị phát hiện, thì người bị bỏ khăn cầm khăn nhanh chóng chạy theo người bỏ khăn để quất. Khi người bỏ khăn chạy về đến chỗ trống lúc nãy người bị bỏ khăn ngồi, nhanh chóng ngồi thay vào vị trí đó. Người cầm khăn trở thành người chạy bỏ khăn và tiếp tục chơi như từ đầu. Khi bạn chạy bỏ khăn, những HS ngồi theo vòng tròn có thể quờ tay ra sau, nhưng không được quay ra sau hoặc chỉ dẫn cho bạn khác biết
- HS thực hiện hồi tĩnh
- GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
- GV cùng HS hệ thống bài
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- Bài tập về nhà : Tập luyện nội dung đã học
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm
1- 2 phút
2- 3 phút
12 – 14 phút
2 – 3 phút
6 – 8 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
File đính kèm:
- Giao an Tuan 5 tap 4.doc