I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng
bạn.( Trả lời được các câu hỏi sgk. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.)
- Giáo dục HS cần tích cực trồng cây ,gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên HS để hạn chế lũ lụt.
II. ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 3 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Giới thiệu bài (bằng lời )
*HĐ1 :Tìm hiểu về những loại thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ
- Mục tiêu: Kể tên và nhân ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ.
- CTH : Hs thảo luận nhóm đôi :qs các hình minh họa ở trang 14, 15 và nói cho nhau biết : tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
+ Các thức ăn đó có nguồn gốc từ đâu?
- Đai diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
KL: Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ là: sữa, pho mát, trứng, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, thịt gà, cá, dầu ăn, dưa hấu…các thức ăn đó có nguồn gốc thực vật và động vật.
*HĐ2: Vai trò của vi- ta –min, chất khoáng, chất xơ.
- Mục tiêu: HS nêu được vai trò của vi- ta –min, chất khoáng, chất xơ
- CTH: Hs làm việc theo nhóm 4.
Nhóm 1:
+Kể tên một số vi-ta-min mà em biết
+Nêu vai trò của các vi-ta-min đó.
+Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min đối với cơ thể.
Nhóm 2:
+Kể tên một số chất khoáng mà em biết?
+Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng đối với cơ thể.
Nhóm 3:
+ Những thức ăn nào chứa nhiều chất xơ?
+Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể?
- Các nhóm làm việc, hs có thể dựa vào mục Bạn cần biết.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
KL: như mục Bạn cần biết trang 15 sgk.
3) Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học. Xem trước bài 7
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010.
Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phâN
I-Mục tiêu:
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
( Cả lớp làm BT 1,2,3( viết giá trị chữ số 5 của hai số). HS K- G làm cả BT 3)
II-Đồ dùng dạy học:
- Gv, hs: sgk, vbt.
III-Các hoạt động dạy học:
1 / Bài cũ : 2hs làm bài tập 2,3 trong vở bài tập.
2 / Bài mới : Gíơi thiệu bài
*HĐ1 : Tìm hiểu đặc điểm của hệ thập phân
- Gv nêu bài toán : 10 đơn vị = …chục
10 chục = …trăm
10 trăm = …nghìn
…nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = … trăm nghìn
- 1hs K,G làm trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
- Hs nhận xét bài của bạn .
+Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp đó? (hs K,G: …10 đơn vị ở 1hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.)
KL: Đó chính là hệ thập phân. Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở 1hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- Hs nhắc lại nhiều lần.
*HĐ2: Cách viết số trong hệ thập phân.
+Trong hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào? (hs K,G: có 10 chữ số đó là: 0,1,2,3,4,,5,6,7,8,9)
+Hãy sử dụng các số vùa nêu để viết các số sau chín trăm chín mươI chín, hai nghìn không trăm linh năm…
- 2hs viết trên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp.
KL: Với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
+Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999, của các chữ số 2,0,5 trong số 2005…
- Hs lần lượt nêu.
KL: Gía trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
*HĐ3 : Luyện tập, thực hành
Bài 1: Hs đọc bài mẫu và làm bài.
- Gv giúp hs Y.
- Hs nêu miệng bài làm, cả lớp nhận xét chốt kq đúng.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu của bài.
-1 hs K,G làm mẫu trên bảng. Hs nhận xét, rút ra cách làm.
- Hs làm bài cá nhân, gv giúp hs Y.
- Hs TB,K chữa bài, cả lớp nhận xét chốt kq đúng.
Bài 3 :( Viết giá trị chữ soó 5 của hai số.HS K-G làm cả BT 3)
- Hs đọc yêu cầu.
- Yc hs tự làm,2 hs lên bảng làm , hs cả lớp làm vào VBT
- Hs K,TB chữa bài trên bảng lớp .
+Gía trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào gì?( hs trả lời và nhắc lại nhiều lần)
3/ Củng cố – dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- Dặn hs về nhà làm bài tập sgk và chuẩn bị bài sau.
Luyện Từ Và CÂU
Mrvt: nhân hậu - đoàn kết
i-Mục đích yêu cầu:
- Biết thêm một số từ ngữ ( Gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm Nhân hậu- Đoàn kết( BT 2,BT3, BT3); biết cách mở rộng vón từ có tiếng hiền, tiếng ác.( BT1).
- Giáo dục tính hướng thiện cho HS ( Biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người).
II-Đồ dùng dạy học:
- Gv: Giấy khổ to làm bài tập 1,2 sgk.
-Một vài trang phô tô từ điển.
III-Các hoạt động dạy học :
1/Bài cũ :+Tiếng, từ dùng để làm gì?
+Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
2/Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời )
*HĐ1 : Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Nhân hậu, đoàn kết.
Bài1: 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv hướng dẫn hs tra từ điển : Tìm chữ h và vần iên, tìm vần ac.
- Hs làm việc theo nhóm 4 .
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng, nhận xét lẫn nhau.
- Hs đọc các từ vừa tìm được: hiền dịu, hiền lành, hiền đức, hiền hoà, hiền khô…hung ác, ác độc, ác nghiệt, tội ác, ác mộng…
+Em hiểu từ hiền dịu nghĩa là gì? Đặt câu với từ hiền dịu.
+Em hiểu từ hung ác nghĩa là gì? Đặt câu với từ hung ác.
Bài 2: Hs đọc yc trong sgk.
- Hs làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm dán kq lên bảng, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Gv chốt kq đúng:
- Nhân hậu: + nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu.- tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo.
