Giáo án lớp 4 tuần 33 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Tập đọc (tiết 65)

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc một đoạn văn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé)

 - Hiểu ND: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được CH trong SGK)

 - Thêm yêu cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 - Tranh minh họa bài đọc trong bài.

 - Bảng phụ viết nội dung đoạn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

docx25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 33 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tự nhiên. Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát hình /133/ SGK, hỏi: + Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? + Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó. - GV nêu: Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Người ta gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một “mắt xích” thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó và nó lại bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ. - Hỏi: Vậy chuỗi thức ăn là gì? GV nhận xét và chốt lại. GV kết luận: Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn. Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín. c. Thực hành - Yêu cầu HS trình bày một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Cho các nhóm trình bày, GV nhận xét và tuyên dương các nhóm xác định được nhiều chuỗi thức ăn. d. Vận dụng - Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn trong tự nhiên? - Cho HS đọc bài học trong SGK. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Ôn tập thực vật và động vật. - Hát đầu giờ - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV, cả lớp nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thức ăn của bò là là cỏ. + Cỏ là thức ăn của bò. + Phân bò được phân hủy thành chất khoáng. + Phân bò là thức ăn của cỏ. - HS làm việc theo nhóm 4: vẽ và trình bày, cả lớp nhận xét: Cỏ Bò Phân bò - HS quan sát và trả lời: + Cỏ, thỏ, cáo, xác chết đang được phân hủy và các mũi tên. + Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn, nhóm vi khuẩn này trở thành chất khoáng và là thức ăn của cỏ. - HS lắng nghe. - Chuỗi thức ăn là những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác. - HS nghe và ghi nhớ. - HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận và trình bày bằng sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. Cây rau sâu chim sâu Xác chết đang phân hủy (Vi khuẩn) Thực vật hươu hổ Xác sinh vật bị phân hủy (Vi khuẩn) - 2 HS nêu, cả lớp nhận xét. - 3 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu (tiết 66) THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU I. MỤC TIÊU - Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? – ND Ghi nhớ) - Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1, mục III) ; bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2, BT3) - Thêm yêu tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng lớp viết câu văn ở bài tập 1 phần nhận xét. - Phiếu to để HS làm bài tập 1 và 2 phần luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Ổn định: 2. KTBC: MRVT: Lạc quan – Yêu đời. - Gọi HS làm bài tập 2 và 4 của tiết trước. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Biết được ý nghĩa của nó và cách thêm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. HĐ1: Phần nhận xét. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2. - Yêu cầu HS đọc thầm lại truyện, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và giúp HS kết luận. HĐ2: Phần ghi nhớ. - Cho HS rút ra ghi nhớ. - GV nhận xét và chốt lại như SGK. HĐ3: Phần luyện tập. Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, 1 HS làm phiếu. GV nhận xét và chấm bài. Bài 2. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1 HS làm phiếu. GV nhận xét và chấm bài. Bài 3. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS đọc kĩ từng đoạn văn, phát biểu ý kiến. GV nhận xét và chốt lại. Gọi HS đọc lại cả 2 câu. 4. Củng cố - dặn dò. - Cho HS nêu lại ghi nhớ và đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: MRVT: Lạc quan – Yêu đời. - Hát đầu giờ - 2 HS thực hiện, mỗi em 1 bài. Cả lớp nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. - 1 HS đọc: Trạng ngữ trả lời câu hỏi gì? - HS đọc mẩu chuyện và phát biểu ý kiến: Để dẹp nỗi bực mình, Cáo bèn nói: - Nho còn xanh lắm. + Trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? + Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu. - 2 HS phát biểu. - 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK. Bài 1 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài, sau đó xác định các trạng ngữ: a/ Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản. b/ Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng. c/ Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Bài 2 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS viết thêm bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích cho câu: a/ Để lấy nước tưới cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương. b/ Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. c/ Để thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. Bài 3 - 2 HS đọc, mỗi em 1 đoạn. Cả lớp theo dõi. - HS làm bài và saử bài: a/ Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các vật cứng. b/ Để tìm kiếm thức ăn, lợn thường dùng cái mũi và mồm dũi đất lên. Toán (tiết 165) ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian. - Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.