Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Trò chơi “Dẫn bóng ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn.
II. Địa điểm – phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi “Dẫn bóng” tập môn tự chọn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
17 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 28 môn Thể dục - Ôn: Môn tự chọn - Trò chơi : “ dẫn bóng ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV cùng HS nhận xét, cho điểm .
Bài 2: Y/ Hs viét tiếp vào chỗ chấm
- Y/c hs tự làm bài vào VBt
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm .
a) Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
b) Hình thoi có bón cạnh bằng nhau
c) Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại một điểm
Bài 3: Tính diện tích của
a) Hình thoi có AB = 5cm, BD = 2cm
b) Hình thoi có MP = 4cm, NQ = 6cm
- Y/c hs tự làm bài vào VBt
- Gv cùng hs nhận xét
Bài 4: Y/c Hs đọc đề bài
Y/c hs suy nghĩ tự giải bài
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 5: Đố vui
Y/c hs suy nghĩ tìm KQ
Cho hs lựa chọn đáp án
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
4. Củng cố , dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ.Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
- HS nhận xét, cho điểm .
- HS lắng nghe.
- 1 HS làm bảng. lớp làm VBT.
- HS neu kết quả và giải thích
- HS nhận xét, cho điểm .
- HS đọc yêu cầu bài
- 3 HS làm bảng. lớp làm VBT.
- HS đọc yêu cầu bài
- 1HS làm bảng. lớp làm VBT.
Hs lựa chọn đáp án
- HS đọc yêu cầu bài
-2 HS làm bảng, lớp làm VBT
a) Diện tích hình thoi là:
5 x 2 : 2 = 5 (cm2)
b) Diện tích hình thoi:
4 x 6 : 2 = 12 ( cm2 )
-1 HS làm bảng, lớp làm VBT
Diẹn tích hình thoi là:
14 x 8 : 2 = 56 ( cm2 )
- Nhận xét, chữa bài
- HS suy nghĩ tìm KQ
- Hs lựa chọn đáp án, báo cáo két quả
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
-Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
-Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. Chuẩn bị:
- Công tác tuần.
- Bản báo cáo công tác trực vệ sinh, nề nếp của các tổ.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Nội dung&mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30’
3’
1. Ổn định:
2. Bài mới: ghi tựa
a. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 28
b. Phương hướng tuần 29
3. Củng cố, dăn dò:
*Ôn định: Hát.
- GV hướng dẫn:
-Phần làm việc ban cán sự lớp:
- GV nhận xét chung: Nề nếp học tập và vệ sinh tuần 28
- Kiểm tra đồ dùng học tập..
*Sơ kết thi đua tuần 28
- Công tác tuần tới 29
*Tiếp tục thi đua trong học tập trong học tập
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Nhắc nhở học sinh những điều cần lưu ý trong tuần tới
- Hát tập thể
- Lớp trưởng điều khiển Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt:
* Học tập: Một số bạn còn ham chơi, chưa chú ý vào bài cần khắc phục trong tuần sau
*Chuyên cần: Đi học đúng giờ, một số bạn còn nghỉ học do trời mưa, cần khắc phục trong tuần sau không để tái diễn
* Kỷ luật
* Phong trào
- HS học các bài hát có chủ đề về trung thu.
- Công tác tuần tới:
*Thực hiện chương trình học tuần 29
-LĐVS, các tổ trực nhật.
*Tiếp tục thi đua: giữ vở sạch chữ đẹp.
*Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
*Đi học chuyên cần
*Học bài và làm bài đầy đủ.
-Lớp hát một bài
- Lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CHỦ ĐỀ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1: VIẾT THƯ KẾT BẠN VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I. MỤC TIÊU
- HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn.
- Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Giấy, bút, phong bì thư, tem thư.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
37’
3’
1. Ổn định :
2. Tổ chức cho học sinh thi
Bước 1: Chuẩn bị
- GV và một số HS (có điều kiện) vào mạng Internet hoặc liên hệ với các tổ chức hữu nghị Việt Nam với nước ngoài để tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư.
- YC HS Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước.
Bước 2: Viết thư
- GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc Việt Nam chúng ta rất yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không những có bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước Việt Nam mà còn bạn bè ở khắp năm châu bốn biển. Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng đều yêu hòa bình, đều là bạn bè của nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
- Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư.
- Hướng dẫn HS cách viết thư:
+ Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp.
+ Có thể viết thư cho một hoặc cho nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau.
+ Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email.
+ Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, về lớp mình; kể về cuộc sống và học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình; hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế; bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế; chúc các bạn học tập, rèn luyện sức khỏe tốt,
+ Có thể gửi kèm theo thư là ảnh của cá nhân HS, nhóm, lớp hoặc tranh ảnh về phong cảnh quê hương, đất nước Việt Nam.
- Cho HS tiến hành viết thư.
