Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Nhận thức được:
- Mỗi người đều có quyền có ý kiến .
- Có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
2. Biết thực hiện quyền tham giáy kiến của mình trong cuộc sống gia đình , nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
22 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho HS quan sát lại sơ đồ tháp dinh dưỡng.
- Rau, quả được khuyên dùng như thế nào?
- Hãy kể những loại rau quả hàng ngày em vẫn ăn .
- Nêu ích lợi của việc ăn nhiều rau quả?
- GV củng cố theo nội dung hoạt động.
* HĐ2: Tìm hiểu các tiêu chuẩn và biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Theo em thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Liên hệ thực tế sử dụng thực phẩm ở gia đình em như thế nào?
- Nêu cách chọn rau tươi và sạch?
- Nêu cách chọn đồ hộp và thức ăn đóng gói?
- Tại sao phải nấu chín thức ăn? Nấu xong nên ăn liền?
- GV củng cố theo nội dung hoạt động.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao cần ăn nhiều rau quả chín và sử dụng các loại thức ăn sạch ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học về học bài , chuẩn bị bài sau .
- H ọc sinh lên bảng trả lời.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK.
- HS quan sát sơ đồ tháp dinh dưỡng.
- Cả rau, quả được khuyên dùng với số lượng lớn hơn thức ăn.
- HS kể: Na, ổi, táo, chuối, rau cải, rau muống,
- Cung cấp đủ loại vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cho cơ thể.
- HS nêu trước lớp .
- HS nêu: Là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh
- HS nêu cá nhân.
- HS nêu: Quan sát hình dáng bên ngoài; Quan sát màu sắc; Sờ – nắm
- HS nêu: Chú ý đến thời hạn in trên bào bì, vỏ hộp, không bong nắp, vỡ gói, nhãn mác rõ ràng
- Diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể, tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập,
- Vài HS nêu.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Địa lí
trung du bắc bộ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ .
- Xác lập được mối qua hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Nêu được quy trình sản xuất chè; dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
- Có ý thức tham gia bảo vệ và trồng rừng.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Nêu hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn?
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm vùng trung du Bắc Bộ.
- Vùng trung du là vùng núi, đồi hay đồng bằng?
- Các đồi ở đây như thế nào ?
- Mô tả sơ lược địa hình vùng trung du?
- Hãy chỉ trên bản đồ: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang ?
- GV: Đây là các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ.
* HĐ2: Tìm hiểu hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Kể tên các loại cây trồng ở đây, những loại cây nào được trồng nhiều nhất ?
- Cây chè được trồng nhiều nhất ở đâu ? Trồng để làm gì?
- GV kết luận vì sao những loại cây này được trồng nhiều ở đây.
- Để khắc phục tình trạng đất trống, đồi trọc người dân nơi đây đã làm gì?
- Tại sao phải trồng cây gây rừng?
- Các loại cây được chọn để trồng rừng nơi đây?
- Nêu lợi ích và sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng?
* GV kết luận vì sao cần phải trồng cây công nghiệp và trồng và bảo vệ rừng ở nơi đây.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lên bảng trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- Là vùng đồi thấp.
- HS nêu: Đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ.
- Các loại cây ăn quả(cam, tranh, dứa, vải) và cây công nghiệp. Nhưng cây được trồng nhiều nhất là chè và trồng nhiều nhất ở Thái Nguyên
- HS theo dõi.
- Trồng cây gây rừng.
- Chống xói mòn, làm cho không khí trong lành.
- HS kể theo cặp rồi nêu: keo, trẩu, sở,
- HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi.
Khoa học
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có ngườn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói ích lợi của muối i- ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Tại sao phải thường xuyên thay đổi các món ăn ?
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu các món ăn chứa nhiều chất béo.
- Yêu cầu bốn nhóm thảo luận tìm những thức ăn chứa nhiều chất béo.
- GV gọi các nhóm cử đại diện lên thi kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất béo.
- GV kết luận và chốt lại lời giải đúng.
* HĐ2: Tìm hiểu sự phối hợp thức ăn có chất béo từ động vật và thực vật.
- Nêu tên thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?
- Tại sao cần ăn phối hợp thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc động , thực vật?
- GV: Trong chất béo động vật có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy cần sử dụng cả 2 để khẩu phần ăn có đủ cả 2 loại a-xít
* HĐ3: Tìm hiểu ích lợi của muối i-ốt và tác hại của việc ăn mặn.
