MỤC TIÊU :
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- HS làm bài cẩn thận, chính xác.
* BT cần làm: 1 (cột 1); 2 (a,c); 3a.
22 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trường tiểu học Vạn Thọ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập:
1/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
2/ Trả lời câu hỏi : Mỗi đơn vị đo khố lượng gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn, liền nó?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, 4 làm bài.
1 nhóm làm vào bảng nhóm.
- Cho HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kiểm tra kết quả HS. Khen HS làm tốt.
- Mời vài HS nhắc.
- Cho HS báo cáo kết quả thảo luận của nhiệm vụ 2.
- GV nhận xét, dán nhận xét lên bảng, cho 3 HS nhắc lại.
à Dựa vào mới quan hệ của bảng đơn vị đo khối lượng các em có thể đổi được tất cả các đơn vị trong bảng.
- Hướng dẫn cho HS đổi một số đơn vị đo thông dụng trong cuộc sống chúng ta hay gặp.
H: 1 tấn = ? kg, vì sao?
- Mời 3 HS lên lựa chọn và gắn các tấm thẻ phù hợp vào 3 chỗ còn lại để hoàn thành bảng.
- Cho HS trình bày, nhận xét, vì sao biết 1kg = 1000g ?
- 1 HS đọc lại bảng.
- GV giới thiệu: Trong thực tế hằng ngày người ta thường mua một lạng trà, một lạng đường, 1 lạng chính là 1hg hay là 100g, 1kí, hay 1 cân chính là 1kg hay 1000g.
-> Để khắc sâu kiến thức vừa học, cô trò mình cùng chuyển sang phần luyện tập.
- HS nghe yêu cầu và thảo luận theo cặp.
-2 HS lên lựa chọn và gắn theo thứ tự.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tên các đơn vị đã xếp.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- 1HS đọc phiếu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm 3 và 4.
1 nhóm làm vào bảng nhóm.
- HS nêu kết quả. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi.
-1 HS nhắc lại kết quả.
- 1 HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 2, lớp nhận xét.
- 3HS nhắc lại.
- HS đổi 1 tấn ra kg, giải thích.
- 3HS lên bảng lựa chọn gắn.
- Lớp nhận xét, giải thích.
- 1 HS đọc bảng vừa hoàn thành.
- HS nghe.
Hoạt động 2 : Thực hành :17 phút.
² Bài tập 1 / 24 :
- Gọi 1HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn làm bài vào phiếu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài, 1HS làm bảng nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kiểm tra kết quả của HS dưới lớp.
- Cho HS giải thích vài trường hợp.
- GV nhận xét.
² Bài tập 2 / 24 : Làm vào vở .
- Cho HS đọc nội dung đề bài .
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Cho 2 HS làm bảng nhóm, cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét kết quả làm bài của HS.
- GV lưu ý HS cần ghi đơn vị vào kết quả tính.
² GV hướng dẫn HSG Bài tập ;Bài tập 4 / 24 :
- 1HS đọc đề bài.
- HS theo dõi.
- HS làm vào phiếu, 1HS làm bảng nhóm.
- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- HS sửa bài sai nếu có.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc đề bài . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS làm bảng nhóm, lớp nhận xét .
- HS nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
4- Củng cố – dặn dò :2 phút
HS nhắc lại Bảng đơn vị đo khối lượng .
Về nhà xem lại bài tập , học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng .
Bài sau : Giây, thế kỷ .
Nhận xét tiết học .
IV/RÚT KINH NGHIỆM
Kế hoạch bài học
Môn: Chính tả
Lớp: 4B
Tiết: 3
Bài :NHỚ- VIẾT : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I – MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
- Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu trình bày đúng bài thơ Truyện cổ nước mình – đúng các dòng thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- BT2b - Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn : ân ; âng.
- HS yêu thích truyện cổ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
Vở bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
- Cả lớp viết bảng con các từ chỉ đồ vật trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã .
- Nhận xét bài cũ .
2. Giới thiệu bài : Phổ biến nhiệm vụ giờ học : (1 phút)
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Truyện cổ nước mình .(10-14 dòng đầu)
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn : ân; âng.
3- Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ- viết 22 phút
w Bước 1 : Tìm hiểu nội dung :
- GV gọi 1 HS đọc bài thơ.
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+ Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
- GV chốt ý.
w Bước 2 : Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS nêu các từ khó.
- Hướng dẫn HS viết bảng con các từ : truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng
w Bước 3 : HS viết chính tả :
- HS nhớ viết chính tả.
w Bước 4 : Soát lỗi - Chấm chữa bài:
- GV đọc lại toàn bài .
- GV chấm 10 bài .
- Nhận xét bài viết : chữ viết, cách trình bày, các lỗi hay mắc phải.
- 1 HS đọc bài thơ .
- HS trả lời .
- HS nghe.
- HS nêu từ khó .
- HS viết bảng con .
- HS viết bài.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 10’
w Bài tập 2b : Điền vào chỗ trống ân / âng .
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS đọc thầm, làm bài vào vở .
- Dán 4 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung BT 2b lên bảng, gọi 4 HS lên thi làm nhanh .
- Chữa bài : Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở.
- 4 HS thi bài làm . Cả lớp nhận xét , sửa sai
- HS sửa bài tập vào vở .
4- Củng cố – dặn dò :3 phút
- Mở rộng thêm cho HS : Em nào biết bánh chưng, bánh giầy ? .
- Nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót .
- Về nhà đọc lại những đoạn văn, đoạn thơ trong bài tập 2 .
- Chuẩn bị bài sau : Chính tả nghe - viết : Những hạt thóc giống .
