Giáo án lớp 4 Tuần 4 môn Tập đọc: Người ăn xin

-Học sinh đọc lưu loát, rành mạch tòan bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu.

-Giọng đọc nhẹ nhàng, bươc đầu thể hiện cảm xúc , tân trạng của nhân vật trong câu chuyện.

-Hiểu ND : ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .(trả lời được câu hỏi1,2,3)

-Xác định được giá trị: nhận biết vẻ đẹp của những tấm lòng nhận hậu trong cuộc sống.

-Thể hiện sự thông cảm: biết thể hiện sự cảm thông chia sẻ giúp đỡ những người khó khăn.

-Nhận xét bình luận về vẻ đẹp của nhân vật trong câu chuyện.

 

doc30 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 4 môn Tập đọc: Người ăn xin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn. Chép lại đoạn văn sau khi đã thay từ. a)Gió thỏi mạnh, lá cây rơi nhiều; từng đàn cò bay nhanh theo mây. b)Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm tối mặt mũi. c)Trên nền trời có những cánh cánh cò đang bay. *Đọc đề , tìm từ thay và viết lại vào vở. +Chấm bài và nhận xét, chốt bài đúng( các từ có thể thay thế) a)ào ào, lả tả, vun vút. b)ồ ồ (xỗi xả) tối tăm. c)rập rờn (chấp chới) ------------------------------------------------------------------ TOÁN Luyện tập viết các số trong hệ thập phân. I.Mục tiêu:Giúp học sinh -Nhớ lại các kí hiệu dùng để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân. -Viết các số tự nhiên trong hệ thập phân đúng, nắm được giá trị của chữ số trong mỗi số. -Rèn kĩ năng tư duy cho HS. II.Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập. III.Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra 2.bài mới *Hướng dẫn ôn tập. + Có 10 chữ số là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để ghi số tự nhiên. +Chứ số đầu tiên bên trái của một số tự nhiên phải khác 0. +Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên: ab = ao + b = a x 10 + b abc = a x 100 + b x 10 + c =ab x 10 + c +Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là các chữ số : 0, 2, 4, 6, 8. + Số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là các chữ số : 1, 3, 5, 7, 9. *bài tập vận dụng: Bài 1: Cho 4 chữ số 0, 3, 8và 9 a)Viết đợc tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau đợc viết từ 4 chữ số đã cho? b)Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất có 4 chữ số khác nhau đợc viết từ 4 chữ số trên? c)Tìm số lẻ nhỏ nhất, số chẵn lớn nhất có 4 chữ số khác nhau viết đợc từ 4 chữ số trên. Bài 2: Cho 4 chữ số ; 0, 3, 5, 7. Từ các chữ số đã cho hãy viét các số có 4 chữ số khác nhau. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của mỗi chữ số ở các hàng? Bài 3: Tìm tổng của số lẻ lớn nhất gồm 3 chữ số với số chẵn lớn nhất gồm 3 chữ số. Bài 4: Cho dãy số : 1, 2, 3, 4, 5, 6, ., 1991, 1992. a)Dãy số đó có bao nhiêu số hạng? b)Dãy số đó có bao nhiêu chữ số? c)Tìm chữ số thứ 3000 của dãy số. *GV hớng dẫn học sinh làm phần c. *HS tự làm vào vở sau khi GV hướng dẫn. IV.hoạt động nối tiếp. -Nhắc lại nội dung bài. -Nhận xét tiết học. -Về nhà học bài, làm lại bài chưa đạt yêu cầu. ----------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2011 TẬP LÀM VĂN Tiết 7: CỐT TRUYỆN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: HS biết thế nào là một cốt truyện: Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. HS biết ba phần cơ bản của một cốt truyện: Mở đầu, diễn biến, kết thúc & tác dụng của ba phần này. Bước đầu biết xác định cốt truyện của một truyện đã nghe Cây khế và kuyện tập kể lại câu chuyện đó. Biết sắp xếp lại các sự việc chính của một truyện thành một cốt truyện. II.CHUẨN BỊ: Các thẻ ghi sự việc chính của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Để các em hiểu thế nào là cốt truyện, đầu