Giáo án Lớp 4- Tuần 29 Năm 2013

Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.

+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.

+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa (sáng mồng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.

+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4- Tuần 29 Năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm HS. Giải: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: 840 : 8 x 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường học là: 840 – 315 = 525 (m) Đáp số: 315 m; 525 m. 3.Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. Nhận xét tiết học. Địa lí Thành phố Huế I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ). II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam. - ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. III. Hoạt động dạy và học 1. Bài cũ : (5p) - Gọi lần lượt 2 HS : + HS 1 lên bảng chỉ vị trí của ĐBDH miền Trung. + HS 2 TLCH : Kể tên các ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung ? Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung ? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: (28p) * HĐ1: Thành phố nằm bên dòng sông Hương thơ mộng. - GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chỉ thành phố Huế trên bản đồ và TLCH: + Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? + Thành phố nằm ở phía nào của của dãy Trường Sơn? + Từ nơi chúng ta đang ở đi đến thành phố Huế theo hướng nào? - HS TL, GV nhấn mạnh: TP Huế thuộc tỉnh TT- Huế, tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển tiếp từ đồi thấp sang ĐB. - GV treo lược đồ thành phố Huế, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Dòng sông nào chảy qua thành phố Huế? + Chỉ hướng chảy của dòng sông? GV kết luận: Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế. Người ta cũng gọi TP Huế là TP bên dòng Hương Giang. GV giới thiệu: Không chỉ nổi tiếng vì có thiên nhiên đẹp, Huế trở nên nổi tiếng vì từng là cố đô với nhiều công trình kiến trúc cổ * HĐ2: Thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK và vốn hiểu biết của mình kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của thành phố Huế ( HS trả lời, GV ghi bảng), GV giới thiệu trên tranh ảnh cho HS rõ. - Hỏi: Các công trình này có từ bao giờ? Vào thời của vua nào? (có hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn). - GV nhấn mạnh: Thời kì đó Huế được chọn là kinh thành của nước ta cho nên bây giờ mới gọi là cố đô Huế, các triều vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị. Điều đó thể hiện sức mạnh và tài năng của người dân lao động. Vì vậy, năm 1993, cố đô Huế với các CT kiến trúc cổ cung đình, thành quách, đền miếu, lăng tẩm, ... đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. * HĐ3: Thành phố Huế- thành phố du lịch - Yêu cầu HS quan sát H1, lược đồ thành phố Huế và cho biết: Nếu đi thuyền theo dòng sông Hương chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế? - HS lên bảng trả lời và chỉ dọc theo sông Hương. - GV giới thiệu thêm trên tranh, nhấn manh: Những cảnh đẹp này và những khu công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm, khiến Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm chọn một địa danh, dùng tranh ảnh đã sưu tầm được để giới thiệu về địa danh đó. - GV nhấn mạnh: Huế có nhiều món ăn đặc sản như bánh Huế, thức ăn chay, món ăn cung đình Huế, đặc biệt điệu hát cung đình Huế đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Ngoài ra, ở Huế còn có nhiều làng nghề thủ công: đúc đồng, thêu kim hoàn. 3. Củng cố, dặn dò: (2p) - Một HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam và nêu vị trí này; một HS giải thích: Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch. - GV cho HS nghe một bài hát hoặc bài thơ về Huế. Hỏi: Em có tình cảm gì với thành phố Huế? - Dặn: Sưu tầm tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng để phục vụ cho bài học sau. Đạo đức Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2) I. Mục tiêu Học xong bài này, HS có khả năng: - HS nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS). - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày. GD KNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học 1.Bài cũ: (5p) - Nêu ghi nhớ bài “Tôn trọng luật giao thông”. - Hai HS trả lời. GV nhận xét. 2.Bài mới: (28p) * Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông - GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. - HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. - Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. - Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng. - GV điều khiển cuộc chơi. GV cùng HS đánh giá kết quả. