Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A

Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia phân số.

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

Gọi HS lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện tập:

 

doc24 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng - Lúc sà xuống cánh đồng, lúc vút lên cao ? Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện - Khúc hát ngọt ngào. Tiếng hót long lanh sương chói. Chim ơi chi. Tiếng ngọc từng chuỗi Đồng quê ..chim ca Chỉ còn tiếng hót da trời ? Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào - về 1 cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: HS: 3 em nối nhau đọc 6 khổ thơ. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm. HS: Nhẩm học thuộc lòng bài thơ, thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. ------------------------------------------------------------ Toán ôn tập về đại lượng I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo khối lượng. - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn ôn tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở. - 3 em lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét. + Bài 2: a. Hướng dẫn HS chuyển đổi: VD: 10 yến = 1 yến x 10 = 10 kg x 10 = 100 kg và ngược lại. - Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 50 : 10 = 5. Vậy: 50 kg = 5 yến. - Với dạng bài yến = kg có thể hướng dẫn: yến = 10 kg x = 5 kg. - Với dạng bài: 1 yến 8 kg = kg có thể hướng dẫn: 1 yến 8 kg = 10 kg + 8 kg = 18 kg. Phần b, c hướng dẫn tương tự. HS: Suy nghĩ làm bài. + Bài 3: - GV hướng dẫn chuyển đổi rồi so sánh kết quả để tìm dấu thích hợp. HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - 3 em lên bảng làm bài. VD: 2 kg 7 hg = 2000 g + 700 g = 2700 g. Vậy ta chọn dấu “=” + Bài 4: - GV hương dẫn HS chuyển đổi: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài rồi chữa bài. 1 kg 700 g thành 1700 g rồi tính cả cá và rau cân nặng là: 1700 + 300 = 2000 g = 2 kg. + Bài 5: HS: Đọc đầu bài, làm vào vở. - 1 HS lên bảng giải. Giải: Xe ô tô chở được tất cả là: 50 x 32 = 1.600 (kg) 1.600 kg = 16 tạ. Đáp số: 16 tạ gạo. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Miêu tả con vật (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật. Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần, diễn đạt thành câu, lời văn chân thực, tự nhiên II. Đồ dùng: Tranh minh họa các con vật trong SGK. III. Các hoạt động: 1. GV chép các đề bài (4 đề) trong SGK lên bảng (hoặc GV có thể ra đề khác). - HS đọc các đề đó, chọn 1 trong số các đề trên để làm bài. 2. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: - Đọc thật kỹ đề bài. - Nên lập dàn ý trước khi viết, nên nháp trước khi viết vào giấy kiểm tra. 3. HS suy nghĩ, viết bài vào giấy kiểm tra. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ kiểm tra. - Thu bài về nhà chấm. ------------------------------------------------------------ Đạo đức dành cho địa phương I. Mục tiêu: - Giúp HS có ý thức vệ sinh trường học. - Biết vệ sinh trường học để giữ gìn môi trường luôn sạch sẽ. II. Nội dung: 1. GV phân công các tổ làm nhiệm vụ: - Tổ 1: Vệ sinh văn phòng. - Tổ 2 + 3: Quét dọn sân trường. - Tổ 4: Chăm sóc cây cảnh. 2. Phân công mang dụng cụ: - Tổ 1: Mang dẻ lau, chậu, chổi. - Tổ 2: Mang chổi cọ. - Tổ 3: Mang gầu hót rác. - Tổ 4: Mang cuốc, xô tưới nước. 3. Tiến hành lao động: - Các tổ thực hành làm theo sự phân công của GV. - Làm nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động. - GV đi quan sát từng tổ và góp ý kiến, nhắc nhở những tổ làm chưa tốt. 4. Đánh giá kết quả: - GV nhận xét buổi lao động. - Khen những cá nhân, những tổ làm tốt. - Nhắc nhở những tổ, cá nhân làm chưa tốt. ------------------------------------------------------------ Tiếng Việt(*) Luyện tập thêm trạng ngữ cho câu I- Mục tiêu: 1. Củng cố cho HS tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (Trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?) 2. Rèn kĩ năng nhận diện trạng ngữ chỉ mục đích, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu II- Đồ dùng dạy học: - VBT trang 101, 102 III- Các hoạt động dạy học: 1. HD làm bài tập Bài tập1: - GV nhắc trước hết cần tìm thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu, sau đó tìm thành phần trạng ngữ - GV chốt câu trả lời đúng: + Để tiêm phòng dịch cho trẻ + Vì tổ quốc + Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Bài tập 2: - GV chốt lời giải đúng + Để lấy nước tưới cho ruộng đồng + Vì danh dự của lớp + Để thân thể khoẻ mạnh Bài tập 3: - GV nhắc HS thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống đề có các câu hoàn chỉnh - GV khen những em có câu đúng và hay 2. