I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố cách giải bài toán về “ nhiều hơn, ít hơn”.
- Giới thiệu, bổ sung bài toán về “ hơn kém nhau một số đơn vị”, ( tìm phần nhiều hơn hoặc ít hơn)
II. PHƯƠNG PHÁP :
- Khám phá, hợp tác , chia sẻ
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu vật, bảng cài, bảng phụ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
26 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi “ Ai nhanh hơn”
- Cá nhân, vở BT
-
- Khám phá, hợp tác
-
-Cá nhân, phiếu học tập
ã Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 4: THỂ DỤC
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số.
- Ôn động tác đi đều từ 1 đến 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng
- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, tham gia chới một cách chủ động.
II. PHƯƠNG PHÁP :
- Luyện tập, thực hành
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Còi, tranh TD
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUẢ HS
5’
25’
5’
Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung , yêu cầu tiết học
2. Phần cơ bản:
- Cho HS ôn tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng , điểm số.
- Hướng dẫn HS ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc theo vạch kẻ thẳng.
- Cho các tổ thi đua biểu diễn.
- Cho HS chơi “ Tìm người chỉ huy”.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS đi thường theo nhịp và hát
- Cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
- Khởi động
- Chơi “ Chui qua hầm”
- Cá nhân- luyện tập
- tổ – luyện tập
- Luyện tập – cả lớp
- Luyện tập theo tổ
ã Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 5: ANH VĂN
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2008
HOẠT ĐỘNG 1: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS có khả năng trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
- Có ý thức giữ gìn vàbảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. PHƯƠNG PHÁP :
- Quan sát, trực quan, trò chơi
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh TNXH- SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUẢ HS
15’
15’
10’
1. Quan sát và thảo luận, tìm hiểu về máu
+ Mục tiêu : Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
+ Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4.
Nội dung phiếu giao việc :
- Câu 1 : Khi bị đứt tay hay trầy da chúng ta có thể nhìn thấy gì ở vết thương?
- Câu 2 : Theo bạn, khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay chất đặc?
- Câu 3 : Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm ở hình 2 trang 14, bạn cho biết máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào?
- Câu 4 : Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào?
- Câu 5 : Theo bạn máu có ở những đâu trên cơ thể người?
- Câu 6 : Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
2. Cơ quan tuần hoàn ( làm việc với SGK)
Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 4/15 và trả lời các câu hỏi trong SGK
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV treo tranh lên bảng
- Gọi 1 số cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận ( SGV )
3. Trò chơi tiếp sức
Mục tiêu : Hiểu được mạch máu đi tới được Cách tiến hành:
Bước 1 : Hướng dẫn cách chơi : chọn 2 đội, mỗi đội 4 bạn, thi viết tiếp sức tên các bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới.
Bước 2 : Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Tổng kết tiết học
- Quan sát hình vẽ
- Hợp tác nhóm, chia sẻ
- Thi đua
- Trò chơi “ Tiếp sức”
ã Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 2: TOÁN
LUYỆN TẬP XEM ĐỒNG HỒ ( tt )
I. MỤC TIÊU:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ số 1 đến số 12
- Biết đọc giờ đồng hồ theo hai cách
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc thường ngày của HS.
II. PHƯƠNG PHÁP :
khám phá, hợp tác , chia sẻ
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, bảng phụ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUẢ HS
15’
25’
1. Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách:
- Cho HS xem và đọc giờ trên đồng hồ do GV nêu ra
- Giới thiệu cách đọc giờ “ kém”
2. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và trình bày 2 cách đọc giờ.
-> Nhận xét, hướng dẫn lại nếu còn nhóm sai
Bài 2:
Cho HS thực hành trên đồng hồ, quay kim chỉ đúng giờ GV yêu cầu.
Bài 3. Cho HS chọn các mặt đồng hồ tương ứng với giờ ( HS TB )
Bài 4: ( HS giỏi )
* GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi
- Quan sát
- Chia sẻ
- Cá nhân , suy nghĩ
- Quan sát tranh SGK
- Hợp tác nhóm 2- phiếu học tập
- Thi đua
- Kiểm chéo
ã Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 3: CHÍNH TẢ
HAI CHỊ EM
MỤC TIÊU:
Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp bài “ Chị em”.
Biết phân biệt các âm đầu tr/ ch ; vần ăc/ oăc; thanh hỏi/ ngã
PHƯƠNG PHÁP:
Luyện tập, thực hành
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bảng phụ , thẻ từ , bảng cài
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUẢ HS
5’
15’
20’
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
Cho HS đọc đoạn văn và nắm những chữ cần viết hoa, các dấu câu được sử dụng trong đoạn văn:
Cho HS luyện viết bảng con các từ khó: buông màn, lim dim, luống rau, ươm, mồ hôi,...
