I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kỹ năng:Rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
2. Kiến thức: HS biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
+ Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành -Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa
3. Thái độ: Tự hào và học tập những đức tính tốt của Tô Hiến Thành
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 4 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế hàng ngày
3. Thái độ: có ý thức ăn phối hợp đầy đủ chất đạm
II. Đồ dùng dạy – học
- hình trang 18,19 SGK.
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Hãy Nói tên các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế?.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1:Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm
*Mục tiêu: Lập ra được danh sách các món ăn có chứa nhiều chất đạm
*Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành 2 đội
- Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước.
Bước 2: cách chơi và luật chơi
- lần lượt hai đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm
- Thời gian chơi tối đa là 10 phút
- Mỗi đội cử 1 người viết tên các món ăn mà đội mình đã kể.
- Đại diện hai đội treo bảng danh sách mà hai đội đã kể lên bảng
- Cả lớp và GV đánh giá xem đội nào ghi được nhiều món ăn hơn là thắng cuộc
Bước 3: Thực hiện
- Hai đội bắt đầu chơi
- GV theo dõi diễn biến của cuộc chơi
Kết luận: đội thắng cuộc
Hoạt động 2: tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
*Mục tiêu: Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật
*Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận cả lớp
- Cả lớp cùng đọc lại bảng danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật.
- GV đặt vấn đề : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm thực vật với đạm động vật.
Bước 2: làm việc với phiếu học tập
-GV chia lớp thành 6 nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong phiếu học tập
- HS đọc mục bạn cần biết SGK
Kết luận: Mỗi loại đạm có chứa các chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.Trong tổng số lượng đạm cần ăn, nên ăn từ 1/3 đến 1/2 đạm động vật.
- Ngay trong nhóm đạm động vật cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt; tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá
3. Củng cố, dặn dò
- GVnhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau “ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn 24/9 Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2005
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Đề bài : Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Thực hành tưởng tượngvà tạo lập một cốt chuyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện
2. Kỹ năng: xây dựng được cốt chuyện đúng với đề bài yêu cầu
3. Thái độ: có tình cảm yêu thương, hiếu thảo, giúp đỡ cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ: Một HS nói lại phần ghi nhở tronh tiết TLV trước.
- Một HS kể lại chuyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài ( 1-2 phút ): GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học
2.Hướng dẫn thực hành xây dựng cốt truyện( 35-35 phút )
a. Xác định yêu cầu của đề .
- Một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
- GV nhắc HS : + để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho(có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ sảy ra, diễn biến của câu chuyện.
+ Vì là xây dụng cốt truyện ( bộ khung của câu chuyện ), em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể chi tiết.
b.Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Cả lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Một số HS tiếp nối nói về chủ đề em chọn: em kể câu chuyện về lòng hiếu thảo hay về tính trung thực.
- GV nhắc HS : Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt chuyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên.
c.HS thực hành xây dựng cốt chuyện
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời câu hỏi khơi gợi tưởng tượngtheo gợi ý các em chọn.
- Một HS giỏi làm mẫu trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
- HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
3. Củng cố , dặn dò ( 1-2 phút )
- 1 - 2 HS nóiấcchs xây dựng cốt chuyện ( Để xay xựng cốt truyện cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện- diễn biến cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nhĩa)
- HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mìnhcho người thân. Dặn HS chuẩn bị cho bài kiểm tra viết thư Tuần 5
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết20: giây, thế kỉ
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức:Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
2.Kỹ năng:Giải được các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo thời gian từ đơn vị lớn về đơn vị nhỏ.
3.Thái độ:Biết quý trọng và tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Kiểm tra bài cũ:
-3 HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng, nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau.
1 HS chữa bài 4, HS khác nhận xét
Gv nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
- ở lớp 3 các em đã được học về các đơn vị đo thời gian ngày, tháng, năm, phút, giờ. Hôm nay các em sẽ được học tiếp 2 đợn vị mới là: “ Giây, thế kỉ”
2.Hoạt động 1: giới thiệu về giây
-GV dùng đồng hồ có dủ 3 kim để ôn về giờ phút và giới thiệu về giây.
GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
HS nhắc lại mối quan hệ giữa giờ và phút ( 1 giờ = 60 phút )
GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. Cho HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu:
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng ( trên mặt đồng hồ ) là 1 phút, tức là 60 giây.
GV viết bảng: 1 phút = 60 giây
HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên rồi ngồi xuống là bao nhiêu giây?
HS nêu lại mối quan hệ giữa phút và giờ; giữa giây và phút
Hoạt động 2: giới thiệu về thế kỉ
-GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn “năm” là “thế kỉ”
GV viết bảng: 1 thế kỉ = 100 năm.
HS nhắc lại
Gv hỏi thêm 100 năm bằng mấy thế kỉ?
GV giới thiệu: bắt dầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ I, từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ II....
HS xác định năm 1945 thuộc thế kỉ nào? năm 1996 thuộc thế kỉ nào? năm 1858 thuộc thế kỉ nào?
Gv nhận xét và kết luận
3.Thực hành:
Bài 1 ( 25 ) HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài , 2 hS lên chữa.
HS khác nhận xét
Gv đánh giá và giúp HS củng cố về mối quan hệ giữa phút và giây, giữa thế kỉ và năm theo cả hai chiều.
Bài 2 ( 25 ) HS tự làm bài trao đổi với bạn cùng bàn.
3 HS lên trình bày bài ( Gv lưu ý các em trình bày một cách đầy đủ)
HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
Bài 3 ( 25) Hs nêu yêu cầu đề bài
HS thảo luận theo nhóm bàn và cử đại diện lên chữa bài
HS nhận xét
Gv kết luận
4.Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại các kiến thức vừa học, mối quan hệ giữa hai đơn vị phút và giây, thế kỉ và năm.
Nhắc lại tên các đơn vị đo thời gian đã được học từ trước đến nay.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
bài 2: vượt khó trong học tập ( t2)
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được : mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2. Kỹ năng: Xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
3.Thái độ: Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó tong học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Một số HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: dẫn dắt từ phần kiểm tra
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện một số nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi.
- GV kết luận khen những em biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp bài tập 3 SGK
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp
- Một số em trình bày trước lớp.
- GV kết luận khen những HS đã biết vượt qua khó khăn trong học tập
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân bài tập 4 SGK
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
Kết luận chung: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn
3.Hoạt động tiếp nối
- HS thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK
----------------------------------------------------------------------------------------------------
sinh hoạt chi đội
( có nghị quyết riêng)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao an lop4 tuan 4.doc