( Bài tập cần làm:1, 2, 4) - Thêm yêu toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Ổn định: 2. KTBC: Ôn tập về đại lượng. - Gọi HS sửa bài 4 trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới. GTB: Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về đại lượng đo thời gian và giải các bài toán liên quan đến các đơn vị đo thời gian. HĐ1: Bài 1. - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nêu từng bài, yêu cầu HS nêu miệng. GV nhận xét và sửa từng bài. - GV chốt: Đổi các đơn vị thời gian. HĐ2: Bài 2. - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nêu từng ý, yêu cầu HS làm bảng con, 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét và sửa bài. - GV chốt: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian. HĐ3: Bài 4. - Cho HS đọc đề bài và nội dung bảng trong SGK. - Yêu cầu HS tính thời gian của các hoạt động được hỏi trong bài và làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài. - GV chốt: Thực hiện phép tính với số đo thời gian. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Ôn tập về đại lượng (tt). - Hát đầu giờ - 1 HS thực hiện, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Bài 1. - HS nêu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài và sửa bài. 1 giờ = 60 phút. 1 năm = 12 tháng 1 phút = 60 giây; 1 thế kỉ = 100 năm 1 giờ = 3600 giây; 1 năm nhuận = 366 ngày 1 năm không nhuận = 365 ngày Bài 2. - 1 HS đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài và sửa bài: a/ 5 giờ = 300 phút; 3 giờ 15 phút = 195 phút 420 giây = 7 phút; giờ = 5 phút. b/ 4 phút = 240 giây; 3 phút 25 giây = 205 giây 2 giờ = 720 giây; phút = 6 giây c/ 5 thế kỉ = 500 năm ; thế kỉ = 5 năm 12 thế kỉ = 1200 năm ; 2000 năm = 20 thế kỉ Bài 4. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài và sửa bài: a/ Đổi 7 giờ = 6 giờ 60 phút 6 giờ 60 phút – 6 giờ 30 phút = 30 phút Vậy: Hà ăn sáng trong 30 phút. b/ 11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ Vậy Hà ở trường trong 4 giờ. Tập làm văn (tiết 66) ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trống giây tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1) - Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi. - Có ý thức rèn kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. Mẫu thư chuyển tiền khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Ổn định: 2. KTBC: Miêu tả con vật (KT viết). - GV nhận xét chung về bài kiểm tra. 3. Dạy bài mới. GTB: Bài học hôm nay giúp các em hiểu nội dung, điền đúng nội dung vào thư chuyển tiền. HĐ1: Bài 1. - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung. - GV giải nghĩa những từ khó hiểu trong mẫu thư. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc nội dung mẫu thư. - Yêu cầu HS tự điền vào mẫu thư chuyển tiền trong VBT. HĐ2: Bài 2 - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS những gì cần viết và viết nào chỗ nào của mặt sau Thư chuyển tiền. - Yêu cầu HS điền vào mẫu thư trong VBT. - Gọi HS đọc lại toàn bộ bức thư chuyển tiền. GV nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Điền vào giấy tờ in sẵn. - Hát đầu giờ - HS nghe và nhắc lại tựa bài. Bài 1. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - SVĐ, TBT, ĐBT là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện. - 2 HS đọc, mỗi em một mặt của mẫu thư. + Mặt trước mẫu thư em phải ghi - Ngày gửi thư, sau đó là tháng, năm - Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (học tên của mẹ em) - Số tiền gửi (viết toàn chữ, không viết số) - Họ tên người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, cả bên phải và bên rái trang giấy. - Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa. - Những mục còn lại, nhân viên bưu điện sẽ điền.; + Mặt sau mẫu thư em phải ghi - Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) – viết vào Phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ em kí tên. - Tất cả những mục khác, nhân viên bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết. - HS đọc nội dung Thư chuyển tiền sau khi đã điền đầy đủ nội dung. Cả lớp nhận xét. Bài 2 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS nghe GV hướng dẫn. + Người nhận tiền phải viết: - Số chứng minh thư của mình. - Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình. - Kiểm tra lại xem số tiển được lĩnh có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư cghuyển tiền không. - Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa điểm nào. - HS viết vào VBT, sau đó đọc. Cả lớp nhận xét. - 2HS thực hiện. Cả lớp theo dõi và nhận xét. Sinh hoạt lớp KÍ DUYỆT TUẦN 33 Tổ trưởng GVCN Ngày … tháng … năm … NGUYỄN NGỌC CẨM Ngày … tháng … năm … LƯU VÂN TIẾN

File đính kèm:

  • docxTuần 33.docx
Giáo án liên quan