2. Đọc cho HS viết chính tả
Chấm , chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: Cho HS chơi đố bạn
- Ra đáp án đúng
Bài 3: Cho 1 nhóm làm trên bảng lớp
- Sửa bài
* Nhận xét tiết học
Cả lớp ,trò chơi “ Đố bạn”
Nhóm 2 trao đổi, chia sẻ
Nhóm 4 thi đua
ã Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 4: THỦ CÔNG
GẤP CON ẾCH
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết cách gấp con ếch
- Gấp được con ếch đúg quy trình kỹ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy thủ công
- Tranh quy trình
III. PHƯƠNG PHÁP : Thực hành, quan sát, đàm thoại
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
20’
5’
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- Con ếch gồm mấy phần? Các phần có đặc điểm như thế nào?
- Đó là con vật có ích như thế nào?
- Giúp HS khám phá cách gấp con ếch
2. Hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
- Lấy tờ giấy hình chữ nhật và thực hiện các công việc gấp, cắt giống như đã thực hiện ở bài trước.
* Bước 2: Gấp tạo hai chân con ếch
Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo (H.2) ta được hình tam giác (H.3).
- Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa
- Gấp hai nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và đỉnh C trùng với đỉnh A ta được (H.4).
- Lồng hai ngón tay cái cái vào trong lòng hình 4 kéo sang hai bên được hình 5 Gấp hai nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phía trên (H.5) theo đường dấu gấp sao cho hai nửa cạnh đáy nằm vào đường dấu giữa ta được (H.6) gấp hai đỉnh của hình vuông trong hình 6 vào theo đường dấu gấp sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đường giữa hình, ta được hai chân trước của con ếch (H.7)
* Bước 3:
- Lật hình 7 ra mặt sau được hình 8.
- Gấp hai cạnh bên của hình tam giác vào sao cho hai mép đường gấp trùng với hai mép nếp gấp của hai chân trước con ếch. Miết nhẹ theo hai đường gấp để lấy nếp gấp. Mở hai đường gấp ra ta được hình (H.9a).
- Gấp hai cạnh bên của hình tam giác vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp hai cạnh bên nằm đúng đường nếp gấp (H.9b)
- Lật hình 9b ra mặt sau được hình 10, kế đến cô gấp phần cuối của hình 10 lên theo đường dấu gấp, miết nhẹ theo đường gấp được hình 11.
- Để gấp được hai chân sau của ếch, cô gấp đôi phần vừa gấp lên theo đường dấu gấp ở hình 11, được hai chân sau của con ếch (H.12).
- Cuối cùng lật hình 12 lên, lấy bút màu sẫm tô hai mắt của con ếch, được con ếch hoàn chỉnh
* Giáo viên vừa hướng dẫn vừa làm nhanh các thao tác gấp con ếch một lần nữa để học sinh hiểu được cách gấp.
* GV gọi hai học sinh lên bảng làm lại các thao tác các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát và nhận xét.
* GV uốn nắn những thao tác chưa đúng cho học sinh.
* GV tổ chức cho học sinh tập gấp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.
3. Cho HS thực hành theo nhóm
- Quan sát và giúp đỡ HS
- Nhận xét sản phẩm của nhóm, giúp HS điều chỉnh chi tiết sai.
* Tổng kết tiết học
- Cá nhân , quan sát, chia sẻ
- Quan sát, hợp tác, đàm thoại
- Nhóm 2, hợp tác
ã Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 5: ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI “ BÀI CA ĐI HỌC “
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài
- HS hát đúng, thuộc lời 1
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Thực hành, luyện tập
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn bài hát
-Băng nhạc, máy nghe, bộ gõ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CUẢ HS
15’
15’
5’
1. Hướng dẫn HS hát:
- Hướng dẫn đọc lời theo nhịp
- Hát mẫu
- Dạy hát từng câu
- Tổ chức cho HS luyện tập:
2.Hướng dẫn HS gõ đệm phụ họa bài hát
- Hướng dẫn gõ đệm theo nhịp
- Hướng dẫn gõ đệm theo phách
- Hướng dẫn gõ đệm theo tiết tấu lời ca
3. Tổ chức cho các nhóm biểu diễn:
- Cho 1 nhóm gõ đệm, 1 nhóm hát
- Cho các nhóm biểu diễn theo lựa chọn loại gõ đệm.
* Tổng kết tiết học
- Quan sát, lắng nghe
-Cá nhân, nhóm 4
- Luyện tập
ã Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 1000 (17).doc