Mục tiêu:
- Giúp HS biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên chữa bài về nhà.
- Nhận xét cho điểm.
30 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Nguyên Văn Đô - Trường tiểu học Thanh Lăng A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người.
+ Bài 3: GV treo bảng phụ ghi sẵn hai cách kể lại lời nói ý nghĩ của ông lão để HS theo dõi.
HS: - 1 - 2 em đọc nội dung bài 2.
- Từng cặp HS đọc thầm câu văn và trả lời câu hỏi.
- GV hỏi: 2 cách trên có gì khác nhau?
HS: - Cách 1 dẫn trực tiếp.
- Cách 2: thuật lại gián tiếp.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc đầu bài và suy nghĩ làm bài.
+ Lời dẫn gián tiếp bị chó đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp:
- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang ông ngoại.
- Theo tớ, tốt nhất ... với bố mẹ.
+ Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
HS: Cả lớp làm bài vào vở.
+ Bài 3:
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
HS: Đọc bài và làm bài vào vở.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về giờ học.
- Về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ. Tìm 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp trong bài tập đọc bất kỳ.
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu:
1. HS nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của 1 bức thư.
2. Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết đề văn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Phần nhận xét:
- GV gọi 1 HS đọc bài.
HS: 1 em đọc lại bài “Thư thăm bạn”.
Cả lớp theo dõi để trả lời câu hỏi.
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Để chia buồn cùng gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát lớn.
? Người ta viết thư để làm gì?
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
? Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung như thế nào?
- Cần có những nội dung:
+ Nêu lý do, mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
+ Thông báo tình hình của người viết thư.
+ Nêu ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
? Qua bức thư đã đọc, em thấy 1 bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
- Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian.
- Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết, chữ ký, họ và tên của người viết thư.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em HS đọc phần ghi nhớ.
Cả lớp đọc thầm.
4. Phần luyện tập:
a. Tìm hiểu đề:
HS: 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm tự xác định yêu cầu.
- GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
? Đề bài em thấy yêu cầu viết thư cho ai
HS: 1 bạn ở trường khác.
? Đề bài xác định mục đích viết thư là để làm gì
HS: Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
? Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào
HS: xưng hô gần gũi, thân mật: Bạn, cậu, mình, tớ,
? Cần thăm hỏi bạn những gì
HS: Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu,
? Cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay
HS: Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn: đá bóng, chơi cầu, tình hình học tập, vui chơi, văn nghệ, thể thao
? Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì?
HS: Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại
b. HS thực hành viết thư
- HS: viết ra giấy nháp những thứ cần viết trong thư.
- 1 - 2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng
- Viết thư vào vở.
- Đọc lá thư vừa viết.
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
5. Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em viết thư hay.
Lịch sử(*)
Ôn Nước văn lang
I. Mục tiêu:
- HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
- Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội, đời sống tinh thần và vật chất của người Lạc Việt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình SGK, phiếu học tập.
- Lược đồ Bắc Bộ và Trung Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu - ghi đầu bài:
b. Giảng bài:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV treo lược đồ lên bảng.
- GV giới thiệu về trục thời gian:
Năm
700 TCN
Năm 500
CN
Năm
500 TCN
HS: Dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ. Xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
* HĐ 2: Làm việc cả lớp hoặc cá nhân.
- GV đưa ra khung sơ đồ để trống chưa điền.
HS: Đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng.
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt như SGK.
HS: Đọc kênh chữ và kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý.
- Gọi 1 vài HS mô tả bằng lời về đời sống của người Lạc Việt.
* HĐ4: Làm việc cả lớp.
- GV hỏi: Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
HS: - 1 số em trả lời
- Cả lớp bổ sung.
- GV kết luận SGK.
Địa lí(*)
Ôn một số dân tộc ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những điểm tiêu về dân cư về sinh hoạt, trang phục lễ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Hiểu sâu sắc mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người Hoàng Liên Sơn.
III. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về lễ hội sinh hoạt
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: Hoàng Liên Sơn có những dân tộc nào?
- Nhận xét, cho điểm.
HS: Trả lời.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu - ghi đầu bài:
2. Các hoạt động:
a. Tìm hiểu về một số dân tộc ở HLS
GV nêu câu hỏi:
- Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
- Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
- Người dân ở những núi cao thường đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao?
HS: Trả lời câu hỏi:
- GV sửa chữa. bổ sung.
b. Tìm hiểu Bản làng với nhà sàn:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 1: GV đưa câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
HS: Dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
- Em hãy miêu tả bản làng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- T: Nhận xét bổ xung.
HS Dựa vào tranh ảnh và sự hiểu biết của bản thân để miêu tả.
c. Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
- Kể tên 1 số hàng hoá bán ở chợ?
- Kể tên 1 số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Lễ hội được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc H4, 5, 6?
- HS trả lời.
4. Củng cố - dặn dò:
Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu biết ban đầu về đặc điểm của hệ tập phân.
- Sử dụng 10 ký hiệu để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
II. Đồ dùng:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân:
- GV viết lên bảng bài tập sau:
10 đơn vị = chục
10 chục = ...trăm
10 trăm = .. nghìn
.nghìn = 1 chục nghìn
HS: 1 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp.
? Qua bài tập trên, bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó
HS: tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- GV khẳng định: Chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
HS: Nhắc lại: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ 10 đơn vị ở 1 hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
2. Cách viết số trong hệ thập phân:
? Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số? Đó là những số nào
HS: Có 10 chữ số đó là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- Hãy sử dụng những số đó để viết các số sau:
HS: Nghe GV đọc và viết số.
+ Chín trăm chín mươi chín
+ 999
+ Hai nghìn chín trăm linh năm
+ 2905
+ Sáu trăm tám lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín ba
+ 685 793
- GV: Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
- Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999 ?
HS: 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị
9 ở hàng chục là 9 chục
9 ở hàng trăm là 9 trăm
=> Kết luận: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
HS: Nêu lại kết luận.
3. Luyện tập thực hành:
+ Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm.
HS: Cả lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
+ Bài 2: - GV cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
+ Bài 3: - GV cho HS tự nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số.
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết bài học.
- Dặn HS về nhà làm các bài còn lại.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
1. Yêu cầu:
- Học sinh năm được sự cần thiết của cơ cấu tổ chức lớp. Chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.
- Có kĩ năng thực hiện các công tác tập thể của lớp.
2. Chuẩn bị:
- Dự kiến nhân sự cho ban cán sự lớp.
- Phiếu bầu.
- Cách tiến hành
3. Tiến trinh các hoạt động:
a) Nội dung:
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS tiến hành bầu cử ban cán sự lớp.
- Nêu lên chức năng và nhiệm vụ của các vị trí trong ban cán sự lớp.
b) Tổ chức:
Chức năng và nhiệm vụ của ban cán sự lớp
Lớp trưởng
Lớp phó
học tập
Lớp phó
văn thể - lao động
Các Tổ trưởng
Tổ viên
- HS Thảo luận và nêu lên nhiệm vụ của các vị trí trong ban cán sự lớp
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
c. Kết thúc:
- Ra mắt ban cán sự lớp
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
- GV nhận xét chung về các mặt trong tuần.
1. Ưu điểm:
- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
- 1 số bạn có ý thức học tập tốt.
2. Nhược điểm:
- ý thức học tập chưa tốt
- Nhiều bạn viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
- Ăn mặc chưa gọn gàng, chưa sạch sẽ.
- Một số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học.
III. Tổng kết:
GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.
Âm nhạc
File đính kèm:
- Tuan3.doc