Giáo án lớp 4 tuần 4 môn Tập đọc - Một người chính trực (tiết 1)

Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa, giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

 

doc37 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 4 môn Tập đọc - Một người chính trực (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở đâu - ở sườn núi. ? Tại sao phải làm ruộng bậc thang - Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang - Trồng lúa nước. 3. Nghề thủ công truyền thống: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. HS: Thảo luận nhóm dựa vào quan sát tranh ảnh để trả lời. ? Kể tên 1 số sản phẩm nổi tiếng thủ công của 1 số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn HS: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc tạo ra những sản phẩm như khăn, mũ, túi, tấm thảm, ? Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì HS: bán cho khách trong nước và khách nước ngoài. 4. Khai thác khoáng sản: * HĐ3: Làm việc cá nhân. HS: Quan sát H3 và đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Kể tên 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ? ở Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất - A- pa – tít, đồng, chì, kẽm, - A – pa – tít được khai thác nhiều nhất. ? Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân HS: Quan sát H3 và nêu quy trình. Quặng a – pa – tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ đất đá, tạp chất) đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân. ? Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý HS: Tự trả lời. ? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì HS: mây, gỗ, nứa để làm nhà, đồ dùng; măng, mộc nhĩ, nấm hương làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh. Tổng kết bài: HS: Đọc ghi nhớ. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Mỹ thuật Vẽ trang trí: họa tiết trang trí dân tộc (GV chuyên dạy) Thứ sáu ngày tháng năm 200 Thể dục ôn đội hình đội ngũ trò chơi: bỏ khăn I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác về đội hình đội ngũ. - Trò chơi: “Bỏ khăn” yêu cầu tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường – còi, khăn tay, III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung HS. - Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học chấn chỉnh đội ngũ trang phục. HS: - Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”. - Hát, vỗ tay tại chỗ. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ: - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại. HS: Chia 4 tổ tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển. - GV quan sát, nhận xét. - Tập hợp cả lớp cho các tổ thi đua nhau trình diễn. - GV điều khiển cho cả lớp tập. HS: Cả lớp tập 2 phút. b. Trò chơi “Bỏ khăn”: - GV tập hợp đội hình. - Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. HS: Nghe GV phổ biến. - 1 tổ ra chơi thử. - Cả lớp chơi. - GV quan sát, nhận xét biểu dương HS chơi nhiệt tình, không phạm luật. 3. Phần kết thúc: HS: Chạy thường quanh sân về tập hợp làm động tác thả lỏng. - GV hệ thống bài 1 – 2 phút - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Về nhà tập cho cơ thể khoẻ mạnh. Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện I. Mục tiêu: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo, về tính trung thực, III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ. 1 HS kể lại chuyện “Cây khế”. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện: a. Xác định yêu cầu của đề bài: HS: 1 em đọc yêu cầu của đề bài. - GV gạch chân những từ quan trọng. b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện: HS: 2 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi SGK. - 1 vài HS nối tiếp nhau nói về chủ đề câu chuyện em vừa lựa chọn. c. Thực hành xây dựng cốt truyện: + Bài tập a: HS kể câu chuyện cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi sau: HS: Làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi gợi tưởng tượng theo ý 1 hoặc 2. - 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi. ? Người mẹ ốm như thế nào HS: ốm rất nặng. ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào HS: Thương mẹ, chăm sóc mẹ, chăm sóc cho mẹ tận tụy ngày đêm. ? Để chữa bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì - Phải tìm 1 loại thuốc rất hiếm, phải đi tận rừng sâu hoặc phải tìm 1 bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân. ? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào - Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý ? Bà tiên đã giúp 2 mẹ con như thế nào - Bà cảm động về lòng yêu thương hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp. + Bài tập b: HS kể câu chuyện về tính trung thực, cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi: ? Người mẹ ốm như thế nào HS: ốm rất nặng. ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào - Thương mẹ, chăm sóc tận tụy ngày đêm ? