Giáo án lớp 4 Tuần 29 Buổi sáng

1. Khởi động :

2. Bài cũ : Luyện tập.

- Nêu các bước khi giải bài toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó?

- HS sửa toán nhà.

- GV chấm vở, nhận xét.

3. Giới thiệu bài :

 Luyện tập chung.

 GV ghi bảng tựa bài.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 29 Buổi sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bơm cho cái bánh trước.....trể giờ học rồi. - Vậy cho mượn... lấy vậy. - Cháu chịu khó... khác vậy. - Bác ơi, cho cháu cái bơm nhé! * Bài 3: - Cho mượn cái bơm (1) – Yêu cầu của Hùng. - Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé (2) – Yêu cầu của Hoa. Câu (2) là yêu cầu lịch sự. * Bài 4: HS nêu ý kiến. - Căn cứ vào bài tập đã làm HS tự nêu các cách đặt câu khiến sao cho lịch sự. HS đọc - HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm - 5, 6 HS nêu cách lựa chọn của mình. - Cả lớp nhận xét. - HS đánh dấu vào SGK HS đọc yêu cầu bài. - Tương tự 5, 6 HS nêu cách lựa chọn của mình. - Nhận xét. - HS đánh dấu vào SGK. - Đọc yêu cầu bài. - 5, 6 HS nêu ý kiến. - Cả lớp nhận xét. HS khá giỏi làm. ................................................................ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó . II.CHUẨN BỊ: VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 2: Yêu cầu H xác định tỉ số. Vẽ sơ đồ. Tìm hiệu số phần bằng nhau. Tìm mỗi số. Bài tập 4 Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung Làm bài các bài tập còn lại trong SGK HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 ( phần ) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: 840 : 8 x 3 = 315 ( m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là: 840 – 315 = 525 (m) Đáp số: Đoạn đường đầu:315m Đoạn đường sau:525m ................................................................ Kĩ thuật LẮP XE NÔI I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được xe nôi theo mẫu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bộ lắp ghép - Mẫu xe nôi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động: Hát . 2. Bài cũ: Lắp cái đu - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới:. Lắp xe nôi a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 :HD HS quan sát và nhận xét mẫu. - Gv cho HS quan sát mẫu xe nôi. -GV HD HS quan sát từng bộ phận. - GV nêu tác dụng của xe trong thực tế Hoạt động lớp , nhóm . . Trả lời câu hỏi về các bộ phận của xe. Hoạt động 2 : GV HD thao tác kĩ thuật . - GV HD HS chọn các chi tiết theo SGK - GV HD HS lắp từng bộ phận - GV HD HS lắp ráp xe nội. - Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. Hoạt động lớp . -3 HS thực hành trên bảng -Lớp tập thực hành -HS quan sát HD của GV và hình SGK trả lời câu hỏi. -HS thực hành 4. Củng cố : - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS ham thích kĩ thuật lắp ghép 5. Dặn dò : - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS . - Dặn HS; đọc trước bài sau , chuẩn bị vật liệu , dụng cụ đầy đủ theo SGK . ................................................................ BUỔI CHIỀU Tập làm văn BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT. I. Mục tiêu : - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III). II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ, tranh ảnh minh họa SGK. - HS: Tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà. III. Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập tóm tắt tin tức Nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu bài : Các em đã học cấu tạo của bài văn tả cây cối, luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cây cối và đã luyện viết bài văn tả cây cối hoàn chỉnh. Từ tiết học hôm nay các em sẽ học viết 1 bài văn tả con vật. Tả con vật sinh động, biết đi lại, chạy nhảy, nô đùa…sẽ khó hơn là tả cây cối. Bài học hôm nay. Cấu tạo của bài văn tả con vật giúp các em nắm được bố cục chung của kiểu bài mới này. 4. Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Nhận xét. - GV chốt lại nội dung cần nhớ. - Bài văn có 4 đoạn + Đoạn 1: Giới thiệu về con vật (mèo) sẽ được tả trong bài. + Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo. + Đoạn 3: Tả hoạt động tiêu biểu của con mèo. + Đoạn 4: Nêu cảm nghĩa về con mèo. - Đoạn 1 là phần mở bài. Đoạn 2 và 3 là thân bài. Đoạn 4 là phần kết luận. Hoạt động 2: Ghi nhớ. - GV yêu cầu HS thuộc nội dung cần ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập. - GV treo tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà lên bảng, yêu cầu HS chọn 1 vật nuôi em yêu thích, dựa vào bố cục 3 phần của bài văn tả con vật để lập dàn ý chi tiết cho bài văn. - Nếu trong nhà HS hoàn toàn không có 1 vật nuôi nào, em có thể tả 1 vật nuôi em biết của người thân, của nhà hàng