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS về nhà ôn bài - HS mở VBT trang 101 - HS tiếp nối nhau đọc bài tập 1 - HS đọc lại các câu văn ở bài tập số 1, suy nghĩ, tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, gạch chân các trạng ngữ đó phát biểu ý kiến - cả lớp nhận xét chốt câu trả lời đúng - HS chữa bài đúng vào vở bài tập - HS đọc yêu cầu bài tập - 1 HS lên bảng điền bộ phận trạng ngữ cho câu - Lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng - HS chữa bài đúng vào vở - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - vài HS lần lượt đọc câu văn của mình - cả lớp nhận xét, đổi vở cho nhau, sửa sai giúp bạn ------------------------------------------------------------ự------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2009 Kĩ thuật Lắp con quay gió (2 tiết) I. Mục tiêu: - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió. - Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, tính an toàn lao động. II. Đồ dùng: - Mẫu con quay. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: - Mẫu con quay gió đã lắp. HS: Quan sát kỹ toàn bộ con quay gió để trả lời câu hỏi (SGK). - Nói ứng dụng của con quay trong thực tế. 3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK: b. Lắp từng bộ phận: - Lắp cánh quạt (H2 SGK). - Lắp giá đỡ các trục (H3 SGK). - Lắp bánh đai vào trục (H4 SGK). c. Lắp ráp con quay gió: d. Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp: 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: 1. Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền. 2. Biết điền nội dung cần thiết vào một mẩu Thư chuyển tiền. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu Thư chuyển tiền. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền: + Bài 1: GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ khó hiểu trong mẫu thư. HS: 2 em nối nhau đọc nội dung của mẫu. - Cả lớp nghe. - GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Thư gửi tiền (như SGV). HS: Một HS giỏi đóng vai em HS giúp mẹ điền vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà. - Cả lớp điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền - Một số HS đọc trước lớp. + Bài 2: HS: Một em đọc yêu cầu. - 1, 2 em trong vai người nhận tiền nói trước lớp. - GV hướng dẫn để HS biết người nhận tiền cần viết gì, viết vào chỗ nào HS: Viết vào mẫu Thư chuyển tiền. - Từng em đọc nội dung thư của mình cho cả lớp nghe. - GV và cả lớp nghe, nhận xét xem bạn nào viết đúng, bạn nào viết chưa đúng và cần phải sửa ở chỗ nào trong bài viết. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết lại cho quen. ------------------------------------------------------------ Toán ôn tập về đại lượng (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, làm bài rồi chữa bài. - 3 HS lên bảng. - GV và cả lớp nhận xét. + Bài 2: a) GV hướng dẫn chuyển đổi: 5 giờ = 1 giờ x 5 = 60 phút x 5 = 300 phút. - Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 420 : 60 = 7. Vậy: 420 giây = 7 phút. * Với dạng bài giờ = phút có thể hướng dẫn: giờ = 60 phút x = 5 phút. * Với dạng bài: 3 giờ 15 phút = phút, có thể hướng dẫn HS: 3 giờ 15 phút = 3 giờ + 15 phút = 180 phút + 15 phút = 195 phút. Phần b, c tương tự phần a. HS: Tự làm các phần còn lại. + Bài 3: Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh kết quả: HS: Đọc yêu cầu và làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. VD: 5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút = 300 phút + 20 phút = 320 phút. Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút. HS: Đọc bảng để biết thời gian diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà. + Bài 4: + Bài 5: HS: Chuyển đổi tất cả các số đo thời gian đã cho thành phút sau đó so sánh để chọn chỉ số thời gian dài nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm vở bài tập. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật(*) Lắp con quay gió (2 tiết) I. Mục tiêu: - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió. - Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, tính an toàn lao động. II. Đồ dùng: - Mẫu con quay. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: 4. HS thực hành lắp con quay gió: a. HS chọn các chi tiết: HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK. b. Lắp từng bộ phận: - Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ. - Lắp bánh đai vào trục. - Bánh đai phải được lắp đúng loại trục. - Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí để giá đỡ. - Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền. - GV đi quan sát HS và nhắc nhở các em lắp cho đúng kỹ thuật. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. --------------------------------------------------------------ựựự------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan33.doc