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì - Nhà nghèo không có tiền mua thuốc. - Bà tiên cảm động trước tình cảm của người con, bà giúp đỡ HS: Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng. - GV nghe và nhận xét. - Thi kể trước lớp. - Viết vào vở câu chuyện của mình 1 cách vắn tắt. 3. Củng cố – dặn dò: - Gọi 1 – 2 em HS nói cách xây dựng cốt truyện. - Nhận xét giờ học, về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Chuẩn bị giấy viết, tem thư giờ sau kiểm tra. Toán Giây – thế kỷ I. Mục tiêu: - Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian giây, thế kỷ. - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm. II. Đồ dùng: Đồng hồ thật có 3 kim. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét, cho điểm. HS: 2 em lên bảng chữa bài tập. Cả lớp kiểm tra chéo bài tập ở nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Giới thiệu về giây: GV cho HS quan sát đồng hồ thật yêu cầu chỉ kim giờ, kim phút, HS: Quan sát và chỉ theo yêu cầu của GV ? Khoảng thời gian kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số liền kề ngay sau đó là bao nhiêu giờ HS: là 1 giờ. ? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp ngay sau đó là bao nhiêu phút HS: là 1 phút. ? 1 giờ bằng bao nhiêu phút HS: 1 giờ = 60 phút. GV chỉ kim giây và hỏi đó là kim gì? HS: kim giây - GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. HS: Quan sát sự chuyển động của kim giây + Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch này đến vạch liền sau nó là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. Ghi bảng: 1 phút = 60 giây HS: nêu lại 1 phút = 60 giây. 3. Giới thiệu về thế kỷ: - Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ. 1 thế kỷ = 100 năm ? 100 năm bằng mấy thế kỷ HS: Nêu lại: - bằng 1 thế kỷ. - Giới thiệu như SGK sau đó hỏi: Năm 1975 thuộc thế kỷ nào? Năm 1990 thuộc thế kỷ nào? Năm nay thuộc thế kỷ nào? HS: Năm 1975 thuộc thế kỷ XX Năm 1990 thuộc thế kỷ XX Năm nay thuộc thế kỷ XXI 4. Thực hành: + Bài 1: GV hướng dẫn HS tính: VD: 1 phút 8 giây = .giây 1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây HS: Tự làm rồi chữa bài. + Bài 2: HS: Tự đọc bài rồi chữa bài. + Bài 3: GV hướng dẫn HS cách tính: - Tính từ năm 1010 đến nay (2005) đã được: 2005 – 1010 = 995 (năm) HS: Làm bài vào vở. Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Luyện từ và câu Luyện tập về từ ghép và từ láy I. Mục tiêu: Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu trong bài. II. Đồ dùng dạy – học: Từ điển HS, bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Bài cũ: ? Thế nào là từ ghép. Cho VD. ? Thế nào là từ láy.Cho VD. HS: Trả lời. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm suy nghĩ phát biểu. ? Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung) - Từ “bánh trái” có nghĩa tổng hợp. ? Từ ghép nào có nghĩa phân loại - Từ “bánh rán” + Bài 2: Làm bài theo nhóm. HS: Đọc yêu cầu của bài, thảo luận làm vào phiếu. - Đại diện nhóm lên trình bày. a) Từ ghép có nghĩa phân loại: Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Ruộng đồng, làng xóm, núi non, bãi bờ, hình dạng, màu sắc. + Bài 3: HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và tự làm bài vào vở. - GV nhắc HS nhớ lại khái niệm về từ láy - Chốt lại lời giải đúng. + Láy âm đầu: nhút nhát + Láy vần: lạt xạt, lao xao + Láy cả âm cả vần là: rào rào. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. hoạt động tập thể an toàn giao thông: vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông. 2. Kỹ năng: Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. 3. Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ đảm bảo an toàn giao thông. II. Chuẩn bị:  Biển báo, phiếu học tập, phong bì, III. Các hoạt động chính: * HĐ 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới: a) Mục tiêu: b) Cách tiến hành: + Trò chơi 1: Hộp thư chạy - GV giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển trò chơi. HS: Chơi trò chơi theo sự điều khiển của GV. + Trò chơi 2: Đi tìm biển báo hiệu giao thông. - GV hướng dẫn cách chơi. HS: Chơi trò chơi. * HĐ 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường. a) Mục tiêu: b) Cách tiến hành: ? Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường HS: Giơ tay ? Mô tả vạch kẻ đó ? Người ta kẻ vạch để làm gì HS: Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại. * HĐ 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn. a) Mục tiêu: b) Cách tiến hành: - Cọc tiêu: GV đưa tranh ảnh và giới thiệu cho HS. ? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông HS: Cọc tiêu cắm ở những đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường. - Rào chắn: ngăn không cho người và xe qua lại. + Có 2 loại rào chắn: Cố định và di động * HĐ 4: Kiểm tra hiểu biết: - GV phát phiếu học tập. HS: Làm bài vào phiếu học tập. - GV thu phiếu, kiểm tra sự hiểu bài của học sinh. * HĐ 5: Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chú ý thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 4.doc
Giáo án liên quan