1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng tên riêng (Ăng-co Vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII – mười hai). Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rải, biểu lộ tình cảm kính phục.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
-Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. TLCH trong SGK
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh.
45 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 31 Trường Tiểu học Ninh Thới C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu tả cây "Con chuồn chuồn nước ".
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm các đoạn văn suy nghĩ và trao đổi, thực hiện xác định đoạn và ý của từng đoạn của bài
- HS phát biểu ý kiến.
- HS và GV nhận xét.
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV treo bảng 3 câu văn văn. HS đọc các câu văn.
- Các em cần xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí....
- H/dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
- HS nhận xét và bổ sung.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Treo bảng các đoạn văn còn viết dở.
- HS đọc các câu văn.
- Treo tranh con gà trống.
- Các em cần xác định thứ tự đúng và viết tiếp các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí bằng cách miêu tả các bộ phận con gà trống,....
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
- HS nhận xét và bổ sung
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe GT bài.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Lắng nghe GV để nắm được cách làm bài.
- 2 HS trao đổi và sửa cho nhau
- Tiếp nối nhau phát biểu.
a/ Đoạn 1: Từ đầu ... phân vân.
- Ý chính của đoạn này miêu tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước khi đậu một chỗ.
b/ Đoạn 2: là đoạn còn lại.
- Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay lên và kết hợp miêu tả cảnh đẹp cảnh đẹp thiên nhiên theo cánh bay của chú chuồn chuồn.
- 1 HS đọc.
- Quan sát:
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
Lắng nghe hướng dẫn.
- HS trao đổi và sửa cho nhau.
- HS hoàn thành yêu cầu vào vở.
- Đọc kết quả bài làm.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS đọc.
- Quan sát:
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Quan sát và lắng nghe.
- HS trao đổi và sửa cho nhau.
- HS hoàn thành yêu cầu vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm.
- Lắng nghe và nhận xét đoạn văn của bạn.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn GV.
-------------------- ------------------
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I.Mục tiêu :
Học xong bài nay, HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà nẵng bản đồ( lược đồ).
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là TP cảng vừ là TP du lịch.
- HS khá, giỏi: Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà nẵng đi tới các tỉnh khác.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính VN.
-Một số ảnh về TP Đà Nẵng.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC : ( 2 phút )
-Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN.
-Vì sao Huế được gọi là TP du lịch.
GV nhận xét, ghi điểm.
2 .Bài mới : ( 30 phút )
a.Giới thiệu bài: Ghi mục bài
b.Phát triển bài :
GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân rồi chuyển ý vào bài sau khi HS nêu được tên Đà Nẵng.
1/.Đà Nẵng- TP cảng :
*Hoạt động nhóm:
-GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được:
+Đà Nẵng nằm ở vị trí nào?
+Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung?
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng?
-GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không.
2/.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp :
*Hoạt động nhóm:
-GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau:
+Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức bài 25 về hoạt động sản xuất của người dân … để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu.
-GV giải thích: hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản.
3/.Đà Nẵng- Dịa điểm du lịch :
* Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp:
-GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu?
-Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết.
GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm.
3.Củng cố - Dặn dò:( 2 phút )
-2 HS đọc bài trong khung.
-Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
-Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch.
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo”
-HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp quan sát, trả lời .
-HS quan sát và trả lời.
+Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN .
+Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên , cảng sông Hàn gần nhau .
-HS quan sát và nêu.
-HS cả lớp .
-HS liên hệ bài 25.
-HS tìm.
-HS đọc .
-HS đọc.
-HS tìm và trả lời .
-Cả lớp.
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép tính cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bái toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng con , bảng nhóm.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: ( 3 phút )
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 154.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2 . Bài mới: ( 32 phút )
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên.
b).Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, đồng thời yêu cầu HS giải thích cách điền chữ, số của mình:
+Vì sao em viết a + b = b + a ?
+Em dựa vào tính chất nào để viết được (a + b) + c = a + (b + c) ? Hãy phát biểu tính chất đó.
-Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện.
-GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em em đã áp dụng tính chất nào để tính.
Bài 5
-Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
3 .Củng cố - Dặn dò: ( 3 phút )
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-Đặt tính rồi tính.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a). x + 126 = 480
x = 480 – 126
x = 354
b). x – 209 = 435
x = 435 + 209
x = 644
a). Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích.
b). nêu cách tìm số bị trừ chưa biết của hiệu để tính.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó không thay đổi.
+Tính chất kết hợp của phép cộng: Khi thực hiện cộng một tổng với một số ta có thể cộng số hạng thứ nhất cộng với tổng của số hạng thứ hai và thứ ba.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Lần lượt trả lời câu hỏi. Ví dụ:
a). 1268 + 99 +501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600 = 1868
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
b). 121 + 85 + 115 + 469
= (121 + 469) + (85 + 115)
= 590 + 200 = 790
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để đổi chỗ các số hạng, sau đó áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- HS cả lớp.
Ý kiến của Tổ chuyên môn
Duyệt của Ban lãnh đạo
File đính kèm:
- giao an ToanTieng vietKHLSDL lop 4Tuan 31 day du.doc