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 3, SGK) - Yêu cầu mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết. - Các nhóm thảo luận. - Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV đánh giá kết quả của từng nhóm và kết luận. * Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (bài tập 4, SGK) - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung chất vấn. - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS. Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông. 3.Củng cố, dặn dò: (2p) - Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Tổ chức diễn đàn “Học sinh với Luật giao thông”. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 28 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 29 II. Hoạt động dạy - học * Hoạt động 1: Nhận xét tuần 28 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. GV nhận xét bổ sung. + Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài .... + Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản .... + Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. + GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp. * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 29 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: + Về học tập. + Về lao động. + Về hoạt động khác. - Tập trung ôn tập củng cố kiến thức - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. Buổi chiều Tiếng anh Thầy Hòa dạy Luyện viết Trăng ơi ... từ đâu đến? I. Mục tiêu Luyện cho HS viết đúng, đẹp ba khổ thơ đầu trong bài thơ. Học sinh sửa lối khi đặt các thanh II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hướng dẫn viết (10p) - Giáo viên treo bang phụ - Gọi hai HS đọc khổ thơ cần viết trong bài. Lớp theo dõi. - Cho HS tìm những từ ngữ khó viết, luyện viết nháp. - GV nêu ra một số từ ngữ Lửng lơ diệu kì chớp mi - HS luyện viết các từ trên. GV nhận xét, sửa sai. Luyện viết (22p) - Học sinh nêu cách đặt các thanh - Giáo viên hướng dẫn lại cho học sinh - GV đọc cho HS viết. - HS viết và khảo bài. - Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và khảo bài. - GV chấm một số vở, sửa sai cho HS. - Nêu nhận xét chung. Củng cố, dặn dò (3p): GV nhận xét tiết học. Luyện tiếng việt Luyện cấu tạo bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu Củng cố cho HS về cấu tạo bài văn miêu tả con vật. Biết vận dụng để lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, tranh con vật III. Hoạt động dạy học Ôn tập (10p) Hỏi: Bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? Nêu rõ từng phần. Gồm ba phần: + Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. + Thân bài: - Tả hình dáng. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. Hướng dẫn HS làm bài tập (23p) Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chó, lợn, trâu, bò). - Gọi HS đọc lại đề bài. - GV gợi ý cho HS làm bài. - HS tự làm. GV theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. - GV chấm điểm cho những bài làm tốt. 3) Củng cố, dặn dò (2p): GV nhận xét tiết học. Luyện câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì? . Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, xác định được bộ phận VN trong các câu đó. - Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1: Củng cố kiến thức (7p) ? Nêu tác dụng của câu kể Ai là gì? (giới thiệu, nhận định). Nêu ví dụ minh hoạ? ? Câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? (gồm 2 bộ phận: CN và VN) ?VN trả lời cho câu hỏi nào? VN thường do từ loại nào tạo thành? ? CN và VN được nối với nhau bởi từ nào? 2: Luyện tập (25p) Bài 1: a, Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu sau (đánh dấu nhân trước câu đó ) b , Nêu tác dụng của mỗi câu c , Tìm VN của mỗi câu vừa tìm đợc Chúng em / là học sinh trường tiểu học. Đây/ là ngôi trờng mới của chúng em. Cảnh biển buổi sáng thật huy hoàng. Xa xa, đàn cò trắng đang bay. Mẹ em / là cô giáo. HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở. Một số em đọc kết quả. Cả lớp nhận xét. Lời giải: Câu 1, 2. 5 là câu kể Ai là gì? Bài 2: Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì? a, là vựa lúa lớn nhất nước ta. b, là ca sĩ nhí c, là sứ giả của bình minh d, là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim - HS làm bài vào vở, GV theo dõi. - 2 hs lên bảng làm. Chữa bài. chấm bài một số em Bài 3 (Dành cho hs khá, giỏi) Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại và hai từ ghép có nghĩa tổng hợp, một từ láy từ mỗi tiếng sau : nhỏ, sáng , lạnh - HS tự làm bài vào vở. Bài làm Nhỏ: nhỏ xíu, nhỏ tí; nhỏ bé, nhỏ xinh; nhỏ nhắn Lạnh: lạnh ngắt, lạnh tanh; lạnh giá, lạnh buốt; lạnh lẽo Sáng: sáng choang, sáng rực, sáng trong, sáng chói, sáng sủa. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò (3p) Tổng kết giờ học

File đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 29.doc