- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
+Sơ lược về cấu trúc của kinh thành có 10 cửa chính ra vào, nằm giưa kinh thành là Hoàng thành ; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn.Năm 1993, Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
GDMT: Vẻ đẹp cố dô Huế – di sản văn hóa thế giới, giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
44 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 32 - Chu Thị Anh Đào – Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt nguồn hải sản, ô nhiễm môi trường biển và một số biện pháp khác
- THGDMT : Giáo dục HS có ý thức bảo vệ biển khi đi tham quan, nghỉ mát.
II. Đồ dùng dạy - học
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học.
1.Giới thiệu bài: (3p)
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài mới (30p)
1.Khai thác khoáng sản
Hoạt động theo nhóm 2, trả lời và hoàn thiện bảng sau:
TT
Khoáng sản chủ yếu
Địa điểm khai thác
Phục vụ ngành sản xuất
1
Dầu mỏ và khí đốt
Thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo
Xăng dầu khí đốt và nhiên liệu…
2
Cát trắng
Ven biển Khánh Hoà va một số đảo ở Quảng Ninh
Công nghiệp thuỷ tinh
2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Bớc 1: Làm việc theo lớp.
Hãy kể tên các sản vật biển ở nớc ta?
Cá, tôm, mực, bào ng, ba ba, ốc sò …
Bớc 2: Hoạt động theo nhóm
- HS dựa vào SGK trình bày kết quả theo từng câu hỏi.
Xây dung quy trình khai thác cá biển?
Đóng gói cá đã chế biến
Khai thác cá biển
Chế biến cá đông lạnh
đ đ
¯
Chuyên chở hải sản
Xuất khẩu
ơ
Theo em nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hởng đến nguồn hải sản đó?
Em hãy nêu các biện pháp nhằm bảo vệ môi trờng biển và nguồn hải sản nớc ta?
3. Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài
Đạo đức
Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương
I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của việc chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.
- Có ý thức và tích cực tham gia chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.
- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia thực hiện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Một số thông tin về các di tích lịch sử.
III. Hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ : (5p)
- Một HS trả lời câu hỏi : Tại sao phải bảo vệ môi trường ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: (28p)
GV giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn.
- Hãy kể một số di tích lịch sử ở địa phương em?
Tượng đài liệt sĩ, nhà thờ Cao Thắng, ....
- Em đã làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử đó?
Quét dọn, lau chùi, trồng cây, nhổ cỏ ....
- Em có nhận xét gì về di tích lịch sử hiện nay đang có trên địa bàn em ở?
HS phát biểu ý kiến: Xuống cấp, chưa được quan tâm...
- Theo em, một số di tích xuống cấp là do nững nguyên nhân nào?
Do nhận thức của con người, do không am hiểu về lịch sử...
- Hiện nay, trường mình được giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ di tích nào?
Tượng đài liệt sĩ, nhà thờ Cao Thắng, ....
Hoạt động 2: Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ các di tích lịc sử.
- HS trao đổi, thảo luận và dề xuất ý kiến.
- GV kết luận:
+ Tuyên truyền cho mọi người biết về cội nguồn các di tích lịch sử ở địa phương.
+ Giao nhiệm vụ thi đua cho các khối, lớp về chăm sóc và bảo vệ các khu di tích lịch sử trện địa phương mình. Cuối từng đợt có tuyên duơng, khen thưởng cho các lớp thực hiện tốt.
+ Phê bình, xử phạt những cá nhân chưa có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử địa phương.
3.Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học.
Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề: Chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp cuối tuần
I. Mục tiêu
- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 32
- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 33
II. Hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1: Nhận xét tuần 32
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. GV nhận xét bổ sung.
+ Nhận xét về học tập:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
- Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài ....
+ Nhận xét về các hoạt động khác.
- Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản ....
+ Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
+ GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 33
- GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: + Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về hoạt động khác.
- Tập trung ôn tập củng cố kiến thức
- Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
Buổi chiều
Tiếng anh
Thầy Hòa dạy
Luyện viết
Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu
Luyện viết đúng, đẹp, đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
Học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
Hướng dẫn viết (33p)
HĐ1: Hướng dẫn viết:
- Hs đọc đoạn cần viết.(đoạn 1)
- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
(Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, ...)
- Trong bài viết có những chữ nào cần viết hoa? (hs nêu)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ ngữ khó trong đoạn yêu cầu viết: kinh khủng ,buồn chán, đại thần, muôn tâu bệ hạ).
- 2 HS lên bảng viết .
- HS viết vào vở nháp. Đổi chéo vở nháp, kiểm tra.
