Giáo án lớp 4 Tuần 31 Trường Tiểu Học Đông Hiệp

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*BVMT (Trực tiếp nội dung bài)

-Thấy được vẽ đẹp hài hòa của khu đền Ăng-co-vát trong vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 31 Trường Tiểu Học Đông Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài. - GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện. - GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em em đã áp dụng tính chất nào để tính. HĐ2: Cá nhân: 10’ Bài 5 - Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng. 4.Củng cố- Dặn dò: 3’ - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe. - Đặt tính rồi tính. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a. 6195 + 2785 = 8980 b. 5342 – 4185 =1157 47836 + 5409 = 53245 29041 – 5987= 23054 10592 + 79438 = 90030 80200 – 19194 = 61006 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) x + 126 = 480 b) x – 209 = 435 x = 480 – 126 x = 435 + 209 x = 354 x = 644 - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a). 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868 Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng. b). 121 + 85 + 115 + 469 = (121 + 469) + (85 + 115) = 590 + 200 = 790 Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để đổi chỗ các số hạng, sau đó áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính. - 1 HS đọc đề bài trước lớp. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 1475 – 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là: 1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số: 2766 quyển - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình. TẬP LÀM VĂN (Tiết 62) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU: Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ viết các câu văn ở BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Khởi động: 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật. Tiết học giúp các em biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; Sử dụng các từ ngữ miêu tả để biết đoạn văn. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 15’ Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu BT1. - GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm xem bài văn có mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: * Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: b,a,c HĐ2: Cá nhân: 16’ * Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát. - Cho HS trình bày bài làm. - GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Yêu cầu HS về nhả sửa lại đoạn văn và viết vào vở. - Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình và hành động của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau. - GV nhận xét tiết học. + Hát. - HS lần lượt đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang 127) + tìm đoạn văn + tìm ý chính của mỗi đoạn. - Một số HS phát biểu ý kiến. * Bài Con chuồn chuồn nước có 2 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu … phân vân. + Đoạn 2: Phần còn lại. * Ý chính của mỗi đoạn. + Đoạn 1: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước là đậu một chỗ. + Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. - HS làm bài cá nhân. - Một HS lên bảng làm bài. - HS đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS viết đoạn văn với câu mở đạon cho trước dựa trên gợi ý trong SGK. - Một số HS lần lượt đọc đoạn văn. - Lớp nhận xét. ĐỊA LÝ (Tiết 31) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng: + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). * Học sinh khá, giỏi: Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác. II. CHUẨN BỊ: GV: kế hoạch dạy học - SGK - Bản đồ hành chính VN. - Một số ảnh về TP Đà Nẵng. HS: Bài cũ – bài mới III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ : - Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN. - Vì sao Huế được gọi là TP du lịch? GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: 1’ GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân rồi chuyển ý vào bài sau khi HS nêu được tên Đà Nẵng. “TP Đà Nẵng”.Ghi tựa b. Tìm hiểu bài: Hoạt động1: Nhóm: - GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được: + Đà Nẵng nằm ở vị trí nào? + Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung? + Nhận xét tàu đõ ở cảng biển Tiên Sa? - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng? **GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không. *Hoạt động2: Nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau: + Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển. + GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức bài 25 về hoạt động sản xuất của người dân … để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu. - GV giải thích: hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản. * Hoạt động3: Cá nhân hoặc từng cặp: - GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu? - Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết. GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm. 4.Củng cố- Dặn dò:3’ - 2 HS đọc bài trong khung. - Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này. - Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo” - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng chỉ trên bản đồ. - Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị… - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp quan sát, trả lời. 1.Đà Nẵng - TP cảng : - HS quan sát và trả lời. + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN + Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn gần nhau. - Tàu lớn hiện đại. + tàu biển, tàu sông ( đến cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn) + Ô tô (theo quố lộ 1A đi qua thành phố) + Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa) + Máy bay (có sân bay) 2.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp : + Mặt hành đưa đến: ôtô, máy móc, thiết bọ, hành may mặc, đồ dùng sinh hoạt + Một số mặt hành đua đi nơi khác:vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô) - HS liên hệ bài 25. VD: Người dân miền Trung luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân địa phương… 3.Đà Nẵng - Địa điểm du lịch : + Những bãi tắm (Non Nước, Mĩ Khê, Bãi Nam)và một số chùa chiền năm ở ven biển. + HS kể thêm. - HS đọc. - HS tìm và trả lời. - Cả lớp. SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 I. Mục đích yêu cầu: - Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 31. - Triển khai công việc trong tuần 32. - Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè. II. Các hoạt động dạy-học 1. Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài. 2. Tiến hành : * Sơ kết tuần 31 - Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. - Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung. - GV nhận xét chung, bổ sung. + Đạo đức : - Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. - Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập +Học tập : - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. - Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều. + Các hoạt động khác : - Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. - Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. *Tồn tại: 15’ đầu giờ các em còn ồn, chưa có ý thức tự giác ôn bài, lúc ra chơi vào các em còn chậm chạp. *Tuyên dương HS có thành tích học tập. *Kế hoạch tuần 32 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Học chương trình tuần 32 theo thời khoá biểu. - 15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ. - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

File đính kèm:

  • docKIO 4 TUAN 31 CHUAN KTKN KNS GDMT BD.doc