- Hãy nêu ích lợi của muối i-ốt và tác hại của việc ăn mặn?
- GV: Muối i-ốt rất cần trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, nếu thiếu i-ốt con người có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ gây rối loạn chức năng trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ,
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lên bảng trả lời.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát tranh vẽ sách giáo khoa thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm thi kể: Lạc, thịt rán, cá rán, bánh rán,
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- + Động vật: chân giò lụa, thịt lợn luộc, canh sườn, lòng,
+ Thực vật: Dầu lạc, vừng, dừa,
- Học sinh nêu: Để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể.
- HS nêu như mục: Bạn cần biết.
- HS theo dõi .
- HS quan sát tranh vẽ SGK nêu ích lợi của muối i-ốt.
- Tác hại của việc ăn mặn: Gây nên bệnh huyết áp cao.
- Chuẩn bị ở nhà
Kĩ thuật
Khâu đột thưa ( tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách cầm vải , cầm kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu , đường khâu đột thưa .
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột theo theo đường vạch dấu.
- Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
kim , chỉ vải khâu , mẫu khâu đột thưa . .III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ3: Thực hành khâu đột thưa :
- T. cho hs quan sát mẫu khâu đột thưa trên mô hình .
- T. theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành :
- T. tổ chức cho HS trình bày sản phẩm đã thực hiện .
- T. tổ chức cho HS nhận xét đấnh giá lẫn nhau .
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS nêu quy trinh khâu đột thưa.
- HS đem đồ dùng ra và thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- HS quan sát nhận xét sản phẩm của bạn .
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
- Chuẩn bị theo sự hớng dẫn của GV .
Kĩ thuật
Khâu đột mau
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách cầm vải , cầm kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu , đường khâu đột mau.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
kim , chỉ vải khâu , mẫu khâu đột mau. III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét :
- T. cho hs quan sát mẫu khâu đột mau trên mô hình .
- Hãy so sánh mũi khâu đột mau vâúcc mũi khâu đã học.
- T. Vậy thế nào là khâu đột mau?
* HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :
- T. hướng dẫn cách cầm kim , cầm vải như sgk .
- T. vừa làm vừa nêu như hướng dẫn sgk .
* HĐ3:Hướng dẫn thực hành :
- Thầy theo dõi hướng dẫn bổ sung
- T. tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- T. hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau .
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát theo cặp đôi và rút ra đặc điểm của mũi khâu đột mau.
- HS dựa vào hình sgk và mô tả lại đường kim của mũi khâu thường và mũi khâu đột mau.
- HS trao đổi theo cặp và rút ra nhận xét các loại mũi khâu này.
- HS nêu.
- HS quan sát sgk kết hợp nêu .
- HS theo dõi .
- HS tiến hành làm theo các bước gv đã hướng dẫn .
- HS nhận xét đánh gia lẫn nhau .
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV .
Mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh phong cảnh
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
- Yêu thích tranh phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh SGK phóng to .
- Bài của HS lớp trước, dụng cụ vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ:
Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập HS.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: HD xem tranh :
1. Tranh phong cảnh “ Sài Sơn ” .
- T. y/c quan sát tranh trên bảng và trong SGK.
- Bức tranh có những hình ảnh nào?
- Bức tranh vẽ về đề tài gì?
-Tại sao em biết như vậy?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
- Trong tranh còn thể hiện những hình ảnh nào nữa?
T. trong tranh thể hiện được vẻ đệp của vùng trung du thuộc huyện Quốc Oai ( Hà Tây) nơi có thắng cảnh chùa Thầy.
2. Tranh: Phố cổ (Bùi Xuân Phái)
3. Tranh: Cầu Thê Húc ( Tạ Kim Chi)
( Giới thiệu như tranh 1)
* HĐ2: Nhận xét, đánh giá :
- T. nhận xét những học sinh có nhiều đóng góp.
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Về học bài và chuẩn bị bài sau .
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát và nêu .
- HS quan sát tranh SGK và trên bảng.
- Người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi.
- Tranh vẽ về đề tài nông thôn.
- Vì trong tranh thể hiện những cảnh vật về làng quê.
- Màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng.
- Phong cảnh làng quê.
- Các cô gái bên ao làng.
- HS theo dõi .
-HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS theo dõi rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị như sự hướng dẫn của GV.
File đính kèm:
- Giao an lop 4Tuan 5.doc