IV/RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Kế hoạch bài học
Môn: Tập làm văn
Lớp: 4B
Tiết:8
Bài :LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I – MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý cho sẵn .
Kể lại được câu chuyện theo cốt truyện đã xây dựng .
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 4 tờ phiếu khổ to .
- Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1 - Kiểm tra bài cũ : 5 phút
- 1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước .
- 1 HS kể lại chuyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
- Nhận xét bài cũ .
2. Giới thiệu bài :1 phút
GV giới thiệu tên bài và mục đích yêu cầu của bài học .
3 - Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài 5’
- Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề .
- GV cùng HS phân tích đề : HS đọc đề, GV gạch chân các từ cần chú ý trong đề .
- GV nhắc HS thêm về 2 yêu cầu :
+ Tưởng tượng để hình dung ra diễn biến câu chuyện .
+ Kể vắn tắt câu chuyện .
- 1 HS đọc yêu cầu của đề .
- HS đọc đề, nêu những ý chính.
- HS nghe.
Hoạt động 2:Lựa chọn chủ đề câu chuyện 5’
- Cho 1-2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2 .
- Cho HS lần lượt nêu chủ đề câu chuyện em lựa chọn .
- GV nhận xét, góp ý về chủ đề đã nêu của từng em, gợi ý một số chủ đề khác cho các em lựa chọn thêm .
- 1 – 2 HS đọc . Lớp theo dõi trong SGK .
- HS lần lượt nêu chủ đề .
- HS nghe.
Hoạt động 3:Thực hành xây dựng cốt truyện 20’
- Cho HS làm việc các nhân .
- Cho 2 HS làm mẫu theo 2 cách lựa chọn .
- Tổ chức HS thực hành kể vắn tắt theo cặp.
- Tổ chức HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét đánh giá.
- Cho HS viết vắn tắt cốt truyện đã kể vào vở.
GV theo dõi giúp đỡ HS
- HS đọc thầm và và trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý 1 hoặc 2 .
- HS thực hành kể vắn tắt theo cặp.
- HS thi kể trước lớp . Lớp theo dõi để nhận xét .
- HS ghi bài .
4- Củng cố – dặn dò :4 phút
- Gọi HS nhắc lại cách xây dựng cốt truyện?
- GV nêu lại cách xây dựng cốt truyện ( theo SGV trang 114 ), HS nhắc lại .
-Về nhà học thuộc cách xây dựng cốt truyện, kể lại truyện đã làm cho mọi cùng nghe
-Chuẩn bị bài sau : Viết thư (kiểm tra viết)
IV/RÚT KINH NGHIỆM
Kế hoạch bài học
Môn: Toán
Lớp: 4B
Tiết:20
Bài : GIÂY, THẾ KỶ
I – MỤC TIÊU :
- Biết đơn vị giây ,thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây,thế kỉ và năm. Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
- HS vận dụng vào tính toán .
* BT cần làm:
+ Bài1( câu a bỏ 7 phút =.. giây; câu b bỏ 9 thế kỉ = năm; 1/5 thế kỉ = năm)
+ Bài 2: a,b.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp kẻ sẵn nội dung bài học trong sgk .
- Đồng hồ có đủ 3 kim : giờ, phút, giây .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1- Kiểm tra bài cũ : 5 phút
- 1 HS lên bảng giải BT3 /24 trong SGK .
- 1 HS trình bày miệng BT1 /24 trong SGK .
- Nhận xét bài cũ
2.Giới thiệu bài :1 phút
- Tiết học hôm nay, các em sẽ được học về các đơn vị đo thời gian : giây, thế kỷ .
3 - Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo thời gian : giây, thế kỷ :(10hút )
a. Giới thiệu về giây
- GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim : giờ, phút, giây để cho HS ôn đơn vị thời gian đã học : giờ, phút .
- GV giới thiệu về giây . Cho HS dựa vào đồng hồ ước lượng về thời gian của giây.
- GV giới thiệu mối quan hệ giữa giây và phút.
b. Giới thiệu thế kỷ .
- GV giới thiệu đơn vị đo thời gian : thế kỷ.
- GV giới thiệu mối quan hệ giữa thế kỷ và năm, cách tính và viết thế kỷ . Cho HS nhắc lại.
- Cho vài HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học trong SGK .
- HS theo dõi.
- Lần lượt HS nêu .
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa giây và phút .
- HS theo dõi .
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa thế kỷ và năm, cách tính và viết thế kỷ.
- Vài HS đọc.
Hoạt động 2 : Thực hành : 20 phút.
² Bài tập 1 / 25 : Bảng con .
- Gọi 1HS đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu BT, 2 HS làm bảng nhóm.
- Cho HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kiểm tra kết quả dưới lớp.
² Bài tập 2 / 25 : Làm vào vở .
- Cho HS đọc nội dung đề bài .
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Cho HS trình bày miệng bài làm.
- GV nhận xét kết quả làm bài của HS.
- Yêu cầu HSG trả lời câu c.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
² Bài tập 3 / 25 :.
Hướng dẫn HSG trả lời.
- 1HS đọc đề.
- HS làm bài vào phiếu BT, 2 HS làm bảng nhóm.
- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- HS sửa bài sai nếu có.
- HS đọc đề bài . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài theo cặp.
- HS trình bày bài, lớp nhận xét .
- HS nghe.
- HSG trả lời.
- HS khá giỏi thực hiện BT theo yêu cầu GV.
4.Củng cố – dặn dò : 4 phút
GV chốt nội dung cần nắm .
Về nhà xem lại bài tập
Bài sau : Luyện tập .
Nhận xét tiết học .
IV/RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- tuan 4.doc