Nhận thức được:
- Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập .Cần phải có quyết tâm và cách khắc phục khó khăn trong học tập .
2. Biết khắc phục khó khăn trong học tập.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những những người biết khắc phục khó khăn trong học tập, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn .
21 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (tiết 5), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I. Mục đích, yêu cầu.
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề của câu truyện .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1 .
- Vở bài tập tiếng Việt .
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Gọi HS đọc lại ghi nhớ tiết trước. Và kể lại truyện Cây khế .
B. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- T. phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- GV nhắc HS: + Để xây dựng cốt truyện với những điều kiện đã cho ( có ba nhân vật ), em phải tưởng tượng, hình dung ra diễn biến câu truyện .
+ Vì xây dựng cốt truyện các em chỉ cần nêu vắn tắt, không cần nêu chi tiết câu truyện .
- HD học sinh lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
- GC nhắc HS: Từ đề bài này, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau.
* HĐ2: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản.
- T. từ đề bài đã cho các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau về chủ đề tính trung thực, hiếu thảo .
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp đôi và làm bài vào vở bài tập.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung .
- Yêu cầu HS thi kể truyện trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hai hs nêu cách xây dựng cốt truyện .- Về học bài , chuẩn bị bài sau .
HS nêu ; lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- HS theo dõi và nêu .
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc lại gợi ý 1, 2 sách giáo khoa .
- Vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn.
- HS làm bài độc lập, đọc thầm và trả lời lần lướt các câu hỏi theo ý 1 hoặc ý 2.
- 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lướt các câu hỏi.
- HS từng cặp thực hành kể vắn tắt theo sự tưởng tượng của bản thân.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Để xây dựng được cốt truyện chúng ta cần hình dung đượccác nhân vật, chủ đề, diễn biến, kết quả câu truyện.
Lịch sử: Nước Âu lạc
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang .
- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua , nơi kinh đô đóng.
- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Trình bày tổ chức nhà nước và hoạt động văn hoá thời Văn Lang?
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu sự ra đời của nước Âu Lạc.
- Giáo viên phát phiếu, yêu cầu học sinh thảo luận theo nội dung phiếu.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- Giáo viên kết luận: Người Lạc Việt và người Âu Việt cuộc sống có những điểm tương đồng, họ sống hoà hợp với nhau.
- Thầy yêu cầu học sinh xác định kinh đô Âu Lạc trên lược đồ.
-So sánh sự khác nhau nơi đóng đô của Âu Lạc và Văn Lang?
- Nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa.
* HĐ2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK .
- Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
-Vì sao quân Triệu Đà thất bại?
- Vì sao từ năm 179 TCN Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của quân xâm lược phong kiến phương Bắc ?
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Về học bài và chuẩn bị bài sau .
- Học sinh lên bảng trả lời.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- HS nhận phiếu làm bài tập theo nhóm.
* Đánh dấu x vào dòng tương đồng của người Lạc Việt và người Âu Việt :
+ Sống cùng trên một địa bàn.
+ Đều biết chế tạo đồ đồng.
+ Đều biết rèn sắt .
+ Đều biết trồng lúa và chăn nuôi.
+Tục lệ có những điểm giống nhau.
- HS xác định trên lược đồ và nêu .
- HS chỉ trên lược đồ và nêu .
- Chế tác được nỏ có thể bắn một lúc được hàng trăm mũi tên, thành Cổ Loa được xây dựng theo đường xoáy trôn ốc có tác dụng tốt trong phòng ngự quân sự .
- HS nghiên cứu sách giáo khoa đoạn “ Năm 207 TCN phương Bắc”
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Học sinh nêu nội dung bài học.
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
- Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân .
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam , tranh ảnh hoạt động sản xuất của người dân vùng núi này.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Kể tên các dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn?
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
- Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? ở đâu ?
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu ?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
- Người dân nơi đây trồng những gì trên ruộng bậc thang ?
- Kể những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm ?
- Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
HĐ2: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản.
- Kể những khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ?
- ở đây khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
- Mô tả quy trình sản xuất phân lân .
- Tại sao phải giữ gìn khai thác khoáng sản hợp lí ?
- Ngoài khai thác khoáng sản ở đây còn khai thác gì nữa ?
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu , lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS nghiên cứu SGK và nêu:
- Trồng lúa, chè, các loại cây ăn quả xứ lạnh; trồng trên ruộng bậc thang.