xóm, hoặc 1 vật nuôi em đã gặp ở công viên, ở nơi nào đó – con vật đó đã làm cho em thích thú, đã gây cho em ấn tượng đặc biệt. - Trước khi HS lập dàn bài, GV có thể hỏi các em về cách tả con Mèo Hung (trong bài văn mẫu Con Mèo Hung)- gợi cho các em biết tìm ý: nào là ý phụ. + Khi tả ngoại hình con mèo, tác giả tả những bộ phận nào? (lông, đầu, chân, đuôi). + Khi tả hoạt động của con mèo, tác giả chọn những họat động, động tác nào? (bắt chuột, ngồi rình, đùa với chủ…). - Từ đó, GV đưa ra 1 dàn bài mẫu cho các em về bài tả con mèo. - (Lưu ý: Bài này mới chỉ cung cấp kiến thức về bố cục của bài văm tả con vật, chưa yêu cầu HS phải biết cách miêu tả từng bộ phận của con vật). (Ví dụ: Dàn ý của bài văn tả con Mèo. - Mở bài: - Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian…). - Thân bài: 1. Ngoại hình của con mèo. a) Bộ lông b) Cái đầu c) Chân d) Đuôi 2. Hoạt động chính của mèo. a) Hoạt động bắt chuột Động tác rình Động tác vồ chuột b) Hoạt động đùa giỡn của con mèo GV chấm 3, 4 dàn ý ® rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý của mình. Hoạt động 4: Củng cố. Nhận xét, chốt ý. 5. Tổng kết – Dặn dò : Viết lại dàn ý bài văn tả 1 vật nuôi. Chuẩn bị: “Tóm tắt tin tức”. Hát. - 2, 3 HS đọc lại tóm tắt tin tức - Nhận xét. Hoạt động nhóm, lớp. - HS đọc kĩ bài văn mẫu “ Con mèo hung”. - 1 HS đọc các câu hỏi. - Lớp đọc thầm. - HS làm việc theo cặp, TLCH sau bài về. + Phân đoạn bài văn. + Ý chính từng đoạn. + Bố cục bài văn tả con vật. - Đại diện nhóm phát biểu - Lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân, lớp. - 3, 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ. - Lớp đọc thầm. Hoạt động cá nhân, lớp. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS tự lập dàn ý của bài văn tả con vật theo yêu cầu của đề bài. Hoạt động nhóm. - Chọn và trình bày dàn ý chi tiết nhất và hay nhất. - Nhận xét, phân tích. ................................................................ Địa lý THÀNH PHỐ HUẾ A .MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành Phố Huế : + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn . + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trính kiến trúc cổ khiến Huế thu hút nhiều khách du lịch . - Chỉ được thàng phố Huế trên bản đồ ( lược đồ ) B .CHUẨN BỊ - Bản đồ hành chính VN - Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức) - GV nhận xét ghi điểm III / Bài mới : 1 / Thiên nhiên đẹp với công trình kiến trúc cổ Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam - Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu & tên thành phố Huế? - Tên con sông chảy qua thành phố Huế? - Huế tựa vào dãy núi nào & có cửa biển nào thông ra biển Đông? - Quan sát lược đồ, ảnh & với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế? - Vì sao Huế được gọi là cố đô? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. * GV chốt: chính các công trình kiến trúc & cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan & du lịch. Hoạt động 2 : Làm việc nhóm đôi GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2. - Nêu tên các địa điểm du lịch ở Huế ? - GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế . - Giải thích vì sao Huế trở thành thành phố du lịch .nổi tiếng ? Bài học SGK IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phó Huế trên bản đồ VN và nhắc lại vị trí này - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau: Thành phố Đà Nẵng. - Hát - 2 -3 HS tra lời - HS quan sát bản đồ & tìm - Vài em HS nhắc lại - Huế nằm ở bên bờ sông Hương - Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) & có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông. - Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén… - Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu) - Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm - HS quan sát ảnh & bổ sung vào danh sách nêu trên + Tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba… - ( HS khá , giỏi ) - Vài HS nhắc lại vị trí này - Vì có cảnh thiên nhiên đẹp ,….. - Vài HS đọc - HS chỉ và trình bày ................................................................ Sinh hoạt TUẦN 29 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê.Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 30 . - Báo cáo tuần 29 . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : - Tích cực thi học tập tốt , rèn luyện thân thể tốt - Tham dự các hoạt động của trường ,lớp đề ra. - Tích cực đọc và làm theo báo Đội . - Tiếp tục đóng góp công trình măng non các cấp. - Bồi dưỡng HS yếu: Huyền, Hậu, Hiệp. - Tham gia Hội thao chào mừng ngày thành lập Đoàn vào tứ 7 ngày 27/3/2010 tại sân trường điểm phụ.

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 29(1).doc