tiên chúng ta sẽ học phần nhận xét. Yêu cầu 2 HS đọc nội dung câu 1 Truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, các em đã được học trong tuần 1 & tuần 2. Bây giờ, cô mời 1 bạn kể sơ lại nội dung của câu chuyện để cả lớp cùng nhớ lại nội dung của câu chuyện. Nhóm 4 bạn cùng thảo luận & ghi nhanh lại những sự việc chính của câu chuyện theo đúng thứ tự (nghĩa là việc gì xảy ra trước thì ghi trước, việc gì xảy ra sau thì ghi sau). Các em cần lưu ý là chỉ viết ngắn gọn, mỗi ý chính (mỗi sự việc chính) chỉ ghi bằng 1 câu. Các em hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút. Thời gian bắt đầu. GV nhận xét, rút ý chính thứ 1, 2 & gắn thẻ lên bảng.(GV có thể đặt câu hỏi để HS nói lại đúng nội dung của truyện: Khi thấy Nhà Trò khóc, Dế Mèn đã làm gì? để rút ra ý chính) GV chốt: Đây chính là những sự việc chính của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” Các sự việc này diễn ra có đầu có cuối liên quan đến các nhân vật còn được gọi là gì? Chuỗi sự việc này làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là cốt truyện. Yêu cầu 1 HS đọc lại sự việc đầu tiên xảy ra trong câu chuyện: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” Phần đầu tiên của một câu chuyện thường được gọi là gì? GV chọn ý đúng nhất là : Mở đầu Phần mở đầu có tác dụng gì? GV chốt: mở đầu là sự việc xảy ra đầu tiên khơi nguồn cho các sự việc khác. Các sự việc tiếp theo như: Dế Mèn hỏi han & biết sự tình chị Nhà Trò cho đến Dế Mèn phá bỏ vòng vây ta gọi là diễn biến của câu chuyện. Nhóm 2 bạn cùng thảo luận nhanh & nêu tác dụng của phần diễn biến. GV chốt: Diễn biến giúp chúng ta biết các sự việc chính nối tiếp nhau nói lên tính cách, ý nghĩ của nhân vật. Diễn biến chính là phần chính của toàn bộ câu chuyện. Sự việc bọn Nhện phải vâng lời Dế Mèn. Nhà Trò được cứu thoát, được tự do cho ta biết điều gì? GV chốt: Sự việc cuối cùng này chính là kết quả của các sự việc ở phần mở đầu & phần diễn biến. Ta gọi là phần kết thúc Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Từ nãy đến giờ cô đã hướng dẫn các em tìm hiểu cốt truyện của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Bây giờ bạn nào có thể nhắc lại cho cả lớp biết: Cốt truyện là gì? (GV gỡ bảng ý chính của câu chuyện, chỉ để lại trên bảng nội dung của phần ghi nhớ, đến HS thứ 5, 6 có thể gỡ dần phần ghi nhớ để tới HS khác trên bảng không còn ghi nhớ, HS tự nêu lại bằng ghi nhớ trong đầu) Cốt truyện thường gồm mấy phần? Nêu tác dụng của từng phần này? Để nhớ rõ hơn, các em về nhà học thêm phần ghi nhớ trang 44. Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Câu truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh” các em vừa được học trong tiết kể chuyện ngày hôm qua. Vì vậy các em có thể nhớ lại câu chuyện để viết ra những ý chính, hoặc dựa vào 5 câu hỏi của bài kể chuyện để ghi ra ý chính. Để các em có thể dễ dàng ghi được cốt truyện, cô mời 1 bạn đọc lại 5 câu hỏi của truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh” GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tư để viết cốt truyện của truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh”. Trong bài tập này, cô có một trò chơi nhỏ: đó là trò chơi thỏ tìm nhà. Cô sẽ dán ở trên bảng một ngôi nhà đồng thời phát cho mỗi tổ một con thỏ có ghi tên nhóm của các bạn. Các em có gắng hoàn thành bài thật nhanh để giúp con thỏ này tìm được về nhà trong thời gian nhanh nhất bằng cách tổ nào làm xong trước sẽ mang con thỏ lên dán ngay ngôi nhà. Các em có thời gian hoạt động trong 5 phút. Thời gian bắt đầu. GV nhận xét & đưa giấy khổ to có viết cốt truyện của truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh”, yêu cầu