Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thảo

I/ Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

- hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Đồ dung dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc26 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân. 5- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vuơn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh. Câu 5: Đồng chí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức công đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại CĐCS nơi đồng chí sinh hoạt, công tác? - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân - Khẩn trương xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm các chủ trương,chính sách lớn về đào tạo, trí thức hoá công nhân; về chuyển một bộ phận lớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; về vấn đề xuất khẩu lao động, kể cả ở các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài; vấn đề tạo nguồn để phát triển đảng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, trong quản lý sản xuất kinh doanh xuất thân từ công nhân; vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân... - Phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước để giai cấp công nhân là nòng cốt, cùng với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tăng cường liên minh công nhân - nông dân - trí thức, thực sự là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng giai cấp công nhân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Tăng cường lãnh đạo Nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân. - Chú ý hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỉ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho những cán bộ công đoàn trẻ, cán bộ thanh niên có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt xuất thân từ công nhân. - Lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của công nhân và công đoàn, tôn trọng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức công đoàn. Chú trọng lãnh đạo, tạo điều kiện để công đoàn phát huy tốt vị trí, vai trò của mình. - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chỉ đạo thực hiện kiên quyết; bổ sung quy định chế tài cụ thể, đủ mạnh trong các luật để thực hiện nghiêm việc thành lập, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đồng thời coi trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích các chủ doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội thành lập, hoạt động thuận lợi. - Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đảng trong các trường phổ thông, trường đại học, cao đẳng, các trường đào tạo nghề và trong công nhân, chú trọng phát triển đảng ở những doanh nghiệp không có hoặc còn ít đảng viên để tạo nguồn thành lập tổ chức cơ sở đảng trong phần lớn các doanh nghiệp. - Có chính sách động viên về vật chất, khuyến khích về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ đảng ở doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, nhiệt tình, tâm huyết và kỹ năng công tác cho cán bộ đảng ở doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, xây dựng doanh nghiệp thịnh vượng. - Có nhiều hình thức tăng cường và phát triển đảng viên tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm nòng cốt xây dựng tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Câu 6: Đ/c hãy viết một bài khoảng 1500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động công đoàn hoặc những kỉ niệm sâu sắc trong hoạt động công đoàn của đ/c. Công đoàn là một tổ chức xã hội, tuy nhiên không phải vì một tổ chức xã hội mà không có chức năng, ngược lại, tổ chức công đoàn mang nhiều trọng trách, nhiều chức năng, cụ thể là: tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, quản lí kinh tếNgoài ra, công đoàn còn đảm nhiệm chức năng giáo dục, động viên công nhân- viên chức lao động. Ở đây tôi muốn nói chức năng này bao gồm từ trung ương đến các địa phương, các cơ quan, các ngành, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp v.vBên cạnh đó, công đoàn còn tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, phát huy quyền làm chủ đất nước của lực lượng cán bộ, công chức, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong phần này, tôi xin nêu một số ý kiến có liên quan đến công đoàn giáo dục, bởi vì môi trường hoạt động của tổ chức công đoàn là các trường học, điều đó có nghĩa là mỗi giáo viên