- Gv hướng dẫn học sinh trình bày bài viết.
HĐ2: Học sinh vết bài.
- Học sinh viết bài vào vở luyện viết.
- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh viết bài.
- Gv chấm bài, nhận xét.
Củng cố, dặn dò (2p): GV nhận xét tiết học.
Luyện tiếng việt: (Dạy 4 A, B)
Luyện: thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
- Vận dụng làm được các bài tập theo yêu cầu.
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn kiến thức đã học.
- GV hướng dẫn HS ôn tập củng cố nội dung đã học.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian cho câu có ý nghĩa gì và trả lời cho câu hỏi nào?
(Trạng ngữ chỉ thời gian cho câu giúp ta xác định được thời gian diễn ra sự việc được nêu trong câu. TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: bao giờ? khi nào? mấy giờ?)
Hoạt động 2: Làm bài tập
- GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ chỉ thờ igian trong các câu sau:
a) Bấy giờ, ong mới buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở.
b) Một hôm, đã khuya lắm, Hoài Văn còn chong đèn trên đầu.
c) Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi – trong đó có Châu và Hiền – rủ nhau đến phòng triển lãm.
d) Hằng năm, cứ vào cuối thu, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm man man của buổi tựu trường.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, KL: Các trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu trên là:
a) Bấy giờ b) Một hôm, đã khuya lắm
c) Chiều hôm ấy d) Hằng năm, cứ vào cuối thu
Bài 2: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho từng câu dưới đây:
a) .............. , anh Khoai đi làm về, thấy trong nhà bày cỗ linh đình, mọi người cười nói hả hê, ai cũng mặc quần áo đẹp.
b) .........., anh Khoai mới khoan thai đọc: “khắc xuất, khắc xuất”.
c) .........., Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước và đón Mị Nương về.
d) .........., phe củaThuỷ Tinh đuối sức phải rút lui.
- HS thảo luận theo nhóm bàn rồi làm bài vào vở, 1 nhóm làm bài vào bảng phụ.
- HS trình bày bài, nhận xét.
- GV nhận xét, KL. VD:
a) Một hôm b) Một lúc sau
c) Sớm tinh mơ hôm sau d) Cuối cùng
Bài 3: Viết đoạn văn kể lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật. Trong đoạn văn có chứa trạng ngữ chỉ thời gian (Dành cho học sinh khá, giỏi)
- HS tự làm bài vào vở BT. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS trình bày bài, nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm bài viết tốt.
Luyện tiếng việt: (Dạy 4 A, B)
Luyện kể chuyện: Khát vọng sống
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Học sinh được củng cố và kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đầy đủ ý.
- Bước đầu biết kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ, HS nghe kết hợp quan sát tranh trên bảng.
* Kể chuyện trong nhóm:
- HS dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể từng đoạn của câu chuyện
- HS thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể trước lớp.
- GV gọi 3 nhóm lên lượt kể lại câu chuyện
- HS kể toàn bộ câu chuyện
- Mỗi nhóm kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc cùng các bạn đối thoại (đặt câu hỏi cho các bạn trả lời về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện). VD:
+ Bạn thích chi tiết nào trong truyện?
+ Vì sao con gấu xông vào con người lại bỏ đi?
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn có giọng kể hay nhất.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu chuyện.
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? (Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.)
*. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tự học
Tự ôn luyện: lịch sử, luyện viết, âm nhạc
I. Mục tiêu
Củng cố kiến thức theo nhóm âm nhạc, lịch sử, luyện viết cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học
Sách, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
Phân nhóm học sinh
- Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm và vị trí ngồi
Nhóm 1: Những học sinh luyện lịch sử
Nhóm 2: Những học sinh luyện âm nhạc
Nhóm 3: Những học sinh luyện viết chữ đẹp
Nhiệm vụ của các nhóm.
Nhóm 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Đống đô ở đâu?
Câu 2: Từ năm 1802 đến 1858 nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua nào?.
Câu 3: Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố quyền lực? Bộ luật nào ra đời?
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk
- Học sinh lấy giấy nháp ra làm bài
- Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh
- Nhận xét học sinh làm bài
Nhóm 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh ôn tập hai bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan
- Học sinh hát theo hình thức cá nhân – nhóm đôi
- Các nhóm tập biểu diễn
- Học sinh và giáo viên nhận xét nhóm biểu diễn
Nhóm 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh viết bài Nghe lời chim nói
- Học sinh đọc bài
- Học sinh nêu nội dung của bài
- Học sinh viết
- Giáo viên nhận xét
3) Đánh giá kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt.
4) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- giao an tuan 32.doc