1. Kĩ năng : Biết đọc lá thư lưu loát, giọng dọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
2. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
3. Thái độ: Biết thông cảm và chia sẻ buồn vui cùng bạn
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 3 Năm học 2006-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể.
Kết luận: Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động . Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh
Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng
- GV yêu cầu HS kể tên một số chất khoáng mà em biết? Nêu vai trò của chất khoáng đó?
- nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể?
Kết luận: Một số chất khoáng như sắt, can -xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh
Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất sơ và nước.
- GV hỏi : Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất sơ?
- Hằng ngày, chúng ta cần phải uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
Kết luận: Chất sơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất căn bã ra ngoài.
- Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng sơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 15.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà chuẩn bị bài 7 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn 18/9 Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2005
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
-HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin
3. Thái độ:
- giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giấy khổ to ghi nội dung phần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cách kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
- ở lớp 3 các em đã bước đầu biết cách viết thư, cách ghi trên phong bì thư.Lên lớp bốn các em sẽ tiếp tục được thực hành để nắm chắc hơn các phần của một bức thư, có kĩ năng viết thư tốt hơn.
2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút )
a.Hướng dẫn HS nhận xét.
- Một HS đọc lại bài Thư thăm bạn. Cả lớp trả lời câu hỏi SGK
- GV hỏi : Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
+ Người ta viết thư để làm gì?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- HS dựa vào bài Thư thăm bạn trả lời .
- 1,2 HS trả lời các em khác nhận xét.
- GV nhận xét và nói đây là phần chính của một bức thư các em có thể viết tách từng ý riêng hoặc viết xen kẽ các nội dung đó trong bức thư.
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ
- GV gắn phần ghi nhớ lên bảng
- 3HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm
3. Hướng dẫn HS Luyện tập ( 25 phút )
a.Tìm hiểu đề:
- Một HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, tự xác định yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọngtrong đề bài trên bảng.
Hỏi: Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì?
+ Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay?
+ Nên chúc bạn hứa hẹn điều gì?
b. HS thực hành viết thư
- HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- 1-2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư.
-GV nhận xét.
- HS viết thư vào vở
- GV khuyến khích các em viết được một lá thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp trường em.
- 2HS đọc lá thư.
- GV chấm chữa 2-3 bài.
4. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút )
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết hay.
- Yêu cầu những em chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn chỉnh lá thư.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết15: viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: đặc điểm của hệ thập phân; sử dụng mười kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
2. Kỹ năng: viết được số trong hệ thập phân
3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- Phiểu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 4 trang 19; một số em nêu lại đặc điểm của dãy số tự nhiên
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
-Gv hỏi: trong bài học về các hàng các lớp các em thấy mỗi hàng viết được mấy chữ số?
10 đơn vị = ? chục
10chục = ? trăm
10 trăm = ? nghìn
- GV kết luận: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đợn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Với mười chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
- HS tự viết số tự nhiên bất kì và nêu giá trị của mỗi chữ số trong số vừa viết.
- GV nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- GV nêu: Viết số tự nhiên với đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân
3. Thực hành
Bài tập 1 : làm việc cá nhân
- Gv đọc số ; HS viết số vào bảng con.
- HS nêu số vừa viết gồm mấy triệu?, mấy nghìn? mấy trăm? mấy chục? mấy đơn vị?
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Thảo luận theo cặp.
- HS đọc yêu cầu của bài
- các cặp thảo luận tự viết vào phiếu học tập.
- Đại diện 2 cặp lên chữa bài
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá
bài tập 3: hoạt động cả lớp
- HS nêu yêu cầu của bài
- Một số em trả lời trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách viết số trong hệ thập phân
- GVnhận xét tiết học. Dặn về làm lại bài 2
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
bài 2: vượt khó trong học tập
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được : mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2. Kỹ năng: Xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
3.Thái độ: Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó tong học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc ghi nhớ bài 1: Trung thực trong học tập
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó
* Mục đích: Giới thiệu một tấm gương vượt khó học tập tốt
*Cách tiến hành: Bước 1: GV giới thiệu trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng xem bạn Thảo trong truyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
Bước 2: GV kể chuyện
Bước 3: 1-2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm câu hỏi 1,2 SGK trang 6
* Mục đích: tìm hiểu về những khó khăn Thảo gặp phải và cách khắc phục của bạn ấy.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ.
Bước 2: Các nhóm thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến
- GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
* GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn
Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp câu hỏi 3 SGK
* Mục đích: HS biết nêu cách giải quyết của bản thân khi gặp khó khăn
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS thảo luận theo cặp
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
- GV ghi vắn tắt lên bảng
Bước 3: HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết.
* GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( bài tập 1 SGK)
*Mục đích: HS biết cách chọn cách giải quyết khó khăn cụ thể trong học tập
* cách tiến hành:
Bước 1: HS tự làm bài 1.
Bước 2: HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do.
* GV kết luận: (a), (b), (đ) là những cách giải quyết tích cực
* GV hỏi: qua bài học hôm nay chúng ta có thể rút ra được điều gì?
* Một số HS đọc mục Ghi nhớ SGK
3.Hoạt động tiếp nối
Chuẩn bị bài tập 3,4 SGK.
Thực hiện các hoạt động ở mục “Thực hành” trong SGK
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Học an toàn giao thông
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I Mục đích yêu cầu
- HS nhớ và giải thích một số biển báo giao thông đơn giản.
- Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường.
II. Đồ dùng dạy học
- các biển báo hiệu giao thông
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn lại các biển báo hiệu đã học
- GV tổ chức trò chơi nhớ tên biển báo
- GV chọn 6 nhóm mỗi nhóm 4 em giao cho mỗi nhóm 4 biển báo hiệu khác nhau. GV viết tên 4 nhóm lên bảng.
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển báo hiệu lệnh.
+ Biển báo chỉ dẫn
- GV hô bắt đầu: Từng nhóm mỗi em 1 lần lên xếp biển đang cầm trong tay vào nhóm.
GV kết luận ghi nhớ
Hoạt động 2: Nhận biết các biển báo hiệu giao thông
- GV giới thiệu biển 11a, 123 a,b; 207a; 224; 226; 227
- GV giới thiệu tác dụng của biển báo hiệu .
3.Luyện tập củng cố
- Nhận dạng biển báo hiệu giao thông.
- GVhỏi: Tại sao phải chấp hành luật lệ giao thông
- Tổ chức trò chơi: Tham gia giao thông
4. Nhận xét dặn dò
- Về thực hiện tốt tháng an toàn giao thông.
File đính kèm:
- giao an lop4 tuan 3.doc