- Đoàn kết: + cưu mang, che chở, đùm bọc.- đè nén, áp bức, chia rẽ.
- Hs đọc lại các từ vừa phân loại.
Bài3: Hs đọc yc bài.
- Hs làm bài cá nhân.
-2hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét chốt kq đúng: a, Hiền như bụt( đất). b,Lành như đất( bụt). c, Dữ như cọp. d, Thương nhau như chị em ruột.
+Em thích câu thành ngữ nào nhất, vì sao?(hs tự do phát biểu)
Bài 4: 2hs đọc yc bài tập.
- Hs làm việc theo nhóm đôi.
- Hs phát biểu, cả lớp nhận xét.
- Gv chốt kq đúng:
a :…những người ruột thịt, làng xóm phải biết che chở đùm bọc nhau, một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng.
b :…người thân gặp hoạn nạn , mọi người khác đều đau đớn.
c :…giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
d :…người khoẻ mạnh giúp đỡ người yếu, người giàu có giúp người nghèo, người may mắn giúp người bất hạnh.
+Các câu thành ngữ, tục ngữ trên em có thể dùng trong tình huống nào?(hs K,G: a,khuyên người trong gia đình hàng xóm. b, nói đến những người thân. c, khuyên con người phải biết giúp đỡ nhau. d, khuyên con người có điều kiện giúp đỡ người khó khăn.)
- Hs đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
3/C ủng cố –dặn dò:
Nhận xét chung tiết học .
Y/c hs về nhà ghi nhớ các từ ngữ vừa cung cấp và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Viết thư
I-Mục đích yêu cầu:
- HS nắm chắc mục đích của việc viết thư .Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.( ND ghi nhớ)
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn( mục III).
II-Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ ghi ghi nhớ sgk.
III-Các hoạt động dạy học .
1-Bài cũ : +Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? Có những cách nào kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật?
2- Bài mới : Giới thiệu bài
*HĐ1: Tìm hiểu về cấu tạo bài văn viết thư
- Gv yêu cầu hs đọc lại bài : thư thăm bạn trang 25 sgk.
+Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? (hs TB,K…chia buồn cùng Hồng và gia đình Hồng vừa bị trận lũ lụt gây mất mát…)
+Theo em người ta viết thư để làm gì? (hs K,G: …thăm hỏi động viên nhau, thông báo tình hình, trao đổi thông tin)
+Đầu thư bạn Lương viết gì? (hs TB:…chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng)
+Bạn Lương thông báo cho Hồng tin gì?(hs TB:…sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ, Lương gửi Hồng số tiền tiết kiệm)
+Theo em nội dung bức thư cần có những gì?(hs K,G: nêu lí do và mục đích viết thư, thăm hỏi người nhận thư, thông báo tình hình với người nhận thư, nêu ý kiến cần trao đổi hay bày tỏ tình cảm.)
+Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc bức thư?(hs K,G:phần mở đầu ghi
địa điểm, thời gian, lời chào hỏi. Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.)
-Hs đọc ghi nhớ sgk và học thuộc.
*HĐ2: Luyện tập
- HS đọc đề bài.
- Lớp làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kq thảo luận.
- Gv và hs nhận xét, bổ sung.
- Hs làm bài cá nhân dựa vào gợi ý vừa thảo luận.
- Gv giúp hs Y làm bài.
-1 số hs K,G đọc lá thư mình viết, gv nhận xét tuyên dương bài viết tốt.
3 / Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết lại bức thư vào vở.
Kỹ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
I-Mục tiêu:
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải ( vạch đường thẳng, đường cong)và cắt được vải theo đường vạch dấu.Đường cắt có thể mấp mô.
- Với HS khéo tay : Cắt được vải theo đường vạch đấu .Đường cắt ít mấp mô.
II-Đồ dùng dạy học
- G/V: mẫu có kẻ sẵn các đường vạch dấu, vải, kéo, thước kẻ, phấn.
- Hs : vải , thước kẻ, kéo, phấn.
III-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: gv hướng dẫn hs quan sát mẫu
- GV giới thiệu mẫu , hd hs qs , nhận xét hình dạng các đường vạch dấu.
?Tác dụng của việc vạch dấu trên vải ?( giúp chúng ta cắt vải chính xác , không bị lệch )
?Nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu ?
KL:Vạch dấu để cắt vải chính xá , không bị lệch , cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo 2 bước : Vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạchdấu .(2 hs TB,Y nhắc lại )
HĐ2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
1 . Vạch dấu trên vải
- Hướng dẫn hs qs hình 1a, 1b (sgk )nêu cách vạch dấu đường cong , đường thẳng trên vải ?
- 1 hs lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu , nối 2 điểm để được đường vạch dấu trên vải , cả lớp theo dõi ,nhận xét .
2. Cắt vải theo đường vạch dấu
- GV hd hs qs hình 2a) 2b) (sgk) nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu (hs K,G nêu)
HĐ3:HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo dờng vạch dấu .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành của hs
-YC hs thc hành cá nhân (gv giúp hs yếu )
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập trưng bày sản phẩm thực hành
- GV nêu các tiêu chẩn đánh giá sản phẩm thực hành của hs
-HS tự đánh giá sản phẩm thực hành
- GV nhận xét kết quả học tập của hs
3/ Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học .Dặn h/s về nhà chuẩn bị bài sau “ khâu thường”
.
File đính kèm:
- TUAN 3- LAN 2009.doc