Giáo án lớp 4 Tuần 34 môn Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ (tiếp theo)

Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

- Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GDKNS : + Kiểm soát cảm xúc.

 + Tư duy sáng tạo : nhận xét , bình luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Kiểm tra :

- GV gọi HS đọc bài : Con chim chiền chiện, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài : GV nhận xét bài cũ và giới thiệu bài mới.

 

doc23 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 34 môn Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 : Các nhóm trình bày câu tự đặt với từ mình lựa chọn, cả lớp và GV nhận xét tính điểm thi đua. Bài 3 : - Các nhóm thi đua tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó. - Các nhóm làm bài, sau đó dán nhanh bài lên bảng lớp . - Cả lớp và GV nhận xét và tính điểm thi đua. 3 Củng cố dặn dò : GV phân thắng thua và nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Giáo dục học sinh ý thức học tập, ý thức lao động vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Tạo kĩ năng hoạt động tập thể, ý thức tự quản . II. Các hoạt động trên lớp: 1:Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua . - Lớp trưởng đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, GV bao quát lớp . - Đại diện tổ phát biểu ý kiến . - GV chốt lại những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua . - Giải đáp thắc mắc của học sinh ( nếu có ) . - Nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch của lớp . 2: GV phổ biến kế hoạch tuần tới . +Thực hiện tốt chương trình thời khoá biểu tuần 35 + Duy trì nền nếp sinh hoạt Sao và sinh hoạt 15 phút đầu giờ . + Tăng cường công tác vệ sinh, trực nhật . + Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp . - Tổng kết tiết học . Thể dục Nhảy dây - Trò chơi : Lăn bóng bằng tay. I. Mục tiêu - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, động tác nhảy nhẹ nhàng, nhịp điệu. Số lần nhảy càng nhiều càng tốt. - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi. II. Địa điểm - Phương tiện. - Sân trường . 1 quả bóng; dây nhảy; 4 bóng chuyền tay để tổ chức trò chơi. III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu bài học. - HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình sân trường : 200 - 250 m. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn các động tác tay, chân, lưng - bụng, toàn thân, nhảy của bài TDPTC. * Trò chơi khởi động ( Do GV chọn ) 2. Phần cơ bản : - GV chia lớp thành 2 tổ tập luyện : 1 tổ nhảy dây, 1 tổ chơi trò chơi, sau 9 - 10 phút đổi địa điểm và nội dung tập luyện. a, Nhảy dây : - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - GV làm mẫu sau đó chia tổ và địa điểm và nêu yêu cầu về kĩ thuật, thành tích và kỉ luật tập luyện, sau đó cho HS về địa điểm để tự quản tập luyện. GV giúp đỡ và uốn nắn những động tác sai. b, Trò chơi vận động : GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi 1 - 2 lần. Cho HS chơi chính thức 1 - 2 lần dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 3:Phần kết thúc : GV cùng HS hệ thống bài : Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát. - Một số động tác hồi tĩnh và trò chơi ( Do GV chọn) - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. Thể dục Nhảy dây - Trò chơi : Dẫn bóng I. Mục tiêu - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau, động tác nhảy nhẹ nhàng, nhịp điệu. Số lần nhảy càng nhiều càng tốt. - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi. II. Địa điểm - Phương tiện. - Sân trường .2 còi; dây nhảy; 4 bóng chuyền để tổ chức trò chơi. III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu bài học. - HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc theo vòng tròn. - Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân, vai. - Ôn các động tác tay, chân, lưng - bụng, toàn thân, nhảy của bài TDPTC. * Trò chơi khởi động ( Do GV chọn ) * Kiểm tra bài cũ ( ND do GV chọn ) 2. Phần cơ bản : - GV chia lớp thành 2 tổ tập luyện : 1 tổ nhảy dây, 1 tổ chơi trò chơi, sau 9 - 10 phút đổi địa điểm và nội dung tập luyện. a, Nhảy dây : - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - GV làm mẫu sau đó chia tổ và địa điểm và nêu YC về kĩ thuật, thành tích và kỉ luật tập luyện, sau đó cho HS về địa điểm để tự quản tập luyện. GV giúp đỡ và uốn nắn những động tác sai. b, Trò chơi vận động : GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho HS chơi 1 - 2 lần. Cho HS chơi chính thức 1 - 2 lần dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 3:Phần kết thúc : GV cùng HS hệ thống bài : Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát. - Một số động tác hồi tĩnh và trò chơi ( Do GV chọn) - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. Đạo Đức dành cho địa phương: Vệ sinh môi truờng - Trường lớp I/ Mục tiêu: - Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh trường- lớp sạch sẽ. - Biết bảo vệ môi trường: trường,lớp sạch sẽ. - Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ trường, lớp. II/ Đồ dùng: Chậu, xô, giẻ. III/ Các hoạt động cụ thể: 1) GV giao nhiệm vụ: Tổ trưởng của 3 tổ nhận nhiệm vụ: Tổ 1: Vệ sinh khu vực sau nhà tầng Tổ 2: Lau dọn bàn ghế cửa của lớp học phía trước . Tổ 3: : Lau dọn bàn ghế cửa của lớp học phía sau . - GV HD