Giáo án Lớp 4 Tuần 31 (tiếp)

MỤC TIÊU:

1. Đọc đúng các tên riêng, chữ số La Mã XII (mười hai) và từ khó: Ăng-co Vát, điêu khắc tuyệt diệu, cổ đại, nhẵn bóng, đẽo gọt, kín khít, vuông vức, gạch vữa, thốt nốt xòe tán, muỗm già cổ kinh, tỏa ra

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng- co Vát

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng- co Vát.

 

doc59 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 31 (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch với gia đình, người thân. Giờ học hôm nay các em hãy kể cho các bạn nghe về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em nhớ nhất Hướng dẫn kể chuyện * Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài của tiết kể chuyện - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: du lịch, cắm trại, em được tham gia - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý trong SGK + Nội dung câu chuyện là gì? + Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào? + Hãy giới thiệu với các bạn câu chuyện em sẽ kể. - Gợi ý: Khi kể chuyện các em phải lưu ý kể có đầu có cuối. Trong câu chuyện phải kể được điểm hấp dẫn, mới lạ của nơi mình đến. Kết hợp xen kẽ kể về phong cảnh và hoạt động của mọi người * Kể trong nhóm - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. - Yêu cầu HS trong nhóm kể lại chuyến đi du lịch hay cắm trại mà mình nhớ nhất cho các bạn nghe - GV theo dõi, giúp đỡ HS * Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể - GV khuyến khích HS lắng nghe - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện - Cho điểm HS kể tốt - 1 HS kể chuyện - 1 HS đứng tại chỗ trả lời - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp - Lắng nghe - 2 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý trong SGK + Nội dung câu chuyện là kể về một chuyến du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia + Khi kể chuyện xưng tôi, mình + HS nối tiếp nhau giới thiệu trước lớp. Ví dụ: + Em muốn kể cho các bạn nghe chuyến du lịch Nha Trang của gia đình em vào mùa hè năm ngoái + Em muốn kể cho các bạn nghe buổi cắm trại của lớp nhân ngày 26 tháng 03 + Em xin kể câu chuyện về chuyến nghỉ hè của gia đình em ở Vũng Tàu - Lắng nghe - 4 HS cùng hoạt động trong nhóm - Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, hỏi lại bạn về phong cảnh, các hoạt động vui chơi, giải trí ở đó và ấn tượng, cảm nghĩ của bạn khi đi đến đó - 5 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện, cảm nghĩ sau chuyến đi - Hỏi lại bạn kể về phong cảnh, những đặc sản, hoạt động vui chơi, giải trí, cảm nghĩ của bạn sau chuyến đi - Nhận xét, bình chọn bạn kể lại chuyến đi ấn tượng nhất Củng cố, dặên dò : - Dăïn học sinh về nhà viết lại câu đó và chuẩn bị bài sau - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS Tiết: 62 Môn : Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU : - Ôn lại kiến thức về đoạn văn - Thực hành viết đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật (con gà trống). Yêu cầu các từ ngữ , hình ảnh chân thực, sinh động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 2 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích - Nhận xét, cho điểm từng HS Giới thiệu bài: - Trong các tiết tập làm văn trước các em đã học cách quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích, đã tìm được những từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của con vật đó. Trong tiết học này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Yêu cầu HS đọc thầm bài Con chuồn chuồn nước, xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn - Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn - GV kết luận: Đoạn 1 với những đặc điểm, màu sắc nổi bật, các hình ảnh so sánh đã làm cho ta hình dung được hình dáng, màu sắc, đường nét của chú chuồn chuồn nước . Đoạn 2 theo cánh bay của chúng tác giả tả cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Tất cả đều sinh động, thanh bình Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Yêu cầu HS làm việc theo cặp - Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo thứ tự thành đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét - Kết luận lời giải đúng Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập - Yêu cầu HS tự viết bài - Nhắc HS: Đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Sau đó các em hãy viết tiếp các câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống như: thân hình, bộ lông, cái đầu, mào, mắt, cánh, đôi chân, đuôi để thấy chú gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào. - Chữa bài - Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS - Cho điểm HS viết tốt - 3 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp - HS làm bài cá nhân - HS phát biểu: + Đoạn 1: Ôi chao! đang còn phân vân. Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ + Đoạn 2: Rồi đột nhiên cao vút. Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm văn - Lắng nghe - Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - 2 HS viết vào giấy khổ to. HS cả lớp viết vào vở - Lắng nghe - Theo dõi - 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn Củng cố, dặên dò : - Dặn HS về nhà mượn đoạn văn hay của bạn để tham khảo, hoàn thành đoạn văn vào vở và quan sát ngoại hình, hoạt động của con vật mà em yêu thích. Ghi lại kết quả quan sát - GV nhận xét tiết học. Tiết: 62 Kĩ thuật LẮP XE CÓ THANG I. MỤC TIÊU: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kĩ thuật, đúng quy trình - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe có thang II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu xe có thang đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh - Kiểm tra bài cũ: + Nêu các bước thực hành lắp xe ô tô tải? - Bài mới Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách LẮP XE CÓ THANG - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: + GV cho HS quan sát mẫu lắp xe có thang đã lắp sẵn và nêu câu hỏi: * Xe có mấy bộ phận chính? * Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế? - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật: * GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK * Lắp từng bộ phận: - Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H.2 – SGK) + GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh - Lắp ca bin (H.3 – SGK) - Lắp bệ thang và giá đỡ thang (H.4 - SGK) + GV tiến hành lắp bệ thang và giá đỡ thang dựa vào hình 4 (SGK) + GV dùng vít dài và chỉ lắp tạm + Tại sao chỉ lắp tạm mà không lắp chặt ngay? - Lắp cái thang (H.5 – SGK) + Hướng dẫn HS lắp từng bên thang một - Lắp trục bánh xe + Bộ phận này các em đã được lắp nhiều, vì vậy GV có thể lắp nhanh để hoàn thành bước lắp * Lắp ráp xe có thang - GV tiến hành lắp ráp theo quy trình trong SGK. Trong quá trình lắp, Gv lưu ý HS cách lắp bệ thang và giá đỡ thang vào thùng xe. GV thao tác chậm để HS theo dõi và hiểu rõ bước lắp - Khi lắp cần chú ý các mối ghép phải được vặn chặt để xe không bị xộc xệch + Sau khi lắp ráp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe và sự quay của thang * Hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp + Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp + Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp - Lắp từng bộ phận: + Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin + Lắp ca bin + Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe - Lắp ráp xe ô tô tải - HS nhắc lại đề bài + HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời các câu hỏi: * Có 5 bộ phận: giá đỡ bánh xe và sàn ca bin; ca bin; bệ thang và giá đỡ thang; cái thang; trục bánh xe * Trong thực tế, chúng ta thường thấy các chú thợ điện thường dùng xe có thang để thay bóng đèn trên các cột điện hoặc sửa chữa điện ở trên cao - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết + HS quan sát hình 2 (SGK) + 2 HS lên bảng lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin, HS khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh + HS quan sát hình 3 và nội dung trong SGK, hình dung lại các bước lắp + 4 HS lên bảng lắp lần lượt các hình 3a, 3b, 3c, 3d , toàn lớp góp ý để hoàn thành các bước lắp + HS quan sát hình 4 (SGK) + HS theo dõi + Vì để khi lắp ráp còn lắp tiếp vào thùng xe + HS quan sát hình 5 (SGK) để thực hiện lắp một bên thang, sau đó HS khác lắp tiếp bên thang còn lại - HS quan sát, theo dõi, ghi nhớ Củng cố, dặn dò - Nêu các bước thực hành lắp ráp xe có thang? - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS - Chuẩn bị tiết học sau thực hành.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 31.doc