- Thực hiện được phép tính về phân số.
- Biết tìm phn số của một số va tính được diện tích hình bình hnh.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
Bi tập cần lm: Bi 1, bi 2, Bi 3 và bi 4*, bi 5* dnh cho HS kh, giỏi.
33 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 30 Trường Tiểu học “B” Long Giang 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đúng qui trình
+ Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch
+ Xe nôi chuyển động được.
- Xếp loại sản phẩm của mình và của bạn
Thứ sáu , ngày 11 tháng 4 năm 2014
Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục tiêu:
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin.
- Đảm nhận trách nhiệm cơng dân.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, 1 hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
2) HD hs làm bài tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu
KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin.
- Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân)
- Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy:
+ Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
+ Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng)
+ Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em,
+ Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm.
+ Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên.
- YC hs tự điền nội dung vào phiếu
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc tờ khai
- Cùng hs nhận xét
Bài tập 2: Gọi hs đọc yc
KNS*: - Đảm nhận trách nhiệm cơng dân.
- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào?
Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
- 2 hs thực hiện theo yc
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Tự điền vào phiếu
- Nối tip đọc tờ khai
- Nhận xét
- 1 hs đọc to trưc lớp
- Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ
_____________________________________________
Môn: TOÁN
Tiết 150: THỰC HÀNH
I/ Mục tiêu:
Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
Bài tập cần làm bài 1 và bài 2 * dành cho HS khá giỏi
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc...
- Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm
B/ Bài mới:
1) HD thực hành tại lớp
a) Đo đoạn thằng trên mặt đất
- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi
- Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B
- Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B?
- Kết luận cách đo đúng như SGK
- Gọi hs cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
- YC hs quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau:
. Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định
. Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng.
2) Thực hành ngoài lớp học
- Yêu cầu: Dựa vào cách đo như cơ hd và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.
* Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1
- Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm..
- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm
*Bài 2: Tập ước lượng độ dài
- YC hs tập trung theo 3 hàng ngang và sau đó mỗi em sẽ ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét.
- YC hs dùng thước đo kiểm tra lại.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập thực hành gióng cọc tiêu trên mặt đất và tập ước lượng các bước đi của mình.
- Bài sau: Thực hành (tt)
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- NHóm trưởng báo cáo
- Theo dõi
- HS phát biểu ý kiến
- Lắng nghe
- 1 HS cùng GV thực hành
- Lắng nghe
- Các nhóm thực hành
- Báo cáo kết quả thực hành
(HS G)
- Thực hiện theo y/c
______________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 60: CÂU CẢM
I/ Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộ lộ qua câu cảm (BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1
- Một bảng nhĩm để các nhóm thi làm BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: MRVT: Du lịch-Thám hiểm
- Gọi hs làm lại bài tập 3
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, các em có thể gặp những chuyện khiến các em phải ngạc nhiên, vui mừng, thán phục hoặc buồn bực. Trong những tình huống đó, các em thường biểu lộ thái độ bằng những câu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về loại câu này.
2) Tìm hiểu bài
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc các BT1,2,3
- Hai câu văn trên dùng để làm gì?
- Cuối các câu trên có dấu gì?
Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên... của người nói. Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3) Luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc yc BT
- YC hs tự làm bài (phát bảng nhĩm cho 2 hs)
- Gọi hs phát biểu ý kiến
- Mời hs dán bảng nhĩm , nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu kể
a) Con mèo này bắt chuột giỏi.
b) Trời rét.
c) Bạn Ngân chăm chỉ.
d) Bạn Giang học giỏi
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- YC hs làm bài theo cặp
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Nhắc nhở: Các em cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
a) Ôi, bạn Nam đến kìa!
b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c) Trời, thật là kinh khủng!
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- Tự đặt 3 câu cảm và viết vào vở.
- Bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu.
- 2 hs đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bô lông mèo
- A! con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo.
- Cuối câu có dùng dấu chấm than
- Lắng ngh e
- Vài hs đọc trước lớp
- 1 hs đọc y/c
- Tự làm bài (HS TB-K)
- Lần lượt phát biểu
Câu cảm
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Ôi, trời rét quá!
- Bạn Ngân chăm chỉ quá!
- Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
- 1 hs đọc y/c
- HS làm bài nhóm đôi
a) Trời, cậu giỏi thật!
- Bạn thật là tuyệt !
- Bạn giỏi quá!...
b) Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời ơi, lâu quá rồi mình mới gặp cậu!
- Trời, bạn làm mình cảm động quá!
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe, thực hiện
(HS K-G)
a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. (Hôm nay cả lớp được đi tham quan Việc Bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại, bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!)
b) Bộc lộ cảm xúc thán phục. (Cô giáo ra cho cả lớp một cây đố thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Hải thán phục thốt lên: Ồ, bạn Nam thông minh quá!)
c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. (Em xem một trích một đoạn phim kinh dị của Mĩ, trên ti vi, thấy một con vật quái dị, em thốt lên: Trời, thật là kinh khủng!)
- Lắng nghe, thực hiện
_______________________________________
Tiết 30: SINH HOẠT LỚP
______________________________________________
Môn: THỂ DỤC
File đính kèm:
- GA tuan 30HKIINH 20132014(1).doc