Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Giúp HS hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về cách so sánh 2 số tự nhiên.

- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ, băng giấy vẽ sẵn tia số,

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 HS lên chữa bài tập về nhà.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu - ghi tên bài:

2. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh 2 số tự nhiên:

 

doc32 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ngày 26 tháng 9 năm 2008 Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện I. Mục tiêu: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo, về tính trung thực, III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ. 1 HS kể lại chuyện “Cây khế”. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện: a. Xác định yêu cầu của đề bài: HS: 1 em đọc yêu cầu của đề bài. - GV gạch chân những từ quan trọng. b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện: HS: 2 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi SGK. - 1 vài HS nối tiếp nhau nói về chủ đề câu chuyện em vừa lựa chọn. c. Thực hành xây dựng cốt truyện: + Bài tập a: HS kể câu chuyện cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi sau: HS: Làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi gợi tưởng tượng theo ý 1 hoặc 2. - 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi. ? Người mẹ ốm như thế nào HS: ốm rất nặng. ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào HS: Thương mẹ, chăm sóc mẹ, chăm sóc cho mẹ tận tụy ngày đêm. ? Để chữa bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì - Phải tìm 1 loại thuốc rất hiếm, phải đi tận rừng sâu hoặc phải tìm 1 bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân. ? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào - Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý ? Bà tiên đã giúp 2 mẹ con như thế nào - Bà cảm động về lòng yêu thương hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp. + Bài tập b: HS kể câu chuyện về tính trung thực, cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi: ? Người mẹ ốm như thế nào HS: ốm rất nặng. ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào - Thương mẹ, chăm sóc tận tụy ngày đêm ? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì - Nhà nghèo không có tiền mua thuốc. - Bà tiên cảm động trước tình cảm của người con, bà giúp đỡ HS: Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng. - GV nghe và nhận xét. - Thi kể trước lớp. - Viết vào vở câu chuyện của mình 1 cách vắn tắt. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi 1 - 2 em HS nói cách xây dựng cốt truyện. - Nhận xét giờ học, về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Chuẩn bị giấy viết, tem thư giờ sau kiểm tra. Lịch sử(*) Ôn Nước âu lạc I. Mục tiêu: - HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang. - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên Vua, nơi kinh đô đóng. - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. - Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. II. Đồ dùng dạy - học: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hình trong SGK, III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: * HĐ1: Làm việc cá nhân. HS: Đọc SGK và làm bài tập. Em hãy đánh dấu x vào ô □ sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. + Sống trên cùng 1 địa bàn □ + Đều biết chế tạo đồng hồ □ + Đều biết rèn sắt □ + Đều trồng lúa và chăn nuôi □ + Tục lệ có nhiều điểm giống nhau □ - GV kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ hoà hợp với nhau. HS: Xác định trên bản đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc. * HĐ2: Làm việc cả lớp. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: ? So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc HS: Nước Văn Lang: Phong Châu, Phú Thọ. Nước Âu Lạc: Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội. ? Nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa (qua sơ đồ) HS: Tác dụng bắn 1 lần được nhiều mũi tên * HĐ3: Làm việc cả lớp. HS: Đọc SGK đoạn từ “Năm 207 TCN . phương Bắc” và trả lời câu hỏi. ? Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. HS: Tự kể. ? Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại HS: Trả lời. ? Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc => Gọi HS đọc phần đóng khung màu xanh trong SGK. HS: 3 - 4 em đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, đọc trước bài để giờ sau học. Địa lí(*) ôn hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng liên sơn I. Mục tiêu: - HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức. - Dựa vào hình vẽ để nêu được quy trình sản xuất phân lân. - Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, tranh ảnh về 1 số mặt hàng thủ công, III. Các hoạt động dạy - học: * HĐ1: Làm việc cả lớp: ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? ở đâu? HS: - trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy hoặc ruộng bậc thang. - Trồng lanh để dệt vải. - Trồng rau - Trồng quả: đào, lê, mận. - Quan sát H1 và trả lời câu hỏi: HS: Quan sát H1 và trả lời. ? