Giáo án lớp 4 Tuần 33 + 34– Năm học: 2013 - 2014 - Chu Thị Anh Đào

1.Giới thiệu bài:(2P)

2. Nội dung chính:

* HĐ1:Làm việc cá nhân.(15')

 - GV đưa các sự kiện, giải thích bằng thời gian và yêu cầu học sinh điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.

 - HS dựa vào kiến thức đã học, làm theo yêu cầu của giáo viên

 * HĐ2.Làm việc theo lớp.(18')

 GV đưa ra một danh sách các chiến lớn trong lịch lịch sử và các nhân vật .

+ Hai Bà Trưng

+ Ngô Quyền

+ Đinh Bộ Lĩnh

+ Lê Hoàn

+ Lý Thái Tổ

+ Lý Thường Kiệt

+ Trần Hưng Đạo

+ Lê Thánh Tông

+ Nguyễn Huệ

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 33 + 34– Năm học: 2013 - 2014 - Chu Thị Anh Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh nhắc lại các tính trung bình cộng của các số - Học sinh làm bài, 1 học sinh làm b ảng phụ - Học sinh – Giáo viên nhận xét Giải Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là: (144 + 171) : 7 = 45 (km) Đáp số: 45 km * Dành cho học sinh khá, giỏi: Một ô tô đi hết quãng đường A đến B trong 2 giờ, giờ thứ nhất ô tô đi được quãng đường, giờ thứ hai ô tô đi được 32 km. Hỏi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu ki-lô-mét? Hướng dẫn: 32km so với quãng đường thì bằng: - = (quãng đường) Quãng đường từ A đến B dài là: = 72 (km) Đáp số: 72 km 2.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Khoa học Ôn tập: Thực vật và động vật ( tiết 2) I. Mục tiêu Ôn tập về: - Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trang 136, 137 SGK. III. Hoạt động dạy học. 1. GV giới thiệu bài: (2p) 2. Nội dung ôn tập. (30p) *Về vai trò của nhân tố con người với tư cách là một mắt xích trong chuổi thức ăn. - GV yêu cầu hai HS ngồi cùng bàn quan sát hình 136, 137 và trả lời: + Kể những gì em biết trong sơ đồ ? + Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuổi thức ăn trong đó có người. Hai HS ngồi cùng bàn quan sát trao đổi và nói cho nhau nghe. - Yêu cầu hai HS lên bảng viết lại sơ đồ chuổi thức ăn trong đó có con người. - Gọi HS khác giải thích sơ đồ chuổi thức ăn trong đó có con người. ( Cỏ ị Bò ị Người) - GV giảng thêm và trả lơi. + Con người có phải là một mắt xích trong đó có chuổi thức ăn không ? Vì sao ? + Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ? + Điều gì sẽ xẩy ra, nếu một mắt xích trong chuổi thức ăn bị đứt, cho thí dụ ? + Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên. - HS thảo luận cặp đôi và trả lời: GV kết luận chung 3.Củng cố dặn dò: (3p) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập. Thứ 6 ngày 9 tháng 5 năm 2014 Tập làm văn Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu - Hiểu các YC trong điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí trong nước. - Biết điền ND cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí . II. Đồ dùng dạy - học VBT - Mẫu điện chuyển tiền, giấy đặt báo chí trong nước. III. Hoạt động dạy - học 1. Bài cũ: (5p) Gọi 2 HS đọc lại thư chuyển tiền đã điền ND ở tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: (28p) Hướng dẫn HS điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Bài 1: Cho HS đọc YC BT và mẫu điện chuyển tiền đi. - GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong điện chuyển tiền đi: + N3 VNPT : Là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện (HS không cần biết). + ĐCT : Viết tắt của điện chuyển tiền. - GV hướng dẫn HS cách điền vào mẫu điện chuyển tiền đi. - Cho một HS giỏi đóng vai giúp mẹ điền điện chuyển tiền : Nói trước lớp cách em sẽ điền ND vào mẫu điện chuyển tiền đi ntn? - Cả lớp làm bài vào vở. HS nối tiếp nhau đọc trước lớp mẫu chuyển tiền đã điền. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: Cho HS đọc YC của BT và ND giấy đặt mua báo chí trong nước. - GV giải thích các chữ viết tắt (nêu trong chú thích). - GV HD HS những thông tin cần ghi cho đúng. + Tên các báo chọn đặt cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chi. + Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). - Cho HS điền vào bài tập 2. - HS nối tiếp nhau đọc. Lớp và GV nhận xét. 3.Củng cố dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ những điều đã học để điền chính xác ND vào những tờ giấy in sẵn. Toán Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó I. Mục tiêu - Giúp HS rèn luyện kỷ năng giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. - Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3 – khá, giỏi hoàn thành tất cả bài tập sgk. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học 1.Bài cũ: (5p) - Nêu qui tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Hai HS nêu. GV nhận xét, ghi điểm. 2.Ôn tập: (28p) Bài 1: HS làm tính ở vở nháp. - HS kẻ bảng (như SGK) rồi viết đáp số vào ô trống. - Học sinh – giáo viên nhận xét. Bài 2: GV yêu cầu HS tóm tắt rồi giải: - Học sinh đọc bài, nêu cách làm - Học sinh làm bảng phụ – Giáo viên nhận xét Bài giải Đội thứ nhất trồng được là: (1375 + 285): 2 = 830 (cây) Đội thứ hai trồng được là: 830 - 285 = 545 (cây) ĐS: - Đội 1: 830 (cây) - Đội 2 : 545 (cây). Bài 3: Hướng dẫn HS tìm các cách giải: + Tìm nửa chu vi. Vẽ sơ đồ. + Tìm chiều rộng, chiều dài. Tính diện tích. + HS tự làm bài. Đáp số: 17004 (m2). Bài 4: Dành cho học sinh khá, giỏi Gọi một HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Tổng của hai số đố là: 135 x 2 = 270 Số phải tìm là: 270 - 246 = 24 Đáp số: 24. Bài 5: Dành cho học sinh khá, giỏi GV hướng dẫn HS tìm các cách giải: + Tìm tổng của hai số đó. Tìm hiệu của hai số đó. Tìm mỗi số. - HS giải bài vào vở, một em lên bảng làm. - Kết quả: Số lớn: 549; Số bé: 450. 