Giáo án Lớp 4 Tuần 30- Trường Tiểu Học Chu Văn An

1 - Kiến thức & Kĩ năng :

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành .

- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó.

2 - Giáo dục:

 - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3725 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 30- Trường Tiểu Học Chu Văn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về nhu cầu khí ô-xi của thực vật. Kết luận:Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh và phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khống, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thống khí. 4. Củng cố : (3’) Thực vật có nhu cầu thế nào về không khí? 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . - Chuẩn bị : Trao đổi chất ở thực vật. …………………………………. THỂ DỤC: Tiết 60 GV: Bộ môn soạn giảng ………………………………. Thứ sáu, ngày 06 tháng 04 năm 2011 . Luyện từ và câu: Tiết 60: CÂU CẢM . I - MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm ( ND nghi nhớ ) . - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm ( BT1, mục III ), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước ( BT2 ), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm ( BT3 ) * HS khá, giỏi : đặt được câu cảm theo yêu cầu BT3 theo các dang khác nhau . II - CHUẨN BỊ Bảng lớp v:iết sẵn các câu cảm ở BT 1 (phần nhận xét ). Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần luyện tập ) III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (1’) MRVT: Du lịch, thám hiểm. 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài : Câu cảm b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Nhận xét Ba HS nối tiếp nhau đọc BT 1,2,3. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 2: Ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: Chuyển câu kể thành câu cảm. GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: HS làm tương tự như bài tập 1 GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập GV chốt lại lời giải đúng. HS đọc. HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. Câu 1: Ý 1: dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông com mèo. Ý 2: dùng thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo. Câu 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than. Câu 3: Rút ra kết luận Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật… HS đọc nội dung cần ghi nhớ. HS đọc yêu cầu , làm vào vở bài tập HS trình bày VD : Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá! HS đọc yêu cầu , làm vào vở bài tập HS trình bày Câu a: Trời, cậu giỏi quá! Câu b: Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu! HS đọc yêu cầu , làm vào vở bài tập HS trình bày Câu a: Cảm xúc mừng rỡ. Câu b: Cảm xúc thán phục. Câu c: Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. 4. Củng cố - Dặn dò : (3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu. ………………………………………….. Toán: Tiết 150 : THỰC HÀNH . I - MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế , tập ước lượng . 2 - Giáo dục: - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II - CHUẨN BỊ: Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc… Phiếu thực hành để ghi chép. III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tt) GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà , nhận xét 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài : Thực hành b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Lý thuyết : a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất . GV hướng dẫn như SGK b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất. Hướng dẫn như SGK Bài thực hành số 1 - GV chia lớp thành những nhóm nhỏ (khoảng 4 đến 6 HS/nhóm) - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau. Yêu cầu: HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm cho trước) Giao việc: + Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo chiều dài bảng lớp học. GV hướng dẫn, kiểm tra công việc thực hành của HS Bài thực hành số 2 ( Nếu còn thời gian ) Yêu cầu: HS bước 10 bước dọc thẳng theo sân trường từ A đến B Ước lượng khoảng cách đã bước Kiểm tra lại bằng thước đo. HS nắm Lý thuyết a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất . b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất. HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm cho trước) + Nhóm 1 đo chiều dài lớp học. + Nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo chiều dài bảng lớp học. HS ghi kết quả đo được vào phiếu thực hành HS bước Dùng thước đo kiểm tra. 4. Củng cố : (3’) - Nêu cách cách giải tốn 5. Dặn dò : (1’) - Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Thực hành (tt) ………………………………………… Tập làm văn Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN . I - MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng : -Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn : Phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng ( BT1, ) ; hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú , tạm vắng ( BT2 ) . * Kĩ năng sống: - Thu thập xử lí thông tin . - Đảm nhận trách nhiệm công dân . II - CHUẨN BỊ: -Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa, phiếu… -Trò: SGK, vở ,bút,nháp … III - LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập quan sát con vật . 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài :Điền giấy tờ in sẵn. b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài tập 1: ( KNS: - Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin ) GV treo tờ phôtô lên bảng và giải thích từ viết tắt: CMND. Hướng dẫn HS điền nội dung vào ô trống ở mỗi mục. Nhắc HS chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định (em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác), vì vậy: Ở mục địa chỉ: ghi địa chỉ của người họ hàng. Ở mục Họ tên chủ hộ: em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em. …… GV phát phiếu cho từng HS . GV nhận xét. Bài tập 2: ( KNS: Trình bày 1 phút ) GV chốt lại: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung phiếu. Cả lớp theo dõi SGK. HS thực hiện điền vào đầy đủ các mục. HS nối tiếp nhau đọc tờ khai rõ ràng, rành mạch. HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 4/ Củng cố - dặn dò: -Gọi hs nhắc lại dàn bài tả con vật -Nhận xét tiết học -Về nhà học bài, chỉnh lại dàn bài và ghi vào vở ……………………………………… Địa lí: Tiết 30: THÀNH PHỐ HUẾ I – MỤC TIÊU : 1 – Kiến thức & Kĩ năng : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế : + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ( lược đồ). 2 – Giáo dục: Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hố thế giới từ năm 1993) II.CHUẨN BỊ: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. III – LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền trung (tiết 2). GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK – GV nhận xét 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài: b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: Hoạt động cả lớp -GV treo bản đồ hành chính Việt Nam -Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu & tên thành phố Huế? -Xác định xem thành phố của em đang sống? -Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế? -Tên con sông chảy qua thành phố Huế? -Huế tựa vào dãy núi nào & có cửa biển nào thông ra biển Đông? Quan sát lược đồ, ảnh & với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế? Vì sao Huế được gọi là cố đô? GV sửa chữa giúp HS hồn thiện phần trình bày. GV chốt: chính các công trình kiến trúc & cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan & du lịch. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2. GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hố: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hố phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hồn); văn hố ẩm thực (bánh, thức ăn chay). Cho HS hát một đoạn dân ca Huế -HS quan sát bản đồ & tìm -Vài em HS nhắc lại Huế nằm ở bên bờ sông Hương Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) & có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông. Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén… Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu) -Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm -HS quan sát ảnh & bổ sung vào danh sách nêu trên HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được: + tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba… + kết hợp ảnh nêu tên & kể cho nhau nghe về một vài địa điểm: Kinh thành Huế: một số tồ nhà cổ kính. Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa. Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp Chợ Đông Ba: các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế. Cửa biển Thuận An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn & kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. HS thi đua hát dân ca Huế. 4. Củng cố : (3’) GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam & nhắc lại vị trí này Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố du lịch? 5. Dặn dò : (1’) Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng ………………………………………. Sinh hoạt TUẦN 30 Đánh giá các hoạt động trong tuần. - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Phương hướng tuần tới : Tuần 31

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 30.doc