HS xác định sự việc mở đầu, diễn biến, kết thúc của câu chuyện Bài tập 2: Để các em nắm vững hơn tác dụng của ba phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc của một câu chuyện, cô & các em sẽ cùng bước sang bài tập 2. GV lưu ý: Thứ tự các sự việc chính trong truyện: “Cây khế” sắp xếp không đúng, các em có nhiệm vụ sắp xếp lại cho đúng thứ tự. Để sắp xếp đúng, các em cần phải xác định đâu là sự việc mở đầu câu chuyện, đâu là những sự việc nối tiếp nhau nói lên tính cách của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện (phần diễn biến), đâu là sự việc kết thúc câu chuyện. Các em hãy dùng viết chì ghi số thứ tự đúng trước mỗi sự việc. Để kiểm tra xem các em đã sắp xếp đúng chưa, cô sẽ chia lớp chúng ta thành hai đội, một đội nam & một đội nữ, cùng lên bảng thi đua sắp xếp lại thứ tự câu chuyện , đội nào sắp xếp nhanh nhất thì đội đó sẽ thắng. Củng cố – Dặn dò: Bài tập số 3 là dựa vào cốt truyện đã sắp xếp đúng em hãy kể lại câu chuyện “Cây khế” chúng ta sẽ kể vào tiết học buổi chiều. Như vậy các em có thể dùng cốt truyện để tóm tắt lại một câu chuyện cho ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung hoặc từ cốt truyện có sẵn các em có thể kể lại câu chuyện đó. Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm mấy phần? GV nêu câu đố: Cái gậy cạnh quả trứng gà Đem về khoe mẹ cả nhà mừng vui (là số mấy?) Về nhà xem trước bài “Tóm tắt truyện” để chuẩn bị cho bài tập làm văn ngày mai. TOÁN Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp HS: +Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ , tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ tấn và ki-lô-gam. +Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng(chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé). +Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng (tạ tấn). II.CHUẨN BỊ: VBT Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn a.Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam) Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học? 1 kg = .. g? b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến GV viết bảng: 1 yến = 10 kg Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo? Có 30 kg khoai tức là có mấy yến khoai? c.Giới thiệu đơn vị tạ, tấn: Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ. 1 tạ = . kg? 1 tạ = yến? Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn. 1 tấn = kg? 1 tấn = tạ? 1tấn = .yến? GV ghi bảng: tấn, tạ, yến, kg, g GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg 1 tấn =.tạ = .yến = kg? 1 tạ = ..yến = .kg? 1 yến = .kg? GV nêu ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con bò nặng 2 tạ, con lợn nặng 6 yến Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và nêu miệng kết quả đúng. HS đọc tên các đơn vị đo khối lượng đã học HS đọc yêu cầu bài và nêu miệng kết quảtrước lớp: GV cùng HS nhận xét. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm Đổi đơn vị đo Đối với dạng bài 7yến 2kg = kg, có thể hướng dẫn HS làm như sau: 7yến 2kg = 70kg + 2kg = 72kg. Lưu ý: HS chỉ viết kết quả cuối cùng (72) vào chỗ chấm, phần tính trung gian hướng dẫn HS tính vào giấy nháp. Bài tập 3: So sánh, GV gợi ý: Thống nhất cùng 1 đơn vị (đổi ra đơn vị bé nhất) So sánh số tự nhiên Rưỡi: là một nửa của đơn vị đó với đơn vị đổi ra. Ví dụ: 1 tạ rưỡi = kg? = 100 + 100 : 2 = 150 kg Bài tập 4: GV hướng dẫn đổi đơn vị đo có 2 danh số đơn vị thành 1 danh số đơn vị trước khi HS làm bài Củng cố Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg Dặn dò: Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng Làm bài 2, 4 trong SGK -------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 4sanh.doc
Giáo án liên quan