MỤC TIÊU :
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- HS được củng cố về hàng và lớp.
-HS biết vận dụng vào đọc số trong tự nhiên.
*BT cần làm: 1,2,3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng lớp kể sẵn các hàng và lớp như ở phần đầu bài học .
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
25 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Vạn Thọ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số
+Số 0 ứng với điểm gốc của tia số
àChúng ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- GV để lại trên bảng dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, .
Thêm 1 vào 5 thì được mấy?
Thêm 1 vào 10 thì được mấy?
Thêm 1 vào 99 thì được mấy?
Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được gì?
GV: Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất.
Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ.
Bớt 1 ở bất kì số nào sẽ được số tự nhiên liền trước số đó. Cho HS nêu ví dụ.
Có thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên khác không?
Như vậy có số tự nhiên nào liền trước số 0 không? Số tự nhiên bé nhất là số nào?
Số 5 và 6 hơn kém nhau mấy đơn vị? Số 120 & 121 hơn kém nhau mấy đơn vị?
GV giúp HS rút ra nhận xét chung: Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 1 đơn vị.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
-GV yêu cầu HS làm bài và nêu miệng kết quả
-GV nhận xét
Bài tập 2:
-GV yêu cầu HS làm bài theo cặp vào phiếu BT và nêu kết quả bằng trò chơi”đố bạn”
- GV nhận xét, cho HS nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên qua BT.
Bài tập 3:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm tổ.
- Cho chơi trò tiếp sức, 3 đội, 1 đội 3 HS.
- Cho HS nhận xét kết quả của từng đội.
- GV nhận xét, khen đội thắng cuộc.
Bài tập 4(a)
- Gọi 1HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở câu a, HSG làm cả bài.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe và nhắc lại.
-HS nêu
-HS nhắc lại và nêu ví dụ về số tự nhiên .
- HS nêu.
- Nêu lại đặc điểm của dãy số vừa viết .
- HS phát biểu
- HS nghe.
- HS quan sát.
-HS nêu
- HS nghe.
-HS theo dõi.
-HS trả lời.
-Vài HS nhắc lại
HS nêu ví dụ.
- HS nhận xét để rút ra các đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- Vài HS nhắc lại.
-HS làm bài, trình bày miệng, Lớp nhận xét.
-Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.
- HS nêu.
-1 HS đọc đề.
- HS làm việc theo nhóm.
- Tổ cử 3 đại diện tham gia trò chơi.
-HS nêu kết quả,lớp nhận xét.
- HS sửa bài vào vở.
-HS làm bài
-HS làm bài,3HS lên bảng làm, sửa bài
-HS nhận xét , sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò : 5’
- Thế nào là dãy số tự nhiên?
- Nêu một vài đặc điểm của dãy số tự nhiên mà em được học?
- Chuẩn bị bài sau : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
IV/RÚT KINH NGHIỆM
Kế hoạch bài học
Môn: Chính tả
Lớp: 4B
Tiết:3
Bài :NGHE- VIẾT : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ..
- Làm đúng BT2b .
- HS trình bày sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1,Kiểm tra bài cũ: 4’
-Sửa bài tiết trước. Cả lớp làm bảng con các từ có các vần ăn / ăng .
- GV nhận xét bài cũ.
2. Dạy học bài mới: 32’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
w Bước 1 : Tìm hiểu nội dung :
- GV gọi 1 HS đọc bài thơ.
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV chốt ý.
w Bước 2 : Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS nêu các từ khó.
- Hd HS viết bảng con các từ : mỏi, gặp, dẫn, lạc, bỗng
w Bước 3 : HS viết chính tả :
- Gv đọc cho HS viết chính tả.
w Bước 4 : Soát lỗi - Chấm chữa bài:
- GV đọc lại toàn bài .
- GV chấm 10 bài .
- Nhận xét bài viết : chữ viết, cách trình bày, các lỗi hay mắc phải.
Hoạt động 2: Luyện tập.
w Bài tập 2b : Lựa chọn dấu hỏi hay dấu ngã .
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS đọc thầm, làm bài vào vở .
- Dán 4 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung Bt 2b lên bảng, gọi 4 HS lên thi làm nhanh .
- Chữa bài : Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- 1 HS đọc bài thơ .
- HS trả lời .
- HS nghe.
- HS nêu từ khó .
- HS viết bảng con .
- HS viết bài.
- HS tự soát lỗi.
- HS soát lỗi, chữa lỗi sai.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở.
- 4 HS thibài làm . Cả lớp nhận xét , sửa sai
- HS sửa bài tập vào vở .
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy ?