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu - ở sườn núi. ? Tại sao phải làm ruộng bậc thang - Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang - Trồng lúa nước. 3. Nghề thủ công truyền thống: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. HS: Thảo luận nhóm dựa vào quan sát tranh ảnh để trả lời. ? Kể tên 1 số sản phẩm nổi tiếng thủ công của 1 số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn HS: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc tạo ra những sản phẩm như khăn, mũ, túi, tấm thảm, ? Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì HS: bán cho khách trong nước và khách nước ngoài. 4. Khai thác khoáng sản: * HĐ3: Làm việc cá nhân. HS: Quan sát H3 và đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Kể tên 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ? ở Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất - A- pa - tít, đồng, chì, kẽm, - A - pa - tít được khai thác nhiều nhất. ? Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân HS: Quan sát H3 và nêu quy trình. Quặng a - pa - tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ đất đá, tạp chất) đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân. ? Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý HS: Tự trả lời. ? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì HS: mây, gỗ, nứa để làm nhà, đồ dùng; măng, mộc nhĩ, nấm hương làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh. Tổng kết bài: HS: Đọc ghi nhớ. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Toán Giây - thế kỷ I. Mục tiêu: - Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian giây, thế kỷ. - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm. II. Đồ dùng: Đồng hồ thật có 3 kim. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét, cho điểm. HS: 2 em lên bảng chữa bài tập. Cả lớp kiểm tra chéo bài tập ở nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Giới thiệu về giây: GV cho HS quan sát đồng hồ thật yêu cầu chỉ kim giờ, kim phút, HS: Quan sát và chỉ theo yêu cầu của GV ? Khoảng thời gian kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số liền kề ngay sau đó là bao nhiêu giờ HS: là 1 giờ. ? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp ngay sau đó là bao nhiêu phút HS: là 1 phút. ? 1 giờ bằng bao nhiêu phút HS: 1 giờ = 60 phút. GV chỉ kim giây và hỏi đó là kim gì? HS: kim giây - GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. HS: Quan sát sự chuyển động của kim giây + Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch này đến vạch liền sau nó là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. Ghi bảng: 1 phút = 60 giây HS: nêu lại 1 phút = 60 giây. 3. Giới thiệu về thế kỷ: - Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ. 1 thế kỷ = 100 năm ? 100 năm bằng mấy thế kỷ HS: Nêu lại: - bằng 1 thế kỷ. - Giới thiệu như SGK sau đó hỏi: Năm 1975 thuộc thế kỷ nào? Năm 1990 thuộc thế kỷ nào? Năm nay thuộc thế kỷ nào? HS: Năm 1975 thuộc thế kỷ XX Năm 1990 thuộc thế kỷ XX Năm nay thuộc thế kỷ XXI 4. Thực hành: + Bài 1: GV hướng dẫn HS tính: VD: 1 phút 8 giây = .giây 1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây HS: Tự làm rồi chữa bài. + Bài 2: HS: Tự đọc bài rồi chữa bài. + Bài 3: GV hướng dẫn HS cách tính: - Tính từ năm 1010 đến nay (2005) đã được: 2005 - 1010 = 995 (năm) HS: Làm bài vào vở. Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường 1. Yêu cầu: - Học sinh nắm được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Học sinh xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm phát huy nhiệm vụ của nhà trường. - Xây dựng được kế hoạch hoạt động và học tập trong năm học. 2. Chuẩn bị: - Phương tiện hoạt động, nội dung và hình thức hoạt động. - Tranh ảnh sưu tầm về truyền thống tốt đẹp của nhà trường 3. Tiến trình các hoạt động: a) Nội dung, hình thức hoạt động: - Nội dung: Vài nét về lịch sử và tình hình phát triển của nhà trường. - Hình thức: Trình bày bằng lời, sơ đồ, biểu bảng. - Trao đổi thảo luận về các nội dung trên. b) Tổ chức: - Giáo viên giới thiệu và kể chuyện về lịch sử của nhà trường. - Nêu lên những thành tựu nổi bật của nhà trường, những tấm gương về thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường. - Học sinh kể những mẩu chuyện sưu tầm được về thành tựu của nhà trường. - Trưng bày tranh ảnh về truyền thống nhà trường c) Kết thúc hoạt động: - Giáo viên nhận xét giờ học. Yêu cầu học sinh nêu cao các giá trị truyền thống của nhà trường trong học tập và lao động. Hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được. II. Nội dung:  - GV nhận xét chung về các mặt trong tuần. 1. Ưu điểm: - Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - 1 số bạn có ý thức học tập tốt. 2. Nhược điểm: - Hay nghỉ học không có lý do. - ý thức học tập chưa tốt - Nhiều bạn viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả. - Ăn mặc chưa gọn gàng, chưa sạch sẽ. - Một số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học. III. Tổng kết: GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn. Âm nhạc

File đính kèm:

  • docTuan4.doc