Giáo án lớp 4 tuần 33 (2 buổi)

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP)

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hào hứng.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của toàn truyện.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài giờ trước và nêu nội dung bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc20 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 33 (2 buổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố các đề trên để làm bài. 2. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: - Đọc thật kỹ đề bài. - Nên lập dàn ý trước khi viết, nên nháp trước khi viết vào giấy kiểm tra. 3. HS suy nghĩ, viết bài vào giấy kiểm tra. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ kiểm tra. - Thu bài về nhà chấm. ------------------------------------------------------------------ Toán Bdhs: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - Rèn kỹ năng giải bài toán về phân số và các bài toán ôn tập về đại lượng. - Vận dụng giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT Toán 4. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm bài tập 1,2 tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: - Cho HS tự làm vở và chữa bài. - Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. - GV nhận xét, cho điểm. a) b) + Bài 2: - Cho hs tóm tắt và nêu các bước giải bài tập. - GV chữa bài và chấm bài cho HS. - Đọc yêu cầu, làm và chữa bài. Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Số thứ hai là: 30 : 2 = 15 Số thứ nhất là: 30 + 15 = 45 Đáp số: Số thứ nhất: 45 Số thứ hai: 15. + Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài tập. - Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng trình bày. - GV nhận xét, cho điểm. C. Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Khoa học Chuỗi thức ăn trong tự nhiên I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - HS có thể vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ. - Nêu 1 số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 132, 133 SGK, giấy khổ to III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài học và ttrả lời câu hỏi bài cũ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh: * Bước 1: Làm việc cả lớp. Quan sát H1 trang 132 SGK để trả lời câu hỏi. - Thức ăn của bò là gì? - Cỏ. - Giữa bò và cỏ có quan hệ gì? - Cỏ là thức ăn của bò. - Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ? - Chất khoáng. - Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? - Phân bò là thức ăn của cỏ. * Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm, phát giấy - Làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ. * Bước 3: - Các nhóm treo sản phẩm và trình bày: phân bò đ cỏ đ bò 3. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn: * Bước 1: Làm việc theo cặp. - Quan sát sơ đồ H2 trang 133 SGK. - Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? - Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó? * Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Một số em lên trả lời câu hỏi trên. - GV nhận xét . - HS đọc bài học SGK. Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010. kĩ thuật lắp ghép mô hình tự chọn (tiếp) I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi thao tác, lắp các chi tiết của xe có thang. II. Đồ dùng: - Mẫu xe có thang đã lắp. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HS thực hành lắp xe có thang: a. Chọn chi tiết: - Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b. Lắp từng bộ phận: - 1 em đọc ghi nhớ trước khi lắp. - GV nhắc các em cần lưu ý khi lắp (SGV) - Quan sát kỹ hình trong SGK. c. Lắp ráp xe có thang: - Quan sát kỹ hình 1 và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng. - GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng. - GV nhắc HS lưu ý khi lắp thang vào giá đỡ, thang phải lắp bánh xe, bánh đai trước, sau đó mới lắp thang. 3. Đánh giá kết quả học tập: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - Trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền. - Biết điền nội dung cần thiết vào một mẩu Thư chuyển tiền. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu Thư chuyển tiền. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền: + Bài 1: GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ khó hiểu trong mẫu thư. - 2 em nối nhau đọc nội dung của mẫu. - Cả lớp nghe. - GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Thư gửi tiền (như SGV). Một HS giỏi đóng vai em HS giúp mẹ điền vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà. - Cả lớp điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền - Một số HS đọc trước lớp. + Bài 2: - Một em đọc yêu cầu. - 1, 2 em trong vai người nhận tiền nói trước lớp. - GV hướng dẫn để HS biết người nhận tiền cần viết gì, viết vào chỗ nào - Viết vào mẫu Thư chuyển tiền. - GV và cả lớp nghe, nhận xét xem bạn nào viết đúng, bạn nào viết chưa đúng và cần phải sửa ở chỗ nào trong bài viết. - Từng em đọc nội dung thư của mình cho cả lớp nghe. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà chuẩn bị trước cho bài học sau. ---------------------------------------------------------------- Toán ôn tập về đại lượng (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: - GV và cả lớp nhận xét. - Đọc yêu cầu, làm bài rồi chữa bài. - 3 HS lên bảng. + Bài 2: a) GV hướng dẫn chuyển đổi: 5 giờ = 1 giờ x 5 = 60 phút x 5 = 300 phút. - Hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 420 : 60 = 7. Vậy: 420 giây = 7 phút. Phần b, c tương tự phần a. * Với dạng bài giờ = phút có thể hướng dẫn: giờ = 60 phút x = 5 phút. * Với dạng bài: 3 giờ 15 phút = phút, có thể hướng dẫn HS: 3 giờ 15 phút = 3 giờ + 15 phút = 180 phút + 15 phút = 195 phút. - Tự làm các phần còn lại. + Bài 3: Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh kết quả: - Đọc yêu cầu và làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài. VD: 5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút = 300 phút + 20 phút = 320 phút. Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút. + Bài 4: - Đọc bảng để biết thời gian diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn thiện bài trong Vở bài tập. -------------------------------------------------------------- địa lí Bdhs: ôn tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - HS biết về quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành Huế và lăng tẩm ở Huế. - Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK phóng to, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên đọc bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giảng bài: GV trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế. a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS: - Đọc SGK đoạn “Nhà Nguyễn các công trình kiến trúc” và yêu cầu 1 số em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế. - Trình bày vào vở. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV phát phiếu cho mỗi nhóm 1 hình ảnh (chụp 1 trong những kinh thành Huế) - Yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của công trình đó. - Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế. - Nhận xét, đánh giá. - Làm bài vào vở C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------- Tiếng việt Bdhs: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về: - Quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả. - Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hành động của con vật. - Viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật yêu thích. II. Đồ dùng: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK, tranh ảnh chó, mèo - Vở BT Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS quan sát: * Bài 1, 2: GV nêu yêu cầu bài tập. - Đọc nội dung bài 1, 2 và trả lời câu hỏi. - Gạch dưới các bộ phận được quan sát và miêu tả để trả lời. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Hình dáng: Tròn nho nhỏ + Bộ lông: Vàng như tơ + Đôi mắt:tròn đen láy + Cái mỏ: như cục thịt nhỏ màu cam. + Cái đầu: như đầu ngón tay cái. + Hai cái chân: nhỏ xíu, đỏ hồng. - Những câu miêu tả em cho là hay - Tự nêu ý kiến và giải thích. * Bài 3: - HD hs hiểu yêu cầu bài tập. - Cho hs làm và chữa bài. - Nhận xét, bổ sung. - Đọc yêu cầu của bài. - Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu - Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục HS ý thức tự quản. II. Chuẩn bị Nội dung: + Sơ kết tuần học 33 + Kế hoạch tuần 34 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Sơ kết công tác tuần trước. Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về : Đạo đức Nề nếp Học tập Lao động - vệ sinh Thể dục - sinh hoạt tập thể 3. Nêu kế hoạch tuần 34 - Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần sau. - Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG. - Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.

File đính kèm:

  • docGA 4 tuan 33 du 2 buoi.doc
Giáo án liên quan