- Dặn HS về nhà xem lại bài và sửa lỗi sai. Chuẩn bị bài: “Truyện cổ nước mình ”
IV/RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
Kế hoạch bài học
Môn: Tập làm văn
Lớp: 4B
Tiết:6
Bài :VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU:
1. HS nắm chắc hơn ( so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
2. Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
3. Biết cách giao tiếp.
*GDKN: -Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
-Tìm kiếm v xử lí thơng tin
-Tư duy sáng tạo
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Bảng phụ viết đề văn ( phần Luyện tập)
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:4’
+ 2-3 Hs nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài học Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật .
+ Nhận xét bài cũ
2. Dạy học bài mới: 32’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Khám phá:
GV giới thiệu mục tiêu bài :Viết thư
b.Kết nối:Tìm hiểu mục đích và cách viết thư
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hoàn thành phần nhận xét :
GDKN: -Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
-Tìm kiếm và xử lí thơng tin
- Cho 1 HS đọc lại bài tập đọc Thư thăm bạn.
- Cho cả lớp đọc thầm, để trả lời các câu hỏi trong SGK .
- GV nêu từng câu hỏi, gọi hs trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- GV chốt ý .
2. Hướng dẫn HS học ghi nhớ :
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ .
- GV giải thích thêm phần ghi nhớ, kết hợp nêu thêm ví dụ để HS hiểu rõ hơn phần ghi nhớ .
c/ Thực hành
*GDKN: -Tư duy sáng tạo
* Tìm hiểu đề .
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết sẵn trên bảng phụ, dùng hệ thống câu hỏi trong sgv trang 94 để giúp HS nắm vững yêu cầu đề bài .
- Gọi HS trả lời các câu hỏi .
- GV chốt ý .
* HS thực hành viết thư .
- Cho HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư .
- Cho vài HS dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư . câu cho HS.
- GV nhận xét, sửa
- Cho HS làm bài vào vở .
- Gọi vài HS trình bày bài viết.
- GV chấm chữa 2-3 bài, nhận xét .
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- 1 HS đọc bài . Lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trả lời .
- Cả lớp nhận xét .
- 1 HS đọc phần ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm .
- HS đọc thuộc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi suy nghĩ tìm câu trả lời .
- Lần lượt HS trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS viết giấy nháp.
- 2 Hs trình bày miệng .
- HS nghe.
- Lớp làm bài vào vở .
- 2-3 HS trình bày bài viết
d/ Vận dụng: 4’
- H: Em hãy nêu các bước trình bày một bức thư?
- Về nhà học thuộc nội dung phần ghi nhớ, hoàn chỉnh lá thư .
- Chuẩn bị bài sau : Cốt truyện .
IV/RÚT KINH NGHIỆM
Kế hoạch bài học
Môn: Toán
Lớp: 4B
Tiết:15
Bài :VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vi trí của nó trong mỗi số
- HS làm bài chính xác, trình bày sạch sẽ.
* BT cần làm: 1,2,3 nêu giá trị chữ số 5 của 2 số.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng lớp kể sẵn nội dung bài tập 4 .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ : 4’
- 2 HS lên bảng giải BT2/16 và BT3 / 16 trong SGK .
- Nhận xét bài cũ .
3.Dạy học bài mới : 33’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài:Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
b.Bài mới:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
10 đơn vị = . Chục
10 chục = .. trăm
.. trăm = .. 1 nghìn
Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)
GV chốt
GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên
Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị và hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
GV kết luận : Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân .
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Goi 1HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS đọc mẫu.
- Yêu cầu HS là vào phiếu bài tập. 1HS làm bảng nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 2:
Gọi HS yêu cầu.
Gọi 1HS đọc mẫu.
Yêu cầu HS làm vào vở.
3HS lên bảng sửa bài.
GV nhận xét, chôt kết quả đúng.
Lưu ý: Trường hợp số có chứa chữ số 0 có thể viết như sau:
18 304 = 10 000 + 8 000 + 300 +4
Bài tập 3:
- Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng .
- Yêu cầu HS làm 2 số đầu, HSG làm hết vào vở.
- Cho HS nêu kết quả.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
-HS làm bài tập
-HS trả lời
-Vài HS nhắc lại
-HS trả lời.
- HS nêu.
HS nghe.
- HS nêu ví du
- HS trả lời.
- HS phát biểu.
- HS nghe.
- 1HS đọc.
-HS làm mẫu.
-HS làm vào phiếu.
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
- HS theo dõi, sửa bài.
- 1HS đọc.
-HS nêu lại mẫu
-HS làm bài.
- 3HS lên bảng sửa bài.
HS nhận xét ,sửa bài
- HS chú ý.
-HS làm bài
-HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò : 3’
Thế nào là hệ thập phân?
Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
Chuẩn bị bài sau: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
IV/RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- tuan 3(1).doc