1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu nụ cười. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.
-Hiểu nội dung chuyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 32: Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I.Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu nụ cười. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.
-Hiểu nội dung chuyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
* Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
* Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ?
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Ngày xửa, ngày xưa ở một vương quốc nọ buồn chán khinh khủng chỉ vì dân cư ở đó không ai biết cười ? Điều gì đã xảy ra ở vương quốc đó ? Nhà vua đã làm gì để vương quốc mình tràn ngập tiếng cười ? Bài đọc Vương quốc nụ cười hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết điều đó.
b). Luyện đọc:
a). Cho HS đọc nối tiếp.
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu môn cười cợt.
+Đoạn 2: Tiếp theo học không vào.
+Đoạn 3: Còn lại.
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV treo tranh trong SGK đã phóng to lên bảng lớp.
-Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: kinh khủng, rầu rĩ, lạo xạo, ỉu xìu, sườn sượt, ảo não.
b). Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-Cho HS đọc.
c). GV đọc diễn cảm toàn bài:
Cần đọc với giọng chậm rãi ở Đ1 + 2. Đọc nhanh hơn ở Đ3 háo hức hi vọng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: buồn chán, kinh khủng, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo
c). Tìm hiểu bài:
ª Đoạn 1:
-Cho HS đọc đoạn 1.
* Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
* Vì sao ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
* Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình
hình ?
ª Đoạn 2:
-Cho HS đọc.
* Kết quả viên đại thầnh đi học như thế nào ?
ª Đoạn 3:
-Cho HS đọc thầm.
* Điều gì bất ngờ đã xảy ra ?
* Nhà vua có thái độ thế nào khi nghe tin đó ?
-GV: Để biết điều gì sẽ xảy ra, các em sẽ được học ở tuần 33.
d). Đọc diễn cảm:
a). Cho HS đọc theo cách phân vai.
b). GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 + 3.
c). Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những nhóm đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
-HS1: Đọc đoán bài Con chuồn chuồn nước.
* HS trả lời và lí giải vì sao ?
-HS2: Đọc đoạn 2.
* mặt hồ trải rộng mênh mông cao vút.
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp (2 lần)
-HS quan sát tranh.
-HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm đoạn 1.
* Những chi tiết là: “Mặt trời không muốn dậy trên mái nhà”.
* Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
* Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
-HS đọc thầm đoạn 2.
* Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắn hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài, không khí triều đình ảo não.
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
* Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
-4 HS đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, viết đại thần, viên thị vệ, đức vua.
-Cả lớp luyện đọc.
-Cho 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em sắm vai luyện đọc.
TẬP ĐỌC
NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
I.Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đọc đúng nhịp thơ.
-Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ – giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu nội dung: Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. Từ đó, khâm phục và kính trọng, học tập Bác luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn.
3. HTL bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 4 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ là một chiến sĩ cách mạng mà còn là một nhà thơ lớn. Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, Người cũng thể hiện được phong thái ung dung, thư thái, hào hùng lạc quan. Hai bài thơ Ngắm trăng – không đề hôm nay sẽ giúp các em thấy được điều đó.
b). Luyện đọc:Bài Ngắm trăng
-GV đọc diễn cảm bài thơ và nói xuất xứ: Hơn một năm trời từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943, Bác Hồ bị giam cầm tại nhà lao của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Trong hoàn cảnh tù đầy Bác vẫn luôn lạc quan, vẫn hoà tâm hồn mình vào thiên nhiên. Và bài thơ ngắm trăng được ra đời trong hoàn cảnh đó.
-Cho HS đọc nối tiếp bài thơ.
-Cho HS đọc chú giải.
c). Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc bài thơ.
* Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh
nào ?
* Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng.
*Bài thơ nói về điều gì về Bác Hồ ?
-GV: Trong hoàn cảnh ngục tù, Bác vẫn say mê ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tâm tình.
d). Luyện đọc:
-GV hướng dẫn đọc diễn cảm: Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: không rượu, không hoa, hững hờ, nhòm, ngắm.
-Cho HS nhẩm HTL bài thơ.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và chốt lại khen những HS đọc hay.
e). Luyện đọc:Bài Không đề
-GV đọc diễn cảm bài thơ. Cần đọc với giọng ngâm nga, thư thái, vui vẻ.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
-Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-Cho HS đọc nối tiếp.
-Cho HS đọc bài thơ.
* Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ? Những từ ngữ nào cho biết điều đó ?
* Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác.
-GV: Giữa cảnh núi rừng Việt Bắc, Bác Hồ vẫn sống giản dị, yêu trẻ, yêu đời.
d). Đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Cho HS thi đọc.
-Cho HS nhẩm HTL bài thơ và thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc, đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
* Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác ?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà HTL 2 bài thơ.
-4 HS đọc phân vai truyện Vương quốc vắng nụ cười.
-HS lắng nghe.
-HS tiếp nối đọc bài thơ. Mỗi em đọc một lượt toàn bài.
-1 HS đọc chú giải + 1 HS giải nghĩa từ hững hờ.
-Cả lớp đọc thầm.
* Bác ngắm trăng qua cửa sổ nhà giam của nhà tù Tưởng Giới Thạch.
* Đó là hình ảnh:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
* Bài thơ nói về lòng yêu thiên nhiên, lòng lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khó khăn.
-HS luyện đọc.
-HS nhẩm HTL bài thơ.
-Một số HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-HS lần lượt đọc nối tiếp.
-1 HS đọc chú giải. 1 HS giải nghĩa từ.
-Mỗi em đọc một bài.
-HS đọc thầm bài thơ.
* Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
* Những từ ngữ cho biết điều đó: đường non, rừng sâu quân đến.
* Đó là những hình ảnh: Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa quân đến, chim rừng tung bay. Bàn xong việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
-HS lần lượt đọc diễn cảm bài thơ.
-Một số HS thi đọc diễn cảm.
-HS HTL và thi đọc.
-Lớp nhận xét.
* Trong mọi hoàn cảnh, Bác luôn lạc quan yêu đời, ung dung, thư thái.
File đính kèm:
- Tap doc tuan 32.doc