và công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm tham gia quản lí giáo dục ở các cơ quan, đơn vị trường học, động viên cán bộ- đoàn viên- giáo viên thi đua trong công tác dạy và học, thực hiện các chỉ tiêu, nghị quyết của Ngành và đơn vị trường học mình đang công tác. Với mô hình hiện nay, ở mỗi trường học đều có tổ chức công đoàn cơ sở trực thuộc, hoạt động trong khối sự nghiệp, có nghĩa là hoạt động này được pháp luật và tổ chức công đoàn cấp trên thừa nhận, có nghĩa là đang tồn tại, hoạt động và thúc đẩy sự phát triển giáo dục trong nhà trường, trong địa phương. Một trong những mục đích của tổ chức công đoàn trường học đều hướng tới sự phát triển vững mạnh trong các phong trào thi đua đồng thời nâng cao đời sống tinh thần, đời sống vật chất cho người lao động. Cho nên, hoạt động của công đoàn phải phù hợp với hoạt động của nhà trường. Nếu các phong trào hoạt động của công đoàn trường học không phù hợp với hoạt động của chuyên môn thì rất khó khăn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo cơ quan, khó bảo vệ được quyền lợi của người lao động, thiếu các yếu tố để đạt được những chỉ tiêu, nghị quyết trong Hội nghị CB-CC đầu năm học, và thậm chí sẽ dẫn đến hiện tượng “ đầu xuôi mà đuôi không lọt ”, hoặc là “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ”. Mà khi đã có biểu hiện này trong mỗi cơ quan trường học thì sẽ mất đi sự đoàn kết, không tập hợp được sức mạnh, thì lúc ấy, cả nhà trường và công đoàn đều không thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình. Các phong trào thi đua, các chỉ tiêu được phát động ngay từ đầu năm học, như vậy đồng tổ chức và phát động là sự phối kết hợp giữa chính quyền và công đoàn. Như vậy vai trò thường trực của công đoàn là vận động các phong trào thi đua, bám sát các hoạt động chính trị xã hội tại đơn vị cũng như các chủ trương, định hướng, quan điểm chỉ đạo của chi bộ, lãnh đạo nhà trường. Điểm nhấn trọng tâm là nâng cao hiệu quả giáo dục, có thể chia thành nhiều đợt thi đua trong một năm học với các khẩu hiệu của Ngành GD-ĐT, theo từng chủ đề năm học, như: “ Đẩy mạnh công nghệ thông tin ”, “ Viết sáng kiến kinh nghiệm ”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, “ Xây dựng trường học thân thiện ” Những phong trào này đều gắn với thực tiễn đất nước, của ngành, của giáo dục địa phương. Vì thế, công đoàn không thể tách rời những khẩu hiệu hành động thi đua nói trên. Tất cả những phong trào này đều bám sát và phục vụ nâng cao chất lượng công tác, phấn đấu đạt mục tiêu của đơn vị đề ra. Ai đó đã nói: “ Ý tưởng là chưa đủ, phải biến ý tưởng thành hành động ”. Một khi công đoàn tổ chức các phong trào, các hoạt động mà gắn với nhiệm vụ chính trị của Đảng và chính quyền, là công đoàn đã làm theo đúng chức năng của mình. Công đoàn chính là cầu nối giữa người lao động ( người giáo viên ) với nhà trường, là người đã chuyển thông điệp của lãnh đạo nhà trường đến toàn thể người lao động ( hội đồng giáo viên ) và đồng thời cũng chuyển những ý kiến tham gia của người lao động với lãnh đạo nhà trường thông qua việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và thông qua hoạt động phong trào công đoàn. Một điều quan trọng là, muốn chuyển được thông điệp của lãnh đạo nhà trường, công đoàn phải chủ động từ việc có ý tưởng, xây dựng kế hoạch, chương trình, đồng thời còn phải đọc được suy nghĩ của lãnh đạo nhà trường để triển khai, tổ chức thực hiện tốt nhất phong trào hoạt động của công đoàn. Khi BCH- CĐCS có dự định triển khai phong trào, thiết nghĩ nên có báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo nhà trường để được sự đồng tình ủng hộ và tranh thủ được ý kiến chỉ đạo của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường. Một khi được lãnh đạo tham gia và cho ý kiến chỉ đạo thì hoạt động của công đoàn càng bám sát và phù hợp hơn với hoạt động của đơn vị. Trên đây là một số ý kiến của bản thân xin được góp phần nhỏ bé vào cuộc vận động tìm hiểu về công đoàn Việt nam. Người viết không dám xem đây là những ý tưởng mới có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động công đoàn, mà chỉ xin cụ thể hoá một số vấn đề trong các hoạt động của công đoàn cơ sở ở các trường học để góp phần xây dựng công đoàn ngày càng vững mạnh. kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động công đoàn của đồng chí?

File đính kèm:

  • docGA Thao 4B 20132014Tuan 32.doc