TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – TIẾT 1
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.
- Hệ thống hóa 1 số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: (1/5 số HS trong lớp)
18 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 35 (2 buổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 x (9600 : 100) = 4.800 (kg)
= 48 (tạ)
Đáp số: 48 tạ.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra định kì cuối học kì ii (đọc)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kiểm tra HS đọc văn bản có độ dài 200 chữ, kết hợp trả lời câu hỏi của đoạn văn vừa đọc.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giáo viên phát đề cho từng HS:
A. Đọc thầm: Gu – li – vơ ở xứ sở tí hon. (Vở bài tập)
B. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:
1. Nhân vật chính trong đoạn trích tên là gì?
c Li – li – pút
c Gu – li – vơ
c Không có tên
2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này?
c Li – li – pút
c Bli – phút
c Li – li pút, Bli – phút.
3. Nước nào định đem quân sang xâm lược nước láng giềng?
c Li – li – pút
c Bli – phút
c Cả hai nước.
4. Vì sao khi trông thấy Gu – li – vơ, quân địch phát khiếp?
c Vì thấy người lạ.
c Vì trông thấy Gu – li – vơ to lớn quá.
c Vì Gu – li – vơ mang theo nhiều móc sắt.
5. Vì sao Gu – li – vơ khuyên nhà vua nước Li – li – pút từ bỏ ý định biến nước Bli – phút thành 1 tỉnh của Li – li – pút?
c Vì Gu – li – vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.
c Vì Gu – li – vơ ngại đánh nhau với quân địch.
c Vì Gu – li – vơ đang sống ở nước Bli – phút.
6. Nghĩa của chữ “hòa” trong “hòa ước” giống nghĩa của chữ “hòa” nào dưới đây?
c Hòa nhau
c Hòa tan
c Hòa bình
7. Câu “Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch” là câu gì?
c Câu kể
c Câu hỏi
c Câu khiến
8. Trong câu “Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp” bộ phận nào là chủ ngữ?
c Tôi
c Quân trên tàu
c Trông thấy
3. Giáo viên thu bài, về nhà chấm.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đạt điểm cao.
- Về nhà viết lại bài cho hay hơn.
------------------------------------------------------------------
Toán
Bdhs: luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Rèn kỹ năng giải bài toán về phân số và các bài toán ôn tập hình học, trung bình cộng.
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán 4.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm bài tập 1,2 tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- Cho HS tự làm vở và chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
a)
b)
+ Bài 2:
- Cho hs tóm tắt và nêu các bước giải bài tập.
- GV chữa bài và chấm bài cho HS.
Bài 4: Giải:
Lần đầu 3 ô tô chở được là:
16 x 3 = 48 (máy)
Lần sau 5 ô tô chở được là:
24 x 5 = 120 (máy)
Số ô tô chở máy bơm là:
3 + 5 = 8 (ô tô)
Trung bình mỗi ô tô chở được là:
(48 + 120) : 8 = 21 (máy)
Đáp số: 21 máy.
+ Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------
Khoa học
Kiểm tra định kì cuối học kì ii
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy - học:
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010.
kĩ thuật
lắp ghép mô hình tự chọn (tiếp)
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi thao tác, lắp các chi tiết của xe có thang.
II. Đồ dùng:
- Mẫu xe có thang đã lắp. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HS thực hành lắp xe có thang:
a. Chọn chi tiết:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
- 1 em đọc ghi nhớ trước khi lắp.
- GV nhắc các em cần lưu ý khi lắp (SGV)
- Quan sát kỹ hình trong SGK.
c. Lắp ráp xe có thang:
- Quan sát kỹ hình 1 và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng.
- GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng.
- GV nhắc HS lưu ý khi lắp thang vào giá đỡ, thang phải lắp bánh xe, bánh đai trước, sau đó mới lắp thang.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra định kì cuối học kì ii (viết)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kiểm tra chính tả và tập làm văn trong chương trình lớp 4.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Nội dung:
1. Chính tả:
- Cho HS viết 1 đoạn văn xuôi có độ dài khoảng 70 chữ trong 10 phút.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết 1 đoạn văn (thuộc phần thân bài) miêu tả (con vật, đồ vật, cây cối) đã học trong học kỳ II.
- Thời gian làm bài khoảng 30 phút.
- GV thu bài về chấm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà chuẩn bị trước cho bài học sau.
----------------------------------------------------------------
Toán
Kiểm tra định kì cuối học kì ii
I. Mục tiêu: Giúp học sinh kiểm tra về:
- Xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số.
- Khái niệm ban đầu về phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số, các phép tính về phân số.
- Ước lượng độ dài.
- Giải bài toán liên quan đến phân số của 1 số, tính diện tích hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đề bài cho từng học sinh
III. Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
2. GV phát đề cho từng HS làm.
đề bài
Phần I: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
1. Chữ số 5 trong số 254 386 chỉ:
A. 5 C. 5.000
50 D. 50.000
2. Phân số bằng phân số nào dưới đây?
A. B. C. D.
3. Phân số nào lớn hơn 1:
A. B. C. D.
4.
Phân số chỉ phần bôi đen trong hình trên là:
A. B. C. D.
5. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 1 m2 25 cm2 = cm2 là:
A. 125 C. 1025
B. 12.500 D. 10.025
Phần II: Giải bài toán
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 20 m, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính diện tích của mảnh đất đó.
3. Giáo viên thu bài về nhà chấm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn thiện bài trong Vở bài tập.
--------------------------------------------------------------
Khoa học
Bdhs: ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình 134, 135, 136, 137 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
- HD học sinh trao đổi, nêu ý kiến.
- Tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK và trả lời câu hỏi.
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào
- GV chia nhóm, phát giấy bút.
- Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của 1 nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
- Các nhóm treo sản phẩm.
- Cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động 2: Xác định vai trò con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Quan sát hình trang 136, 137 SGK kể tên những gì được vẽ trong hình.
- Dựa vào các hình trên bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Một số em lên trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------
Tiếng việt
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, mục đích trong câu.
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, mục đích trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, mục đích cho câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần ghi nhớ:
- 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
3. Phần luyện tập:
* Bài 1:
- HD hs làm và chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Các trạng ngữ là:
+ Buổi sáng hôm nay,
+ Vừa mới ngày hôm qua,
b) + Từ ngày còn ít tuổi,
+ Mỗi lần Hà Nội,
* Bài 2:
- - HD hs làm và chữa bài.
- Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm trên băng giấy, gạch dưới bộ phận trạng ngữ.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
a) + Mùa đông,
+ Đến ngày đến tháng,
b) + Giữa lúc gió đang gào thét ấy,
+ Có lúc
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Tổng kết năm học
I. Mục tiêu
- Tổng kết các hoạt động của lớp trong học kì 2 và trong toàn bộ năm học.
- Nhận xét và đánh giá các mặt hoạt động trong năm. Triển khai các hoạt động ôn tập, vui chơi trong hè.
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị
Nội dung:
+ Sơ kết tuần học 35
+ Kế hoạch ôn tập hè
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Sơ kết công tác tuần trước.
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. GV nhận xét tổng kết năm học và nhắc nhở học sinh kế hoạch hoạt động hè:
- GV nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong năm học vừa qua:
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
- Khen ngợi, biểu dương học sinh có thành tích tốt avf nhứng hs cần cố gắng trong năm tới.
- Thực hiện tốt các hoạt động hè theo kế hoạch đượng phổ biến.
File đính kèm:
- GA 4 tuan 35 du 2 buoi.doc