- Hướng dẫn HS gửi thư qua đường bưu điện hoặc Email. Lưu ý HS trên phong bì thư gửi bưu điện cần ghi rõ người gửi và người nhận thư. Địa chỉ gửi thư qua Email cũng cần viết thật chính xác.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nói: Việc làm của các em hôm nay có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho thiếu nhi quốc tế hiểu thêm về thiếu nhi, đất nước, con người Việt Nam chúng ta. Thầy (cô) tin rằng các bạn thiếu nhi quốc tế sẽ rất vui mừng, phấn khởi khi nhận được những bức thư này của các em và sẽ viết thư trả lời các em. Chúc các em sớm nahn65 được thư trả lời của các bạn thiếu nhi quốc tế.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học sau
- HS tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư.
- HS Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp ghi các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư.
- HS lắng nghe và ghi nhớ cách viết thư
- HS tiến hành viết thư theo cá nhân, nhóm hoặc lớp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ cách gửi thư
- HS lắng nghe
ÂM NHẠC
ÔN HÁT BÀI : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Hát đúng các tiếng có luyến
- HS biết bài hát có thể hát trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày lễ hội.
- Tập trình bày cách hát đối đáp và hoà giọng, thể hiện sự nhiệt tình, sôi nổi.
II. Chuẩn bị
Đàn, nhạc cụ gõ
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- Giới thiệu nội dung bài hát, tác giả, những tác phẩm tiêu biểu của tác giả.
2. Phần hoạt động
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
37’
3’
1.Bài cũ:
2.Bài mới
* HĐ 1: Dạy hát
- GV hát mẫu
- Cho hs đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy hát từng câu ngắn
- Chia bài hát làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... thái bình.
+ Đoạn 2: Còn lại
- Hướng dẫn hs hát đúng các tiếng có luyến
* HĐ 2: Tập trình bày bài hát
- GV chia lớp làm 2 nhóm
- GV đệm đàn
3.Củng cố - dặn dò:
Bài hát vừa học tên gì?
Ai sáng tác?
Cho HS hát lại bài hát
Nhận xét tiết học
Về nhà học thuộc bài
“Thiếu nhi thế giới liên hoan”
- HS nghe hát mẫu
- HS đọc đồng thanh lời ca
- Tập hát từng câu nối tiếp
- HS tập hát đúng các tiếng hát có luyến
- HS trình bày cách hát đối đáp và hoà giọng
- Đoạn 1 hát đối đáp, đoạn 2 hát hoà giọng
Bài “ Thiếu nhi thế giới liên hoan”
Nhạc sỹ “ Lưu Hữu Phước”
HS thực hiện
Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết đoạn văn miêu tả cây cối.
- Thực hành viết một bài văn tả một cây hoa và ích lợi của loại cây mình biết.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn.
-Rèn cho các em biết cách sử dụng vốn từ trong sáng, linh hoạt.
II. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2
5’
30’
3’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
òGiới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
Đề bài: Ở vườn (hoặc công viên) các luống hoa (chậu hoa) nở bông rất đẹp. Hãy tả một cây hoa mà em thích nhất.
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài viết, hướng dẫn viết.
- Bài văn có những phần nào?
- Cho HS tham khảo bài văn hay
Bài làm
Ở vườn nhà ông em trồng một số cây như cúc, phong lan, lay ơn...Nhưng em thích nhất cây hồng nhung. Cây này được trồng từ hồi em còn bé xíu.
Nhìn cô nàng hồng nhung đứng giữa các bạn của mình trông thật kiêu hãnh. Thân cây thanh mảnh, màu nâu, là loại cây gai to và sắc. Cành cây vươn ra những cánh tay đón lấy ánh nắng ban mai, uống những giọt sương long lanh và không khí trong lành, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc là màu xanh thẫm được tô điểm đường gân và viền răng cưa nổi bật. Còn các bông hoa thì thật tuyệt vời, không còn chê vào đâu được. Những đì hoa xanh mỡ màng kia có thể đỡ được cô tiên nữ xinh đẹp và lộng lẫy đó. Cánh hoa đỏ và mịn đan xen thành từng lớp. Các lớp hoa ở trong khum khum úp vào che chở cho nhị hoa yếu ớt. Cạnh một bông hoa đã nở là một nụ hoa chờ ngày phô sắc, toả hương. Ngày ngày, ong bướm rập rờn bên cây hoa. Mõi khi chị gió bay qua là hồng nhung lại nghiêng người như để chúc chị một ngày tốt đẹp.
Hàng ngày em chăm sóc cây rất chu đáo. Em coi cây như một người bạn của em. Mỗi khi đên mùa xuân, hoa hồng lại là một nữ hoàng trong thế giới loài hoa.
- Hướng dẫn nhận xét tuyên dương những bạn có bài làm tốt.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe yêu cầu tiết học.
- HS đọc cá nhân
- Mở bài, thân bài , kết bài.
- Thực hành viết đoạn văn miêu tả
- Viết bài vào vở, 2 em làm bảng phụ.
- HS làm xong, đọc bài trước lớp.
File đính kèm:
- Tuan 28 (Recovered).docx