3.Củng cố dặn dò: (2p) GV chấm chữa một số bài. Nhận xét chung tiết học. Địa lý Ôn tập học kì II I. Mục tiêu - Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam : + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên. + Một số thành phố lớn. + Biển Đông, các đảo và quần đảo chính… - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng . - Nêu tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên. - Nêu một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo. II. Đồ dùng dạy học Các bảng hệ thống cho HS điền. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu tiết học (3p) 2. Hướng dẫn ôn tập (30p) Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân. Bước 1 : HS làm câu hỏi 3, 4. trong SGK. HS trao đổi kết quả trước lớp - Lớp và GV nhận xét ( Đáp án câu 4 : 4.1: ý d; 4.2 ý b; 4.3 ý b; 4.4 ý b) Hoạt động 2 Làm việc theo N2 : Bước 1: HS thảo luận N2 câu hỏi 5 SGK. Bước 2 : Đại diện các nhóm trả lời Lớp và GV nhận xét ( Đáp án câu 5 : Ghép 1 với b; 2 với c; 3 với a ; 4 với d; 5 với e; 6với đ) 3. Củng cố dặn dò : (2p) GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học. Đạo đức Vệ sinh môi truờng - Trường lớp I. Mục tiêu - Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh trường- lớp sạch sẽ. - Biết bảo vệ môi trường: Trường,lớp sạch sẽ. - Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ trường, lớp. II. Đồ dùng dạy - học Chậu, xô, giẻ. III. Hoạt động cụ thể GV giao nhiệm vụ: (3p) Tổ trưởng của 3 tổ nhận nhiệm vụ: Tổ 1: Vệ sinh khu vực sau phòng học lớp 3A và 3B. Tổ 2: Lau dọn bàn ghế cửa của lớp học, quét mạng nhện. Tổ 3: Nhổ cỏ, chăm sóc bồn hoa. HS thực hiện nhiệm vụ: (27p) GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS. Lưu ý: Đảm bảo vệ sinh, an toàn và trật tự khi làm việc Cuối tiết học HS tập trung về lớp: (5p) Các tổ trưởng báo cáo thành quả lao động. Khen tổ, cá nhân tích cực và hiệu quả. GV dặn dò HS luôn giữ môi trường ở trường cũng như ở nhà sạch sẽ. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - Giáo dục học sinh ý thức học tập, ý thức lao động VS, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Tạo kĩ năng hoạt động tập thể, ý thức tự quản. II. Hoạt động trên lớp * Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua . - Lớp trưởng đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, GV bao quát lớp. - Đại diện tổ phát biểu ý kiến. - GV chốt lại những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua. - Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có). - Nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch của lớp. * GV phổ biến kế hoạch tuần tới. + Thực hiện tốt chương trình thời khoá biểu tuần 35. + Duy trì nền nếp sinh hoạt Sao và sinh hoạt 15 phút đầu giờ. + Tăng cường công tác vệ sinh, trực nhật. + Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp. Tổng kết tiết học. Buổi chiều Tiếng Anh Thầy Hòa dạy Luyện viết Tiếng cười là liều thuốc bổ I. Mục tiêu Giúp HS viết đúng đoạn 1, 2, 3 trong bài Tiếng cười là liều thuốc bổ Học sinh sửa các lỗi mắc phải khi viết chữ hoa II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hướng dẫn viết (30p) Gọi hai HS đọc đoạn cần viết trong bài. Lớp theo dõi. Giáo viên hỏi: Nội dung của đoạn 1, đoạn 2, 3 là gì? Học sinh trả lời Cho HS tìm những từ ngữ khó viết, luyện viết nháp. GV nêu ra một số từ ngữ: Sảng khoái, thỏa mãn, nổi giận ... HS luyện viết các từ trên. GV nhận xét, sửa sai. Luyện viết: GV đọc cho HS viết. HS viết và khảo bài. Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và khảo bài. GV chấm một số vở, sửa sai cho HS. Nêu nhận xét chung. Củng cố, dặn dò: (5p) GV nhận xét tiết học. Luyện Tiếng việt Luyện kể chuyện: Khát vọng sống I. Mục tiêu: Giúp HS: - Học sinh được củng cố và kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đầy đủ ý. - Bước đầu biết kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học - GV kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ, HS nghe kết hợp quan sát tranh trên bảng. * Kể chuyện trong nhóm: - HS dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể từng đoạn của câu chuyện - HS thảo luận về ý nghĩa câu chuyện. * Thi kể trước lớp. - GV gọi 3 nhóm lên lượt kể lại câu chuyện - HS kể toàn bộ câu chuyện - Mỗi nhóm kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc cùng các bạn đối thoại (đặt câu hỏi cho các bạn trả lời về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện). VD: + Bạn thích chi tiết nào trong truyện? + Vì sao con gấu xông vào con người lại bỏ đi? + Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? - Lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn có giọng kể hay nhất. - GV giúp HS hiểu nội dung câu chuyện. - Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? (Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.) *. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao an Tuan 3334.doc
Giáo án liên quan