- Được làm ở trên các sườn đồi , núi .
- Giúp giữ nước, chống xói mòn .
- Trồng lúa ngô, cây hoa màu, cây lương thực .
- Những trang phục dệt thổ cẩm ở nơi đây không chỉ đẹp mà còn được nhiều người yêu thích, những sản phẩm đan lát cũng rất tuyệt vời .
- Màu sắc sặc sỡ, nhiều màu mang đặc trưng trang phục của người dân nơi đây .
- Sử dụng và bán cho khách du lịch tham quan nơi đây, hiện nay hàng thổ cẩm còn được xuất khẩu .
- a – pa - tit, đồng, chì, kẽm
- Được khai thác nhiều nhất là a –pa - tit
- HS quan sát hình vẽ và nêu .
- Là tài nguyên quý nó chỉ có hạn .
- Khai thác sức nước.
Mĩ thuật: vẽ trang trí hoạ tiết dân tộc
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Biết cách chép và chép được một hoạ tiết trang trí dân tộc..
- Yêu quí, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Mộu hoạ tiết trang trí dân tộc . Hộp gợi ý chép hoạ tiết dân tộc .
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Quan sát , nhận xét :
- T. giới thiệu các hoạ tiết dân tộc trên một số mẫu vật , đồ dùng .
- T. y/c quan sát mẫu vật để nêu : C ác hoạ tiết trang trí là những hình gì?
- Các hoạ tiết trang trí những hình gì? Có đặc điểm gì ?
- Đường nét , cách xắp xếp các hoạ tiết có gì đặc biệt ?
- Các hoạ tiết trang trí được dùng để trang trí ở đâu ?
- T. các hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báucủa cha ông tađể lại, chúng ta cầnhọc tập và bảo vệ.
* HĐ2: Cách chép hoạ tiết dân tộc :
- T. cho hs quan sát một số bài vẽ về hoạ tiết dân tộc.
- T. giới thiệu cách vẽ một số hoạ tiết dân tộc theo các bước :
+ Dựng khung hình
+ Ước lượng , vẽ phác
+ Vẽ chi tiết .
+ Tô màu .
* HĐ3: Thực hành :
- T. quan sát và hướng dẫn bổ sung .
- Gọi HS trình bày sản phẩm trước lớp .
- T. theo dõi hướng dẫn bổ sung cho HS vẽ đúng , vẽ đẹp màu vào hình .
* HĐ: Nhận xét đánh giá :
T. nhận xét đánh giá bài đạt và chưa đạt .
C. Củng cố, dặn dò:
- T. hệ thống lại nội dung bài học .
- Về học bài và chuẩn bị bài sau .
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát và nêu .
- Hoa lá , con vật .
- Nó đã được đơn giản và cách điệu .
- Đường nét hài hoà, hoạ tiết cân đối .
- Thường được trang trí trong các đồ vật cổ , đình chùa , đồ gốm, khăn, quần áo...
- HS theo dõi .
-HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS cả lớp lấy đồ dùng ra và tiến hành vẽ theo các bước gv đã thực hiện .
- HS cả lớp trưng bày và nhận xét lẫn nhau .
Kĩ thuật: Khâu đột thưa
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách cầm vải , cầm kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu , đường khâu đột thưa .
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
kim , chỉ vải khâu , mẫu khâu đột thưa . III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới:
* Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp.
* HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét :
- T. cho hs quan sát mẫu khâu đột thưa trên mô hình .
- Hãy so sánh mũi khâu đột thưa và mũi khâu thường .
- T. Vậy thế nào là khâu đột thưa ?
* HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật :
- T. hướng dẫn cách cầm kim , cầm vải như sgk .
- T. vừa làm vừa nêu như hướng dẫn sgk .
* HĐ3:Hướng dẫn thực hành :
- Thầy theo dõi hướng dẫn bổ sung
- T. tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- T. hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau .
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát theo cặp đôi và rút ra đặc điểm của mũi khâu đột thưa .
- HS dựa vào hình sgk và mô tả lại đường kim của mũi khâu thường .
- HS trao đổi theo cặp và rút ra nhận xét hai loại mũi khâu này.
- HS nêu.
- HS quan sát sgk kết hợp nêu .
- HS theo dõi .
- HS tiến hành làm theo các bước gv đã hướng dẫn .
- HS nhận xét đánh gia lẫn nhau .
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV .
File đính kèm:
- Giao an lop 4Tuan 4.doc