kĩ thuật vệ sinh 2) HS thực hiện nhiệm vụ: GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS. Lưu ý: Đảm bảo vệ sinh, an toàn và trật tự khi làm việc 3) Cuối tiết học HS tập trung về lớp : Các tổ trưởng báo cáo thành quả lao động. 4: Nhận xét chung tiết học. Khen tổ, cá nhân tích cực và hiệu quả. GV dặn dò HS luôn giữ môi trường ở trường cũng như ở nhà sạch sẽ Khoa học Ôn tập: Thực vật và động vật ( tiết 2) I/ Mục tiệu :Giúp HS hiểu. - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II/ Đồ dùng. -Tranh minh hoạ trang 136, 137 SGK III/ Hoạt động dạy học. 1:Hướng dẫn 1: Về vai trò của nhân tố con người một mắt xích trong chuổi thức ăn. - GV yêu cầu hai HS ngôig cùng bàn quan sát hình 136, 137 và trả lời: + Kể những gì em biết trong sơ đồ ? + Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuổi thức ăn trong đó có người. Hai HS ngồi cùng bàn quan sát trao đổi và nói cho nhau nghe. - Yêu cầu hai HS lên bảng viết lại sơ đồ chuổi thức ăn trong đó có con người. - Gọi HS khác giải thích sơ đồ chuổi thức ăn trong đó có con người. ( Cỏ ị Bò ị Người) - GV giảng thêm và trả lời. + Con người có phải là một mắt xích trong đó có chuổi thức ăn không ? Vì sao ? + Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ? + Điều gì sẽ xẩy ra, nếu một mắt xích trong chuổi thức ăn bị đứt, cho thí dụ ? + Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên. - HS thảo luận cặp đôi và trả lời: GV kết luận chung 2:Hướng dẫn 2: Thực hành vẽ lưới thức ăn. - GV cho HS hoạt động theo nhóm 4. - Yêu cầu HS xây dựng các lứơi thức ăn trong đó có con người. - Gọi vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình. - GV nhận xét về sơ đồ của từng nhóm. 3: Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập. ____________________________ Kĩ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn I/ Mục tiêu: - Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỉ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác, lắp các chi tiết của mô hình. II/ Đồ dùng: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Hoạt động dạy học. * Hoạt động 2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết - HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ. - Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp * Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn. a) Lắp từng bộ phận: b) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh: Hướng dẫn 4 : Đánh giá kết quả học tập. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. + Lắp được mô hình tự chọn. + Lắp đúng kỉ thuật, quy trình. + Lắp mô hình chắc chắn. - HS dựa vào tiêu chí trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn - GV nhận xát đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm của học sinh . 3 Nhận xét dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kỷ năng khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn. __________________ Mĩ thuật Vẽ tranh: đề tài tự do I. Mục tiêu: - HS biết tìm, chọn nội dung đề tài mà mình thích - HS biết cách vẽ và vẽ tranh theo đề tài. - HS yêu thích các hoạt động mà em thích. II. Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm tranh, ảnh . Bài vẽ của HS các năm học trước. -HS: giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy. III. Hoạt động dạy- học: 1. ổn định: 2. Giới thiệu bài: 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận xét, nêu ra được các hoạt động vui chơi có trong bức tranh VD: + Nghỉ hè cùng gia đình ở biển hoặc thăm danh lam thắng cảnh. + Cắm trại, múa hát ở công viên. + Về thăm ông bà,... GV gợi ý HS nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh ở những nơi đã đến: bãi biển, nhà, cây, sông, núi, cảnh vui chơi,... Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. - GV yêu cầu HS chọn nội dung, nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát để vẽ tranh. - Gợi ý cách vẽ: + Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung. + Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn. + Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè. Hoạt động 3: Thực hành. - Có thể cho một số HS vẽ và xé dán theo nhóm trên khổ giấy A3. - GV yêu cầu: + HS chọn nội dung, tìm hình ảnh và làm bài như đã hướng dẫn. + GV theo dõi và hướng dẫn HS làm bài. Hoạt động 4.Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo tiêu chí sau: + Đề tài. ( Nội dung) + Bố cục. (có chính, phụ) + Hình ảnh. ( phong phú, sinh động) + Màu sắc.( tươi sáng, 3. Củng cố dặn dò: - Có thể vẽ thêm tranh. - Chuẩn bị cho bài học sau. Địa lí Ôn tập học kì II I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết : - So sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung. II. Đồ dùng dạy học Các bảng hệ thống cho HS điền. III. Hoạt động dạy học Tiết 2 Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân. Bước 1 : HS làm câu hỏi 3, 4. trong SGK. HS trao đổi kết quả trước lớp - Lớp và GV nhận xét ( đáp án câu 4 : 4.1: ý d; 4.2 ý b; 4.3 ý b; 4.4 ý b) Hoạt động 2 Làm việc theo N2 : Bước 1: HS thảo luận N2 câu hỏi 5 SGK. Bước 2 : Đại diện các nhóm trả lời Lớp và GV nhận xét ( Đáp án câu 5 : Ghép 1 với b; 2 với c; 3 với a ; 4 với d; 5 với e; 6với đ) *Củng cố dặn dò : GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học. ------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 34a.doc
Giáo án liên quan