-Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khốt.
- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
KNS*: - Kiểm sốt cảm xúc.
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
- Tư duy sáng tạo: Nhận xét bình luận.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 34 Trường Tiểu Học Đông Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4 ‘)
- GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 169.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: (27 ‘)
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học hôm nay chúng ta ôn tập về bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
b).Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- GV treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập 1, sau đó hỏi: Bài cho biết những gì và yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-Yêu cầu HS tìm số và điền vào ô trống trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Goi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì ?
- Hướng dẫn:
Từ chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật ta có thể tính được nửa chu vi của nó. Sau đó dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để tìm chiều rộng và chiều dài của thửa ruộng. Sau đó ta tính được diện tích của thửa ruộng.
- GV chữa bài trước lớp.
Ta có sơ đồ:
? m
C.rộng:
47m 265 m
C.dài:
? m
Bài 4: HS khá, giỏi
- Gọi HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài ttrước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5: HS khá, giỏi
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Hỏi:
+ Tổng của hai số là bao nhiêu ?
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
-Yêu cầu HS làm bài.
Ta có sơ đồ:
?
Số bé:
99 999
Số lớn
?
3.Củng cố - Dặn dò: (4 ‘)
- GV tổng kết giờ học.
- Về nhà làm lại các bài tập trên. Chuẩn bị bài: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- Bài toán cho biết tổng, hiệu của hai số và yêu cầu ta tìm hai số.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét:
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, Vì bài toán cho biết tổng số cây hai đội trồng được, cho biết số cây đội I trồng được nhiều hơn đội II (hiệu hai số) và yêu cầu tìm số cây của mỗi đội
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Đội thứ II trồng được số cây là:
(1375 – 285) : 2 = 545 (cây)
Đội thứ I trồng được số cây là:
545 + 285 = 830 (cây)
Đáp số: Đội I: 830 cây ; Đôi II: 545 cây
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Nửa chu vi của hình chữ nhật là tổng của chiều rộng và chiều dài hình chữ nhật.
- HS lắng nghe, và tự làm bài.
- Theo dõi bài chữa của GV, tự kiểm tra bài của mình. Bài giải đúng:
Bài giải
Nửa chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là: 530 : 2 = 265 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng là:
(265 – 47) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là:
109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
109 Í 156 = 17004 (m2)
Đáp số: 17004 m2
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Tổng của hai số là:
135 Í 2 = 270
Số phải tìm là:
270 – 246 = 24
Đáp số: 24
- 1 HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc trước lớp.
+ Số lớn nhất có ba chữ số là 999, vậy tổng của hai sốù là 999.
+ Số lớn nhất có hai chữ số là 99, vậy hiệu của hai số là 99.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp
Bài giải
Số lớn nhất có ba chữ số là 999, nên tổng của hai số ù là 999.
Số lớn nhất có hai chữ số là 99, nên hiệu của hai số là 99.
Số bé là:
(999 – 99) : 2 = 450
Số lớn là:
450 + 99 = 549
Đáp số: Số bé: 450 ; Số lớn: 549
Tập làm văn:
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
- Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
- GD HS vận dụng vào trong thực tế.
*KNS:
- Thu thập, xử lí thơng tin.
- Đảm nhận trách nhiệm cơng dân.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: các bảng phô tô mẩu Điện chuyển tiền, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
HS: SGK, vở
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4 ‘)
- Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: (27 ‘)
a). Giới thiệu bài: GV ghi tựa
b). Phần nhận xét:
* Bài tập 1: *KNS:
Điền vào điện chuyển tiền
- Cho HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền.
ĐCT: viết tắt của Điện chuyển tiền.
- GV hướng dẫn điền nội dung cần thiết vào Điện chuyển tiền: Các em nhớ chỉ điền vào từ Phần khách hàng viết.
Họ tên mẹ em (người gửi tiền).
Địa chỉ (cần chuyển đi thì ghi), các em ghi nơi ở của gia đình em hiện nay.
Số tiền gửi (viết bằng chữ số trước, viết bằng chữ sau).
Họ tên người nhận (ông hoặc bà em).
Tin tức kèm theo (phải ghi ngắn gọn).
Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ viết.
- Cho HS làm mẫu.
- Cho HS làm bài. GV phát mẫu Điện chuyển tiền đã phô tô cho HS.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những HS điền đúng.
* Bài tập 2: Điền vào giấy đặt mua báo chí trong nước*KNS:
- Cho HS đọc yêu cầu và đọc chú ý của BT2.
- GV giao việc, giúp HS các chữ viết tắt, các từ khó.
- GV lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi đúng.
- Cho HS làm bài. GV phát mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước cho HS.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen HS làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (4 ‘)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những giấy tờ in sẵn. Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập
- 2 HS lần lượt đọc Thư chuyển tiền đã làm ở tiết học trước.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu BT1 và đọc mẫu Điện chuyển tiền đi.
- HS lắng nghe cô giáo hướng dẫn.
-1 HS điền vào mẩu Điện chuyển tiền và nói trước lớp nội dung mình điền.
- Cả lớp làm việc cá nhân. Mỗi em điền nội dung cần thiết vào Điện chuyển tiền.
- Một số HS đọc trước lớp nội dung mình đã điền.
- Lớp nhận xét.
-1 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân. Mỗi em đọc lại mẫu và điền nội dung cần thiết vào mẫu.
- Lớp nhận xét.
- HS cả lố thực hiện theo yêu cầu của GV
Địa lí:
Ôn tập (tt)
(Đ/C: Không yêu cầu hệ thống lại các đặc điểm, chỉ nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố, tên một số dân tộc, một số hoạt động sản xuất chính ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên...)
I .Mục dích, yêu cầu :Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; các cao nguyên Tây Nguyên, một số thành phố lớn, biển đông các đảo và quần đảo chính...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, ĐB Bắc Bộ , ĐB Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
- Gd HS ham thích tìm hiểu địa lí của đất nước..
II.Chuẩn bị :
GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN. Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. Các bản hệ thống cho HS điền.
HS: SGK, bút,...
III.Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : (4 ‘)
- Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển .
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ .
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : (27 ‘)
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
*Hoạt động cả lớp:
Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN:
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên.
- Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ.
- Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- GV nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động nhóm:
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau:
Tên TP
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP HCM
Cần Thơ
- GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ.
3.Củng cố - Dặn dò:: (4 ‘)
GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
- Nhận xét, tuyên dương .
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
- HS lên chỉ BĐ.
- HS cả lớp nhận xét .
- HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống .
- HS trả lời .
- Cả lớp.
\
SINH HOẠT LỚP TUẦN 34
I. Mục đích yêu cầu:
-Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 34.
-Triển khai công việc trong tuần 35.
-Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 34
-Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần.
-Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
-GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
-Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động.
-Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn đùa nghịch trong giờ học.
+Học tập : - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập.
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
*Tồn tại: - Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn.
*Tuyên dương những em có thành tích tốt.
*Kế hoạch tuần 35
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 35 theo thời khoá biểu.
File đính kèm:
- TUAN 34 CHUAN KTKN KNS GDMT BD.doc